Dùng LOCATION CHANGE của react router thay thế lifecycle React để Fetch dữ liệu
Bài đăng này đã không được cập nhật trong 5 năm
Dự án dùng React boilerplate
thì các bạn đã quá quen thuộc với action
, reducer
, saga
, container
, component
. Và việc dùng các lifecycel componentWillMount
hoặc componentDidUpdate
để fetch
dữ liệu từ server không quá mới lạ, hầu như bất container nào cũng đều sử dụng cách phổ thông này.
Bạn hình dung trong dự án dùng React boilerplate
mà khách hàng không cho dùng lifecycel
để fetch
dự liệu thì người nông dân phải làm sao?
Cái khó nó ló cái khôn, mình sẽ bày cho các bạn 2 cách rất đơn giản
Cách 1: dùng 1 một flag mình tạm gọi là init
cái gì đó giả sử là initRoom
chả hạn để lưu trạng trái của việc fetch
dữ liệu mặc định là false
Trong container ta sẽ check initRoom
nếu mà là false thì fetch dữ liệu
if (!initRoom) {
getRooms();
}
Khi get room thành công ta chỉ việc gán lại initRoom = true
để đánh giấu Rooms
đã được load.
Bằng việc tạo ra 1 flag đánh dấu initRoom
mà chúng ta đã có thể không cần dùng đến lifecycel của React
là componentWillMount
or componentDidUpdate
vẫn fetch
được dữ liệu từ server.
Đơn giản quá phải không các chế, nhưng chớ vội mừng sớm có vấn đề ở đây. Vấn đề là gì thì chúng ta tiếp tục phân tích tiếp.
Một single page gọi là single page thực chất vẫn có nhiều nội dung các menu khác nhau, và khi chuyển route
sang một nội dung khác thì cái initRoom
vẫn nằm đó và đã là true
. Và một điều đáng buồn là khi ta vào route
đó nội dung không được load lại wtf, đấy vấn đề đấy.
Vấn đề này to đùng phải không? để giải quyết bài toán này không phải là không có cách trong react boilerplate
mỗi khi change route
đều dispatch một action LOCATION_CHANGE
và nó chính là chìa khóa giải quyết vấn đề.
Rất đơn giản là bất kỳ khi nào LOCATION_CHANGE
trong reducer
ta sẽ reset lại state
và ban đầu dạng initialState
case LOCATION_CHANGE: {
draftState = initialState;
break;
}
Cũng đơn giản phải không các bạn
Cách 2: Đây là cách perfect hơn đó là không cần đền một flag
nào, nghe có vẻ huyền bí nhỉ? không có flag
khi nào biết load được dữ liệu đây ta.
Để làm được điều này, chúng ta cần sử dụng thêm kiến thức của thằng redux-saga
là fork
or call
.
Bây giờ làm sao để fetch dữ liệ khi bắt đầu load trang thực chất là redux-saga
sẽ fork
lắng nghe các action
nếu nó được assign ta xét 1 ví dụ sau
export function* getRooms(): Saga<void> {
// do something here
}
export function* getRoomsWatcher(): Saga<void> {
yield takeLatest(
GET_ROOMS,
getRooms,
);
}
// All sagas to be loaded
export default function* root(): Saga<void> {
yield all([fork(getRoomsWatcher)]);
}
redux-saga
sẽ lắng nghe action
là GET_ROOMS
được dispatch thì sẽ gọi getRoom
.
Đó là khi chúng ta assign action
còn khi không assign action
nào thì mặc định nó sẽ được gọi mỗi khi page loaded.
Đơn giản chúng ta sẽ sửa lại như sau
export function* getRooms(): Saga<void> {
// do something here
}
// All sagas to be loaded
export default function* root(): Saga<void> {
yield all([fork(getRooms)]);
}
Vấn đề đã được giải quyết trong một nốt nhạc các bạn nhỉ. Nhìn chả có cái gì sai sai ở đây, thế nhưng vấn đề ở đây nằm ở chỗ khi chúng ta vào lần đầu thì dữ liệu fetch
từ server về rất chi là đúng và chính xác.
Vấn đề chúng ta chuyển route
khác và lúc sau ta lại vào chính route
đó dự liệu lại không được load lại, nó lại là vấn đề lớn.
Rất may vẫn có anh LOCATION_CHANGE
cứu vãn cuộc đời huệ, bài toán lại trở nên rất đơn giản.
Trong Redux-saga
ta sẽ assign action
LOCATION_CHANGE
mỗi khi location change chúng ta sẽ check xem route
hiện tại là gì, nếu là chính là route
của page đó thì chỉ đơn giản gọi lại getRoom
là xong.
Cùng xem đoạn code handle location change
export function* getRooms(): Saga<void> {
// do something here
}
export function* handleLocationChange(): Saga<void> {
if (route === 'xyz')
yiel call(getRooms());
}
export function* handleLocationChangeWatcher(): Saga<void> {
yield takeLatest(
LOCATION_CHANGE,
handleLocationChange,
);
}
// All sagas to be loaded
export default function* root(): Saga<void> {
yield all([fork(getRooms), fork(handleLocationChangeWatcher)]);
}
Như vậy chúng ta đã giải quyết được vấn vào page load được dữ liệu, và bài toán ra khỏi page đó rồi vào lại, cũng load lại được dữ liệu
Kết luận với 2 cách trên chúng ta có thể không cần dùng đến lifecycle của React
mà vẫn load được dữ liệu từ trên server. Hi vọng bài viết sẽ bổ ích cho các bạn đang muốn hiểu sâu về kiến trúc của React boilerplate
cũng như redux-saga
. Thêm 1 solution hay cho việc không cần dùng tới lifecylce
mà vân đảm bảo được yêu cầu bài toán là fetch
data từ trên server.
All rights reserved