+17

[Giải ngố thuật ngữ] Vai trò và nhiệm vụ các role trong dự án - Part 2

Như trong phần 1 thì mình đề cập hầu hết tới role quản lí thì phần này mình sẽ nói về các role culi 😆 . Những role trực tiếp nhúng tay vào dự án, những role có những nổi khổ và bí mật ko thể chia sẻ cùng ai

5. BA

Vai trò
BA (Business Analysis) là những người hiểu được nghiệp vụ của hệ thống. Đây là trung gian quyết định ý tưởng của khách hàng có thành sản phẩm thực tế hay ko?

Việc hiểu sai yêu cầu khách hàng ngay từ bước đầu sẽ dễ xảy ra tình trạng rework, dẫn đến dự án cháy và lỗ. Vì vậy BA là 1 trong những vị trí khá quan trọng trong dự án. Vị trí này đòi hỏi kinh nghiệm ko chỉ ở lĩnh vực lập trình mà còn phải hiểu tâm lí khách hàng. Vì ko phải khi nào thứ khách hàng muốn và thứ khách hàng mô tả là giống nhau

Nhiệm vụ
Hiểu được nghiệp vụ và mong muốn của khách hàng. Nhiều dự án BA có thể phải đảm nhiệm vai trò viết 基本設計.

6. QA

Vai trò
QA (Quality Assurance)Kiểm tra xem dự án có theo đúng quy trình chưa? Đây cũng có thể coi là nhân vật quyền lực chả kém cạnh gì client mặc dù hầu hết ko đóng góp vai trò gì vào cuộc chơi. Nhưng... 😆 chị có quyền sinh sát trong tay, dự án nếu đúng chuẩn phải được QA approve mới được release.

Nhiệm vụ
Đảm bảo dự án có đầy đủ các quy trình hay chưa? Thường cuối mỗi dự án sẽ có 1 đợt audit. Trong đợt audit này, QA sẽ kiểm tra quy trình của dự án như là team hỏi BSE thì log ở đâu? Trả lời Q&A với khách hàng thì nội dung đã đáp ứng đc yêu cầu của khách hàng chưa? title mail có dễ filter hay ko? vv....

7. QC (Tester)


QC (Quality Control) hay còn gọi là tester là người bạn thân vật vã của dev. Đảm bảo bug ko thể tới tay end user. Thông thường thì mặc dù ở cùng 1 team, QC và dev sẽ đứng 2 chiến tuyến hoàn độc lập và đối đầu nhau. Mình thấy tình trạng này xảy ra khá nhiều khi QC và dev ko đặt mình vào vị trí của đối phương.

Đơn giản mình gặp 1 trường hợp build 1 ứng dụng trên framework khách hàng đã dựng sẵn, có những chỗ nó ko tự nhiên căn giữa được mà mình phải set cứng margin-left = bao nhiêu px đó. QC test giao diện thì capture màn hình lại, bỏ vào paint phóng to lên, đo có lệch từng pixel hay ko, sau đó... và ko có sau đó nữa 😂😂😂
Đứng trên quan điểm của 2 role thì role nào cũng đúng, nhưng kết hợp lại thì nó lại quá sai. Đôi lúc tình yêu cũng vậy các bạn ạ 😭😭😭

8. Comtor


Comtor (Communicator) đơn giản là dịch từ JP → VN và ngược lại

9. Programer (Developer)

Vai trò
Chào mừng bạn tới với tầng cuối cùng của dự án, đây được ví như tầng 7 của deep web. Programer (hay còn gọi thân mật là dev) như tầng lớp cuối cùng dự án, mọi tầng lớp có thể chà đạp lên đó và ngược lại, à quên tầng này ko có ngược lại 😅. Thứ duy nhất tầng này có thể bật đó là bật khóc. Nhưng phải khóc trong âm thầm, ko tụi khác thấy nó lại cho hành ăn.

Nhiệm vụ
Thể hiện thiết kế lên những dòng code, fix bug, và nhiều thứ khác liên quan. Tuy công việc có mức độ khó khăn khác nhau nhưng đánh giá chung là programer là những người khá lạc quan, chịu khó.

Tổng kết

Có nhiều dự án chưa start nhưng chắc chắn nó sẽ cháy. Điều đó ko phải là hiếm trong ngành outsource này, vì 1 dự án phụ thuộc rất nhiều yếu tố, trải dài từ khách hàng tới PM, từ ideal cho tới cost, từ lãnh đạo cho tới từng member. Nhưng theo mình nghĩ, cứ kệ cm dự án thành công hay ko, cứ cháy hết sức và điều quan trọng nhất là cuối cùng mọi người trong team phải vui vẻ với nhau, tin tưởng lẫn nhau. Nếu PM ra quyết định đúng thì cả team sẽ được hưởng lợi. Nhưng nếu PM có ra quyết định sai thì chúng ta sẽ cùng nhau sửa sai.


All rights reserved

Viblo
Hãy đăng ký một tài khoản Viblo để nhận được nhiều bài viết thú vị hơn.
Đăng kí