Đong đếm một số cách tổ chức CSS
This post hasn't been updated for 4 years
Đặt vấn đề
Không biết đó giờ bạn thường viết CSS
như thế nào nhỉ? Dạo trước mình thường viết theo bản năng, cần selectors
nào thì thêm selectors
đó vào, lâu dần nghiễm nhiên nó trở thành một thói quen. Và rồi phải thừa nhận một điều rằng việc quản lý CSS
rất khó.
Hồi đó thì vẫn chưa được khai sáng
gì đâu, mình đã chắp vá tạm thời bằng cách chia cả file styles
to thành các phần theo từng pages
bằng comment trong CSS
dạng như thế này:
/* HOME PAGE - styles for home page */
.home { background: teal; }
/* PRODUCT PAGE - styles for product page */
.product { background: white; }
Đừng hiểu nhầm nhé ! Cách này chẳng có gì sai cả, thế nhưng cảm giác nó vẫn chưa hiệu quả lắm nhỉ?
Rõ ràng là chúng ta luôn muốn hướng tới một mục tiêu: HTML
is smaller & CSS
is more manageable mà 🙄🙄
Trước khi tạo ra các CSS native scoping mechanism
qua các CSS preprocessors
như SASS
, LESS
& Stylus
, để khắc phục các vấn đề về manageable
và scalable
, các CSS methodologies
chính là giải pháp của chúng ta !
Hãy cùng nhau tìm hiểu về một số các CSS Methodologies
nhé ^^
BEM
Ý tưởng
BEM
chỉ ra vai trò
& mối quan hệ giữa các elements
qua các quy ước đặt tên selectors
.
BEM
stands forBlock
,Element
&Modifier
.
.block { }
.block--modifier { }
.block__element { }
.block__element--modifier { }
Class-naming convention:
BEM's key elements | Ý nghĩa | Ví dụ |
---|---|---|
Block |
Một khối, thành phần độc lập có ý nghĩa riêng | menu , header ,... |
Element |
Một phần tử của một khối không có ý nghĩa độc lập và được gắn kết về mặt ngữ nghĩa với khối đó | menu item , header title ,... |
Modifier |
Một lớp được sử dụng trên một khối hoặc phần tử có ý nghĩa về UI hành vi. |
disabled , highlighted ,... |
Ví dụ
<form class="loginfrm loginfrm--errors">
<label class="loginfrm__name loginfrm__name--error">
<input type="text" name="name" />
</label>
<button class="loginfrm__btn loginfrm__btn--inactive">Join DevNotes</button>
</form>
Nhận xét
Mình đặt tên các class
theo BEM
trông có thể khá dài dòng, song, nhìn vào đó ta dễ dàng biết được vai trò của chúng và kiểm soát specificity
rất tốt, tránh việc cascading
trong CSS
.
Hơn nữa, khi chúng ta sử dụng một số pre-processors
như SCSS
cũng được hỗ trợ parent Selector(&)
để viết styles
một cách linh hoạt hơn:
.loginfrm {
&--errors { }
&__name {
/* ... */
&--error { }
}
&__btn { }
}
Wow, BEM
ngon lành cành đào quá nhỉ ^^
Tuy nhiên, BEM
cũng có những vấn đề của riêng nó.
Theo cá nhân mình, khi làm việc với BEM
, đôi khi cần kha khá thời gian để cân nhắc về ngữ nghĩa (ý mình làsemantics-class
chứ không phải sematic tag
nhé ^^):
Block
này nên đặt tên là gì? Thành phần con của nó có nên là element
hay là một component
khác? Rồi element
này nên có tên chi chi? one
, two
, hay three
=)))
Hơn nữa, class name
đặt tên theo BEM
thường đi đôi với HTML structure
mà nó được sử dụng, dẫn đến trường hợp khi refactor code
, muốn chuyển sang một component mới tổng quát hơn, chúng ta cần thời gian để đổi cái tên khác cho hợp lý.
Mà rõ ràng là sematic class
không đem lại hiệu quả cho crawlers
khi quét & đánh giá trang web
mà chúng chỉ có giá trị với developers
để dễ hiểu code
của nhau thôi, và giá trị mà khách hàng mong muốn lại là thật giống với thiết kế nhất !?!
Như vậy thì còn cách nào khác không nhỉ? 🤔🤔
Atomic
Ý tưởng
Khi dự án scale
to dần lên, nhiều component
xuất hiện đồng nghĩa với kích thước file CSS
ngày càng to ra. Đáng buồn là, không phải tất cả CSS
được server
gửi xuống cho client
sẽ thật-sự-được-sử-dụng trong trang.
With
Atomic CSS
, a separate class is created for each reusable property.
Atomic CSS
là cách ta tạo ra các class-riêng-biệt
định nghĩa cho từng-quy-tắc-CSS, tên class
thường là dựa vào properties – values
.
Ví dụ
Thông thường:
<button class="btn btn--secondary"></button>
<style>
.btn {
color: blue;
padding: 10px;
}
.btn--teal {
color: teal;
}
</style>
thì với Atomic CSS
:
<button class="text-teal p-10"></button>
<style>
.text-teal {
color: teal;
}
.p-10 {
padding: 10px;
}
</style>
Nhận xét
Atomic CSS không-mô-tả-ngữ-nghĩa-của-phần-tử
, điều này có thể làm ta thấy một núi HTML
khá rối nếu như áp dụng nhiều styles
cho elements
dạng:
<button class="text-xs font-semibold rounded-full px-4 py-1 leading-normal bg-white border border-purple text-purple hover:bg-purple hover:text-white"> Cảm ơn bạn vì đã kéo tới tận đây :") </button>
Thế nhưng điểm nổi bật là Atomic CSS
giúp chúng ta tránh được vấn đề casscading CSS
qua CSS specificity
& tái sử dụng chúng được ở nhiều nơi.
Cho tới thời điểm viết bài viết này, có rất nhiều Atomic CSS Frameworks/Repositories
phổ biến có thể kể tới như Tailwind CSS, TACHYONS, Basscss, etc.
Atomic vs. Functional vs. Utility-first
Atomic CSS
, Functional CSS
, Utility-first CSS
- Bạn đã bao giờ thoáng nghe qua 3 thuật ngữ này chưa?
Có lẽ đầu tiên mình nhờ chị Google translate
một chút nhỉ?
Functional CSS
là CSS
theo chức năng; Atomic CSS
là CSS
theo nguyên tử (mình hiểu là từng element); Utility-first CSS
là CSS
dựa trên các tiện ích. Cả 3 thuật ngữ này đều dùng chung cho một cách viết CSS
nhé.
Mình lưu ý như vậy là bởi vì nếu bạn thử search
từ khóa Atomic CSS
thì kết quả đầu tiên sẽ là một thư viện cùng tên của Yahoo!
, hoặc trường hợp khác có thể nhầm lẫn sang khái niệm Atomic Design
. Khi mới đầu tìm hiểu, mình đã bị những cú lừa
như vậy nên muốn chia sẻ lại 😹😹
Okayy, chúng mình đi vào CSS methodology
tiếp theo nhé ^^
OOCSS
Ý tưởng
OOCSS
stands forObject-Oriented CSS
.
OOCSS
has 2 main ideas separation of:
Structure
fromskin
Container
fromcontent
⇒ Focus on flexible & reusable components, each doing one thing well
Nghe thì hơi trừu tượng chút, xem qua ví dụ để hiểu rõ hơn nào:
Ví dụ
Thông thường:
#widget {
width: 200px;
border: solid 1px #ccc;
background: linear-gradient(#ccc, #222);
}
#box {
overflow: hidden;
border: solid 1px #ccc;
background: linear-gradient(#ccc, #222);
}
Widget
& box
mặc dù có một số styles
chung nhưng đang được định nghĩa trong Id selectors
. Chúng ta sẽ sửa như sau:
.widget {
width: 200px;
}
.box {
overflow: hidden;
}
.skin {
border: solid 1px #ccc;
background: linear-gradient(#ccc, #222);
}
Mình vừa chuyển chúng thành các Class selectors
, các styles
chung được định nghĩa trong .skin
để có thể dùng chung và được tái sử dụng sau này.
Xét một ví dụ khác, với một tiêu đề trong header
:
#header .title {
font-family: Arial;
color: teal;
font-size: 2em;
}
Và rồi xuống tới footer
thấy một tiêu đề có style
tương tự vậy nhưng size chữ
bé hơn xíu, thế là đầu nhảy số luôn, thêm ngay vào phía dưới:
#header .title, #footer .title {
/* ... */
font-size: 2em;
}
#footer .title {
font-size: 1.5em;
}
hay thậm chí là:
#header .title {
/* ... */
}
#footer .title {
/* Dublucate above styles for fontsize, font-family, color */
}
Trong ví dụ trên, .title
- một descendant selector
không thể tái sử dụng được, vì nó phụ thuộc vào container
chứa nó (trong trường hợp này là #header
và #footer
). Thật không ổn chút nào đúng không? 🤨🤨
Nhận xét
Như đã trình bày phía trên, một trong những mục tiêu của phương pháp OOCSS
là giảm việc trùng lặp các bộ property: value
trong các selectors
(separation of structure from skin).
Hơn nữa, OOCSS
đảm bảo việc selectors
không phụ thuộc vào container
, có nghĩa là, chúng hoàn toàn có thể được tái sử dụng ở bất cứ đâu, bất kể structural context
nào (separation of container & content)
⇒ OOCSS
is so DRY
^^
SMACSS
Ý tưởng
SMACSS
stands forScalable
,Modular
&Architecture
forCSS
.
Với SMACSS
, chúng ta tổ chức CSS
thành các categories
:
Category | Description | Selectors |
---|---|---|
Base | Gồm các styles mặc định được sử dụng trên toàn bộ trang web |
Type, attribute selectors (h1 , div , a , etc) |
Layout | Gồm các styles liên quan tới các layout cấu trúc trong một trang web |
Containers, the grid (layout-header , l-footer , etc) |
Modules | Gồm các styles của các reusable components |
search-form , social-media , call-action , etc. |
State | Gồm các styles cho các thành phần ở một trạng thái, ngữ cảnh cụ thể (chấp nhận !important flag ) |
is-hidden , is-highlighted , is-active , etc. |
Themes | Gồm các styles cần thay thế khi người dùng trigger một context khác |
Từ Nomal theme chuyển sang Christmas theme , etc. |
Nhận xét
Cá nhân mình, khi làm việc với SCSS/less
, mình chia ra thêm 2 file
nữa:
_font
: Chứa tất cả cácfont chữ
cần dùng._variables
: Chứa các biến nhưmain-color
,font-size
,main-space
, etc.
Sau đó, trong main.scss
thêm các file
này vào:
@import '_fonts';
@import '_variables';
@import '_base';
@import '_layouts';
/* ... */
và compile
ra một file css
duy nhất để import
vào html
.
Others
Với ý tưởng chia styles
thành các file
riêng biệt như vậy chúng ta không chỉ được thấy qua SMACSS
mà còn có thể kể tới các phương pháp khác như MCSS:
MCSS
is MultilayerCSS
.
Nếu SMACSS
chia CSS theo categories
thì MCSS
chia CSS
theo từng lớp layers
:
Layers | Đặc điểm | Ví dụ |
---|---|---|
Zero/Foundation | Reset styles của trình duyệt |
reset.css hoặc normalize.css |
Base | Gồm các styles liên quan đến các thành phần sử dụng nhiều nơi |
buttons , input fields , etc. |
Project | Gồm các styles cho một số modules riêng biệt |
|
Cosmetic | Gồm các styles chỉ liên quan & ảnh hưởng tới UI , KHÔNG có khả năng phá vỡ cấu trúc layouts |
colors & non-critical indents |
Để đi sâu vào kiến trúc của nó, bạn có thể tham khảo thêm trên Trang chủ của MCSS nhé ! Tiếp theo chúng ta sẽ tìm hiểu một CSS methodologies
mà mình thấy lạ lùng
nhất 😄😄))
AMCSS
Ý tưởng
AMCSS
stands for Attribute Modules forCSS
.
AMCSS
là một kỹ thuật sử dụng HTML attributes
và values
của chúng để style
cho các elements
(thay vì các class
).
Ví dụ
Giả sử ta có một button
:
<div class="btn btn--large btn--teal">haodev.wordpress.com</div>
Convention-based
của BS
với một button: 'btn' class + class prefixed by 'btn'
. Một vài ý kiến cho rằng trông vậy khá rườm rà cho html
.
Như vậy, với AMCSS
đoạn code
trên được sửa đổi thành:
<div hao-btn="large teal">haodev.wordpress.com</div>
<!-- HOẶC -->
<div hao-btn-large hao-btn-teal">haodev.wordpress.com</div>
Lúc này, chúng ta sẽ CSS
theo các attributes
: (đó là lý do phương pháp này có tên là Attribute Modules for CSS
)
[hao-btn] { }
[hao-btn~="large"] { }
[hao-btn~="teal"] { }
Lưu ý
NAMESPACE (haodev
) được recommend
làm prefix
trước ATTRIBUTE_NAME(btn
) để tránh trường hợp trùng lặp với HTML attributes
mặc định của HTML tag
(names collisions
).
Kết
Vậy là chúng ta đã điểm qua một vòng BEM
, Atomic
, OOCSS
, SMACSS
, AMCSS
rồi nè 😄😄. Ngoài những CSS methodologies
kể trên thì còn rất nhiều các phương pháp khác bạn có thể tham khảo thêm như Systematic CSS
, FUN
, etc.
Các CSS methodologies
dù có những ý tưởng khác nhau trong cách quản lý CSS
, song, mục tiêu chung vẫn là để quản lý CSS
hiệu quả, dễ dàng maintain. Hơn nữa, việc tránh lặp code
cũng giúp giảm kích cỡ files CSS
, tăng tốc độ tải của trang giúp trải nghiệm người dùng tốt hơn ❤
Cái nào cũng hay, vậy hay nhất là cái nào?
Hmm...
Rõ ràng là các CSS methodologies
chỉ là tham khảo, KHÔNG PHẢI LÀ QUY TẮC. Chúng ta hoàn toàn có thể sáng tạo ra một concept riêng
dựa trên chúng sao cho phù hợp với project
và convention chung
của các thành viên trong team
.
Cá nhân mình thích cách kết hợp giữa ý tưởng của OOCSS
, naming conventions
theo BEM
và tổ chức các files
theo SMACSS
^^
Tất nhiên đó là ý kiến chủ quan của mình, phần là trải nghiệm và phần là cảm tính một chút 😽😽. Cùng chia sẻ cách tổ chức CSS
của bạn phía dưới bình luận nhé 😋😋
Cảm ơn vì đã đọc bài viết của mình. Tặng mình 1 upvote
để có động lực cho các bài viết tiếp theo nha 🥰🥰
Tham khảo thêm các bài viết về công nghệ tại DevNotes.
Chúc các bạn cuối tuần vui vẻ 😺😺 !!!
Reference: Webfx, Medium, Clubmate, CSS Tricks, SnipCart, Ehkoo, Smashing Magazine, Zaraffasoft, Personal Blog.
All Rights Reserved