+2

Do và Don't trong thiết kế Website

Để tạo ra một sản phẩm bán chạy, bạn phải dựa trên đúng nhu cầu của các khách hàng tiềm năng. Cũng nguyên tắc tương tự, một trang Web không thể thành công khi được xây dựng theo nhận thức của người thiết kế, mà tất cả giao diện, chức năng cần có xuất phát điểm từ hành vi người dùng (hay thường được gọi là User). Bài viết này sẽ chia sẽ với bạn những thông tin hữu ích về các nguyên tắc vàng để tạo nên một thiết kế Web “đạt chuẩn”.

User thật sự tương tác Web như thế nào?

Đây chính là câu hỏi quan trọng nhất mà bất kỳ người thiết kế nào cũng cần trả lời trước khi muốn bắt tay tạo dựng một “hot Website”.

FACT #1: User chỉ quét nhà… à không, quét thông tin

Khi chúng ta tạo ra các trang web, chúng ta thường nghĩ là các User sẽ xem qua từng page một, đọc tất cả các page một cách cẩn thận và chăm chú, tìm ra cách mà chúng ta tổ chức mọi thứ và cân nhắc các lựa chọn trước khi quyết định click vào một chức năng nào đó. Tuy nhiên, điều User thực sự làm hầu hết là “lướt” từng trang, liếc sơ một số chỗ và nhấp vào liên kết đầu tiên thu hút sự quan tâm của họ hoặc gần giống nhất với thứ họ tìm kiếm. Điều này cũng có nghĩa hầu như luôn có những phần lớn của page mà User không nhìn tới.

alt text

Tại sao vậy?

  • Do họ đã có một mục đích riêng: Phần lớn nhu cầu sử dụng Web liên quan đến việc cố gắng hoàn thành công việc và thường được thực hiện nhanh chóng. Kết quả là, User có xu hướng hành động như những con cá mập: Họ phải tiếp tục di chuyển, hoặc họ sẽ chết. Họ không có nhiều thời gian để đọc ngoại trừ những gì cần thiết.
  • User biết là họ không cần phải đọc hết mọi thứ: User chỉ tìm kiếm các phần phù hợp với sở thích hoặc nhiệm vụ của mình, các phần khác của page được xem là không liên quan. Vì vậy, “Quét” chính là cách User chọn để tìm nhanh các phần có liên quan với thời gian tối thiểu. alt text
  • User rất giỏi “quét”: Đó là một kỹ năng cơ bản: Khi bạn học đọc, bạn cũng học cách quét. User cũng đã thường xuyên “quét” báo, tạp chí và sách, hoặc nếu User ở độ tuổi dưới 25, có lẽ là reddit, Tumblr hoặc Facebook, là kênh mà họ dành đa phần thời gian để lướt thông tin và tìm những phần mình quan tâm và biết rằng nó có ích.

FACT #2: Phương án tối ưu ư? Không, hợp lý là được

Trên thực tế, hầu hết các User không chọn điều tốt nhất, họ lựa chọn sự hợp lý đầu tiên, cái được gọi là thỏa mãn. Ngay khi User tìm thấy một liên kết có vẻ như có thể dẫn đến những gì họ tìm kiếm, họ sẽ nhấp ngay vào đó.

FACT #3: User không hiểu gì cả. Thực chất là họ cũng không muốn hiểu.

Rất ít người dành thời gian để đọc hướng dẫn. Thay vào đó, họ cứ tiến hành làm dù thậm chí chính họ cũng rất mơ hồ về những gì mình đang làm. Và thực tế là, các công việc cũng theo cách đó mà được hoàn thành. Đã có rất nhiều người sử dụng phần mềm, trang web và sản phẩm tiêu dùng một cách hiệu quả theo những cách không giống với những gì các nhà thiết kế Web dự định ban đầu. Kiểu như bạn thường dùng cái bấm giấy thành đồ chặn giấy chẳng hạn, và điều đó lại trở thành một tiện ích vô cùng hợp lý.

Nếu User tìm thấy một cái gì đó hiệu quả, họ sẽ bám chặt lấy nó. Một khi chúng ta tìm thấy thứ gì đó hoạt động tốt, bất kể là thế nào, chúng ta thường có xu hướng không tìm thêm cách tốt hơn.

alt text

Và 3 nguyên tắc bất hủ…

1. “Đừng bắt tôi phải suy nghĩ!” Khi User nhìn vào một trang web, nó phải hiển nhiên. Rõ ràng. Tự giải thích.

Thế nào là hiển nhiên?

Khi User nhìn vào một trang mà không khiến họsuy nghĩ, tất cả những suy nghĩ trong đầu họ phải là những câu khẳng định. “À, này là phần A. Ok, cái kia chính là chức năng B,…”

alt text

Nhưng khi User nhìn vào một trang khiến họ phải suy nghĩ, tất cả những suy nghĩ trong đầu đều có những dấu hỏi trong đó.

alt text

Khi bạn tạo một trang web, công việc của bạn là loại bỏ đi các câu hỏi. Chẳng hạn như việc đặt tên cho một liên kết hay tên chức năng.

alt text

Rõ ràng cách đặt tên đầu tiên dễ nhận biết nhanh hơn là cách đặt tên thứ 3.

Ngoài ra, các liên kết và nút cũng đóng góp một phần lớn. Nó giúp cho User chắc chắn về việc có thể nhấp vào được.

alt text

Đây là một số câu hỏi mà User không muốn dành thời gian nghĩ tới, cũng là một cách giúp cho bạn kiểm tra sự rõ ràng khi thiết kế Web.

. Tôi đang ở đâu?

. Tôi nên bắt đầu từ đâu?

. Họ đã đặt chức năng A ở đâu?

. Những điều quan trọng nhất trên trang này là gì?

. Tại sao họ gọi nó như vậy?

. Đó có phải là một quảng cáo hoặc một phần của trang web?

2. “Miễn là việc “click” không quá phiền phức thì bao nhiêu cái cũng được”

Trước đây, phương pháp “số lần nhấp chuột” luôn được xem là một phương pháp hữu ích. Tuy nhiên vấn đề không phải là số lần nhấp (mặc dù số lần nhấp nên có giới hạn), mà là mỗi lần nhấp không nên gây ra sự mơ hồ và bắt User phải suy nghĩ nhiều.

Nói chung, User không bận tâm đến nhiều lần nhấp chuột miễn là mỗi lần nhấp khiến họ thoải mái (một cách không chịu trách nhiệm gì) và khiến họ tin rằng mình đang đi đúng hướng. Thật không may, nhiều sự lựa chọn trên Web không thật sự rõ ràng và luôn khiến cho User không chắc chắn là họ đang ở đúng chỗ.

Nếu khó tránh khỏi việc cho User các lựa chọn phức tạp, bạn cần phải cố gắng hết sức để cung cấp cho User những chỉ dẫn thật sự cần thiết.

. Tóm tắt: Lượng thông tin nhỏ nhất sẽ giúp User

. Kịp thời: Được đặt đúng chỗ để User gặp được khi cần

. Không thể tránh khỏi: Được định dạng theo cách đảm bảo rằng User sẽ chú ý đến nó

alt text

Đây là một ví dụ áp dụng rất tốt các tiêu chí trên. Nó tóm tắt (LOOK RIGHT và một mũi tên chỉ bên phải), kịp thời (bạn nhìn thấy nó ngay lập tức) và không thể tránh khỏi (bạn hầu như luôn liếc xuống khi bạn bước ra khỏi lề đường).

3. “Hãy bỏ bớt các từ không cần thiết”

Dưới đây là một hướng dẫn được tìm thấy khi User bắt đầu làm một cuộc khảo sát trên trang web:

alt text

Hãy cùng phân tích phần giới thiệu này:

alt text

Sau đây là bản đã được lược bớt, chỉ còn 34 từ:

alt text

Loại bỏ tất cả những từ mà không ai đọc có một số tác dụng có lợi:

. Nó làm tăng sự tập trung của trang.

. Nó làm cho nội dung hữu ích nổi bật hơn.

. Nó làm cho các trang ngắn hơn, cho phép User nhìn nhanh hơn từng trang mà không cần cuộn trang nhiều.

Bài viết dựa trên cuốn “Don’t make me think – 2nd edition” của Steve Krug.


All rights reserved

Viblo
Hãy đăng ký một tài khoản Viblo để nhận được nhiều bài viết thú vị hơn.
Đăng kí