0

Domain Name & Hosting: Hành trình xây dựng ngôi nhà số của bạn

1. Mở đầu: Tưởng tượng bạn đang xây một ngôi nhà

Hãy tưởng tượng rằng bạn muốn xây dựng một ngôi nhà để sinh sống và mời bạn bè, người thân đến chơi. Việc xây dựng một website cũng gần giống như vậy:

  • Thiết kế ngôi nhà: giống như việc bạn viết code website bằng các ngôn ngữ lập trình như PHP, JavaScript, Python...
  • Mua đất: bạn cần một nơi để lưu trữ và vận hành website – đó chính là Hosting.
  • Xây dựng ngôi nhà: quá trình deploy website lên Hosting để website có thể hoạt động.
  • Mời bạn bè tới thăm: bạn cần có một địa chỉ nhà dễ nhớ để họ đến – đó chính là Domain Name hoặc IP Address.

Website cũng cần một địa chỉ cụ thể – gọi là Domain. Người dùng sẽ truy cập trang web của bạn qua domain này, thay vì nhớ một dãy IP dài dòng như 123.456.78.90.

Domain Hosting và ngôi nhà

2. Domain Name

2.1 What is Domain Name?

Domain name (tên miền) là địa chỉ đại diện cho một tài nguyên trên Internet. Thay vì dùng một địa chỉ IP như 172.217.24.238, chúng ta có thể dùng google.com để truy cập trang tìm kiếm nổi tiếng của Google.

Domain Name

Tên miền giúp:

  • Dễ nhớ: không cần ghi nhớ dãy số IP phức tạp.
  • Xây dựng thương hiệu: domain là yếu tố nhận diện thương hiệu đầu tiên.
  • Chuyên nghiệp: có thể sử dụng cho email doanh nghiệp như contact@nampt.me.

2.2 Các thành phần của Domain

Một domain thông thường có 3 thành phần:

  • Top-Level Domain (TLD): .com, .net, .vn, .org, v.v...
  • Second-Level Domain (SLD): phần tên do bạn lựa chọn – thường là tên công ty, sản phẩm hoặc thương hiệu.
  • Subdomain: phần mở rộng trước SLD, ví dụ như blog.example.com hay m.example.com.

TLD, SLD, Subdomain

2.3 Types of Domain Name

2.3.1 TLD – Top-Level Domains

TLD là viết tắt của “top-level domain” – Tên miền cấp cao nhất là phần cuối cùng sau dấu chấm của một tên miền và là phần mở rộng domain được liệt kê ở cấp cao nhất trong DNS. Tên miền cấp cao nhất đôi kho có thể được gọi là tên miền cấp 1.

Các loại TLD theo phân loại của IANA:

  • ccTLD (Country-code TLD): .vn, .jp, .us, .uk
  • gTLD (Generic TLD): .com, .net, .org
  • sTLD (Sponsored TLD): .gov, .edu, .asia
  • Infrastructure TLD: .arpa
  • Test TLD: .test
  • Geographic gTLD: .tokyo, .paris
  • Brand TLD: .google, .aws

2.3.2 Second-Level Domains (SLDs)

Phía dưới tên miền cấp cao nhất là tên miền cấp 2. Phần tên miền cấp 2 – ví dụ trong viblo.asia thì viblo là SLD. Đây là phần bạn có thể tùy chọn đặt tên theo thương hiệu cá nhân/doanh nghiệp, các ký tự thường là chữ, số, dấu gạch ngang. Ngoài ra còn hỗ trợ ký tự unicode (vd tên miền tiếng việt)

2.3.3 Subdomain

Subdomain được dùng để mở rộng chức năng trang web:

  • blog.tenmien.com
  • api.tenmien.com
  • mobile.tenmien.com

Subdomain

Mục đích:

  • Tạo 1 trang mới độc lập với trang của miền chính
  • Tạo trang cho đa ngôn ngữ, ví dụ: vn.wikipedia.com - en.wikipedia.com
  • Cùng thương hiệu nhưng có những trang khác nhau: blog.google.com, docs.google.com, api.google.com
  • Tạo trang cho các thiết bị: www.facebook.com cho web và m.facebook.com cho mobile

2.4 Domain Name System (DNS)

DNS là hệ thống phân giải tên miền thành địa chỉ IP. Hiểu một cách ngắn gọn nhất, DNS cơ bản là một hệ thống chuyển đổi các tên miền website mà chúng ta đang sử dụng, ở dạng www.tenmien.com sang một địa chỉ IP dạng số tương ứng với tên miền đó và ngược lại.

Mọi giao tiếp mạng qua domain name thì đều cần DNS: truy cập website qua http, gửi mail, truyền tệp fpt, ...

DNS

Quá trình phân giải DNS:

  1. Trình duyệt gửi yêu cầu phân giải tên miền matbao.vn.
  2. Máy chủ DNS cục bộ kiểm tra cache.
  3. Nếu không có, gửi tiếp lên Root Server để tìm máy chủ của .vn.
  4. Sau đó tới DNS server quản lý tên miền matbao.vn để lấy IP cụ thể.
  5. Trả IP về trình duyệt để truy cập vào website.

Các loại bản ghi DNS phổ biến:

  • A Record: trỏ domain đến IP (IPv4).
  • AAAA Record: trỏ domain đến IP (IPv6).
  • CNAME Record: tạo tên thay thế trỏ về tên gốc.
  • MX Record: chỉ định mail server.
  • TXT Record: lưu trữ thông tin dạng văn bản, thường dùng cho xác thực.
  • NS Record: chỉ định name server.
  • SRV Record: dùng cho các dịch vụ xác định port.

DNS Record

2.5 Domain Tools

Các công cụ hỗ trợ quản lý domain:

  • Whois.com: kiểm tra thông tin chủ sở hữu, ngày đăng ký, hết hạn...
  • DNSdumpster.com: liệt kê các bản ghi DNS của một domain.
  • Check-host.net: kiểm tra IP từ domain.
  • Reverse IP Lookup: liệt kê các website cùng dùng 1 IP.

2.6 Tại sao cần Domain riêng?

  • Xây dựng thương hiệu chuyên nghiệp
  • Bảo vệ danh tính online
  • Email cá nhân hóa
  • Gợi nhớ dễ dàng

3. Hosting

3.1 Overview

Hosting là không gian lưu trữ và chạy website. Nếu Domain là địa chỉ, Hosting chính là mảnh đất nơi bạn xây ngôi nhà.

Có nhiều loại hosting khác nhau:

  • Shared Hosting: dùng chung tài nguyên với nhiều website khác.
  • VPS (Virtual Private Server): máy chủ ảo, độc lập hơn Shared.
  • Dedicated Server: thuê riêng toàn bộ máy chủ.
  • Cloud Hosting: sử dụng nền tảng điện toán đám mây.
  • Reseller Hosting: bạn có thể bán lại hosting cho người khác.

3.2 Web Hosting cho PHP Developer

Là lập trình viên PHP, bạn sẽ quan tâm tới các yếu tố:

  • PHP version: cần hỗ trợ PHP 7.4, 8.0+
  • MySQL/MariaDB: hỗ trợ database.
  • cPanel/Plesk: giao diện quản lý hosting.
  • SSH access: để deploy bằng terminal.
  • Composer support: phục vụ Laravel, Symfony.

3.3 Quy trình Deploy

  1. Mua Hosting: chọn nhà cung cấp uy tín như Mắt Bão, AZDIGI, Tinohost, Hostinger, v.v...
  2. Trỏ Domain về Hosting: sử dụng DNS (A Record hoặc NS Record).
  3. Upload Source Code: qua FTP hoặc cPanel File Manager.
  4. Cấu hình Database: import .sql, sửa .env nếu dùng Laravel.
  5. Kiểm tra và Go-live.

3.4 Các lưu ý khi chọn Hosting

  • Uptime cao (>99.9%)
  • Tốc độ server
  • Data center gần người dùng mục tiêu
  • Dịch vụ hỗ trợ 24/7
  • Backup định kỳ
  • Khả năng mở rộng

4. Kết hợp Domain + Hosting

4.1 Trỏ Domain về Hosting

Cách phổ biến:

  • Dùng A Record: trỏ domain về IP Hosting.
  • Dùng NS Record: trỏ domain về Name Server của Hosting.

VD:

A     @        103.95.198.100
CNAME www      yourdomain.com
MX    @        mail.yourdomain.com

4.2 Giao diện quản lý DNS

  • Nếu bạn mua domain ở nơi khác, bạn cần add domain vào Hosting và cấu hình DNS riêng.
  • Một số Hosting có tích hợp Domain quản lý DNS tự động.

5. Tổng kết & Gợi ý chọn tên miền

5.1 Vì sao bạn cần domain riêng?

  • Tạo ấn tượng chuyên nghiệp
  • Bảo vệ thương hiệu cá nhân/doanh nghiệp
  • Gợi nhớ nhanh chóng
  • Kết hợp email theo tên miền

5.2 Cách chọn tên miền tốt

  • Ngắn gọn, dễ nhớ
  • Liên quan đến sản phẩm, thương hiệu hoặc dịch vụ
  • Tránh dùng ký tự đặc biệt, số (trừ khi bắt buộc)
  • Ưu tiên .com, .vn, .net, hoặc .io nếu làm sản phẩm công nghệ
  • Kiểm tra tên miền có bị trùng, trademark hay chưa

6. Phụ lục: Các nhà cung cấp uy tín

Domain Registrars:

  • Namecheap
  • GoDaddy
  • Google Domains
  • Porkbun

Hosting Providers:

  • AZDIGI
  • Mắt Bão
  • Tinohost
  • Hostinger
  • DigitalOcean (VPS)
  • Vultr
  • Cloudways

7. Tài nguyên hữu ích


All Rights Reserved

Viblo
Let's register a Viblo Account to get more interesting posts.