+3

False Positive - Dương tính giả. Từ Y tế đến Tin học lập trình.

false-positive.png

Thời điểm dịch COVID bùng nổ, người người nhà nhà đổ xô đi mua kit test nhanh để kiểm tra xem bản thân và gia đình có bị nhiễm COVID hay không. Và có không ít người gặp phải trường hợp:

🚨 Test bằng kit test nhanh thì 2 vạch (dương tính).

🚑️ Chuẩn bị đồ đạc lên đường vào khu cách ly.

🤩 Nhưng khi đến test PCR thì lại ra kết quả ngược lại (âm tính), vậy là được thả trở về tái hòa nhập với gia đình 🏡

=> Đây chính là ví dụ điển hình về False Positive (Dương tính giả) trong lĩnh vực Y tế 😷

Vậy còn trong Lập trình thì sao?

image.png

Unit Test là một trong những phương pháp kiểm thử phần mềm, mà các dự án luôn muốn thúc đẩy anh em Dev trong team mình viết trong quá trình phát triển ứng dụng.

Mặc dù hiểu những lợi ích mà Unit Test mang lại, nhưng nhiều anh em Dev vẫn ái ngại khi được yêu cầu đặt tay code những dòng unit test đầu tiên.

Nguyên nhân phổ biến thường được anh em đưa ra, là vì tốn nhiều thời gian, phải refactor code nhiều, trong khi deadline để hoàn thành những tính năng mới vẫn dí bẹp người 🥴

Và một nguyên nhân nữa, cũng được nhiều anh em có kinh nghiệm chia sẻ, đó là trong quá trình viết Unit Test, có thể gặp phải trường hợp False Positive (Dương tính giả)

Đó là khi code thì chạy đúng rồi, nhưng logic kiểm tra trong Unit Test lại bị viết sai 🙂

Việc này khiến cho những anh em mới viết Unit Test hoang mang tột độ, vì fix bug trong code feature đã há mồm, giờ lại phải thêm rủi ro fix bug trong code Unit Test 🥶

Nhưng...

image.png

"Thất bại là mẹ thành công"

Anh em hãy mạnh dạn vượt qua nỗi sợ của bản thân, bắt đầu áp dụng Unit Test vào trong dự án của mình.

Bởi vì, so với DƯƠNG TÍNH GIẢ, thì DƯƠNG TÍNH THẬT còn đáng sợ hơn nhiều.

Thử nhớ lại thời điểm chưa có vaccine, nếu bản thân bị dương tính với COVID thật, thì sẽ đáng sợ đến mức nào ☠️

Unit Test khó viết cho code cũ thật đấy, nhưng khi áp dụng và thay đổi từng chút một, thì anh em sẽ thấy bản thân đã nâng cao được kỹ năng lên rất nhiều.

Từ đó góp phần:

  • Cải thiện chất lượng code của dự án.
  • Phát hiện sớm được những lỗi trong quá trình phát triển, giúp giảm thiểu thời gian và nhân lực sửa lỗi.
  • Cũng như tăng cường độ tin cậy cho sản phẩm của dự án mình.

UY TÍN của anh em cũng từ đó mà tăng lên 🌟🌟🌟


All rights reserved

Viblo
Hãy đăng ký một tài khoản Viblo để nhận được nhiều bài viết thú vị hơn.
Đăng kí