+1

Django Tips (II)

11. Custom packet Manager với QuerySets

Trong 1 model Django, Manager là 1 inferace dùng để tương tác với database và mặc định nó sẵn có thông qua thuộc tính Model.objects. Ta có thể dễ dàng mở rộng và thay đổi các manager mặc định bằng cách extend từ class Manager của thư viện django.db

from django.db import models

class DocumentManager(models.Manager):
    def pdfs(self):
        return self.filter(file_type='pdf')

    def smaller_than(self, size):
        return self.filter(size__lt=size)

class Document(models.Model):
    name = models.CharField(max_length=30)
    size = models.PositiveIntegerField(default=0)
    file_type = models.CharField(max_length=10, blank=True)

    objects = DocumentManager()

Sau đó, bạn có thể truy xuất tất cả file pdf bằng cách :

Document.objects.pdfs()

Method mới thêm này có thể sử dụng tiếp với các hàm của Manager như order_by hoặc filter

Document.objects.pdfs().order_by('name')

nhưng không thể gọi cùng với các method mới

Document.objects.pdfs().smaller_than(1000)
=> AttributeError: 'QuerySet' object has no attribute 'smaller_than'

Để cải thiển điều này, chúng ta cần custom lại các method trong QuerySet:

class DocumentQuerySet(models.QuerySet):
    def pdfs(self):
        return self.filter(file_type='pdf')

    def smaller_than(self, size):
        return self.filter(size__lt=size)

class DocumentManager(models.Manager):
    def get_queryset(self):
        return DocumentQuerySet(self.model, using=self._db)  # Important!

    def pdfs(self):
        return self.get_queryset().pdfs()

    def smaller_than(self, size):
        return self.get_queryset().smaller_than(size)

class Document(models.Model):
    name = models.CharField(max_length=30)
    size = models.PositiveIntegerField(default=0)
    file_type = models.CharField(max_length=10, blank=True)

    objects = DocumentManager()

Giờ bạn có thể sử dụng nó như các method QuerySet khác :

Document.objects.pdfs().smaller_than(1000).exclude(name='Article').order_by('name')

Nếu bạn chỉ muốn thêm custom QuerySet trong Manager, bạn có thể đơn giản cho nó extent từ models.QuerySet và trong model thì set manager với objects = DocumentQuerySet.as_manager() :

class DocumentQuerySet(models.QuerySet):
    def pdfs(self):
        return self.filter(file_type='pdf')

    def smaller_than(self, size):
        return self.filter(size__lt=size)

class Document(models.Model):
    name = models.CharField(max_length=30)
    size = models.PositiveIntegerField(default=0)
    file_type = models.CharField(max_length=10, blank=True)

    objects = DocumentQuerySet.as_manager()

những đoạn code custtom này có thể để trong file models.py nhưng nó sẽ làm model của bạn trở nên 'béo', tốt hơn nên quản lý chúng trong 1 thư mục riêng, lib chả hạn.

12. Tăng tốc migration cho các unit Test

Tính năng migration trong Django thực sự rất tốt nhưng khi chạy test, nó sẽ làm chậm quá tình chạy test , đặc biệt là khi số lượng migration trong project rất nhiều. Dưới đây là 1 mẹo đơn giản giúp bạn tăng tốc thực thi test.

Chúng ta tạo 1 file setting riêng cho môi trường test:

#f ile tests_settings.py

from settings import *

# Custom settings goes here

Sau đó chạy test:

python manage.py test --settings=myproject.tests_settings --verbosity=1

Với Django >= 1.9

Thêm setting MIGRATION_MODULES vào file settings và set các giá trị trong setting này bằng 'None', như thế, Django sẽ bỏ qua module migrate khi chạy.

from settings import *

MIGRATION_MODULES = {
    'auth': None,
    'contenttypes': None,
    'default': None,
    'sessions': None,

    'core': None,
    'profiles': None,
    'snippets': None,
    'scaffold_templates': None,
}

Với Django < 1.9 Thêm trong setting :

from settings import *

class DisableMigrations(object):
    def __contains__(self, item):
        return True

    def __getitem__(self, item):
        return 'notmigrations'

MIGRATION_MODULES = DisableMigrations()

Vesion Django cũ hơn (dùng South)

Set thẳng :

SOUTH_TESTS_MIGRATE = False

13. Sử dụng biểu thức F()

Trong Django QuerySet API, biểu thức F() được sử dụng để lấy giá trị của các trường của model trong database. Giả sử chúng ta có class Product cos 1 field laf price và bạn muốn tăng price của tất cả product lên 20%.

1 giải pháp cho bài toàn này là :

products = Product.objects.all()
for product in products:
    product.price *= 1.2
    product.save()

Thay vì đó, bạn có thể sử dụng F() để update nó trong 1 câu query đơn giản :

from django.db.models import F

Product.objects.update(price=F('price') * 1.2)

hoặc update chỉ cho 1 product:

product = Product.objects.get(pk=5009)
product.price = F('price') * 1.2
product.save()

Nhưng hãy cẩn thận khi bạn assign giá tri cho các thuộc tính, F() sẽ vẫn tồn tai và hoạt động kể cả khi model đã lưu:

product.price                   # price = Decimal('10.00')
product.price = F('price') + 1
product.save()                  # price = Decimal('11.00')
product.name = 'What the F()'
product.save()                  # price = Decimal('12.00')

Vì vậy, về cơ bản sau khi cập nhật một trường như trên, product.price sẽ vẫn giữ một phiên bản của django.db.models.expressions.CombinedExpression thay vì kết quả thực tế. Nếu bạn muốn truy cập kết quả thực tế thì dùng :

product.price = F('price') + 1
product.save()
print(product.price)            # <CombinedExpression: F(price) + Value(1)>
product.refresh_from_db()
print(product.price)  

Bạn cũng có thể sử dụng nó với hàm annotate để lấy thêm dữ liệu:

from django.db.models import ExpressionWrapper, DecimalField

Product.objects.all().annotate(
    value_in_stock=ExpressionWrapper(
        F('price') * F('stock'), output_field=DecimalField()
    )
)

Bởi vì price có datatype là DecimalField, và stockIntegerField nên chúng ta cần sử dung 1 đối tượng ExpressionWrapper để xử lý .

F() cũng đươc dùng để filter dữ liệu :

Product.objects.filter(stock__gte=F('ordered'))

14. Sử dụng Framework Messages

Giữ cho người dùng ứng dụng của bạn biết những gì đang diễn ra sẽ tạo ra sự khác biệt rất lớn trong trải nghiệm người dùng. Nếu có điều gì đó mà người dùng ghét hơn là các ứng dụng chậm, thì đó là các ứng dụng không giao tiếp với họ.

  • Người dùng nhấp vào nút lưu.
  • Chẳng có gì xảy ra.
  • Vậy nó có lưu được dữ liệu hay không?
  • Phản ứng của người dùng sau vài (mili) giây: Click! Click! Click! Click!

Thế nên hãy làm cho người dùng của chúng ta tự tin và thoải mái hơn với framework messages nhé!

Config

Măc định, khi bạn bắt đầu một proect Django mới, framwork messages đã đươc cài đăt sẵn rồi, nếu bạn không muốn chỉnh sửa các setting có sẵn, bạn có thể bỏ qua bươc này, nếu không hay thêm vào file settings :

  • INSTALLED_APPS
    django.contrib.messages
    
  • MIDDLEWARE hoăc MIDDLEWARE_CLASSES trong các version cũ :
    django.contrib.sessions.middleware.SessionMiddleware
    django.contrib.messages.middleware.MessageMiddleware
    
  • context_processors của TEMPLATES:
    django.contrib.messages.context_processors.messages
    

Message Levels và Tags

Keywork Level tag Mục đích
DEBUG 10 debug Các message liên quan trong môi trường development sẽ bị bỏ qua hoăc loại bỏ trong môi trường production
INFO 20 info message cung cấp thông tin cho user
SUCCESS 25 success Một hành động đã thành công
WARNING 30 warning Không xảy ra lỗi nhưng có thể xảy ra
ERROR 40 error Môt hành động không thành công hoặc một lỗi khác đã xảy ra

Mặc định, Django sẽ chỉ hiển thị message với level > 20 (INFO), nếu bạn muốn hiển thị message ở level DUBUG thì sửa trong setting:

# settings.py

from django.contrib.messages import constants as message_constants
MESSAGE_LEVEL = message_constants.DEBUG

hoặc set cứng giá trị :

MESSAGE_LEVEL = 10  # DEBUG

Sử dụng

Có hai cách để sử dụng nó. Nếu bạn đang sử dụng các mức thông báo tích hợp sẵn (đủ cho hầu hết các trường hợp) thì trong file views.py :

from django.contrib import messages

@login_required
def password(request):
    if request.method == 'POST':
        form = PasswordChangeForm(request.user, request.POST)
        if form.is_valid():
            form.save()
            update_session_auth_hash(request, form.user)
            messages.success(request, 'Your password was updated successfully!')  # <-
            return redirect('settings:password')
        else:
            messages.warning(request, 'Please correct the error below.')  # <-
    else:
        form = PasswordChangeForm(request.user)
    return render(request, 'profiles/change_password.html', {'form': form})

và trong template thì setting hiển thị :

{% if messages %}
  <ul class="messages">
    {% for message in messages %}
      <li class="{{ message.tags }}">{{ message }}</li>
    {% endfor %}
  </ul>
{% endif %}

Nếu message được thêm thành công (khi submit form thành công) thì nó sẽ hiển thị ra như thế này :

<ul class="messages">
  <li class="success">Your password was updated successfully!</li>
</ul>

Bạn cũng có thể thêm extra tag vào trong message :

messages.success(request, 'Your password was updated successfully!', extra_tags='alert')

thì sẽ có :

<ul class="messages">
  <li class="success alert">Your password was updated successfully!</li>
</ul>

Một số method đã tích hợp sẵn :

messages.debug(request, 'Total records updated {0}'.format(count))
messages.info(request, 'Improve your profile today!')
messages.success(request, 'Your password was updated successfully!')
messages.warning(request, 'Please correct the error below.')
messages.error(request, 'An unexpected error occured.')

# Hoặc...

messages.add_message(request, messages.DEBUG, 'Total records updated {0}'.format(count))
messages.add_message(request, messages.INFO, 'Improve your profile today!')

# Hữu ích khi muốn set level cho message:
CRITICAL = 50
messages.add_message(request, CRITICAL, 'A very serious error ocurred.')

Messages kết hợp với Bootstrap

Sử dụng bootstrap với các class tương ứng với các tag của message giúp giao diện đep hơn.

Trong file messages.html:

{% for message in messages %}
  <div class="alert {{ message.tags }} alert-dismissible" role="alert">
    <button type="button" class="close" data-dismiss="alert" aria-label="Close">
      <span aria-hidden="true">&times;</span>
    </button>
    {{ message }}
  </div>
{% endfor %}

Trong settings.py

from django.contrib.messages import constants as messages

MESSAGE_TAGS = {
    messages.DEBUG: 'alert-info',
    messages.INFO: 'alert-info',
    messages.SUCCESS: 'alert-success',
    messages.WARNING: 'alert-warning',
    messages.ERROR: 'alert-danger',
}

Và khi sử dụng thì thêm messages.html vào trong file template base.html :

<!doctype html>
<html>
  <head>
    <meta charset="utf-8">
    <title>Simple is Better Than Complex</title>
  </head>
  <body>
    {% include 'partials/header.html' %}
    <main>
      <div class="container">
        {% include 'partials/messages.html' %}
        {% block content %}
        {% endblock %}
      </div>
    </main>
    {% include 'partials/footer.html' %}
  </body>
</html>

15. Sử dụng Mixins với Class-Based Views

Một số quy tắc chung khi sử dụng mixin để định nghĩa các class views của riêng bạn:

  • Các class base views do Django cung cấp luôn ở bên phải;
  • Mixin ở bên trái của base view
  • Mixin phải kế thừa từ loại đối tượng đã tích hợp sẵn của Python

Ví dụ :

class FormMessageMixin(object):
    @property
    def form_valid_message(self):
        return NotImplemented

    form_invalid_message = 'Please correct the errors below.'

    def form_valid(self, form):
        messages.success(self.request, self.form_valid_message)
        return super(FormMessageMixin, self).form_valid(form)

    def form_invalid(self, form):
        messages.error(self.request, self.form_invalid_message)
        return super(FormMessageMixin, self).form_invalid(form)
        
 class DocumentCreateView(FormMessageMixin, CreateView):
    model = Document
    fields = ('name', 'file')
    success_url = reverse_lazy('documents')
    form_valid_message = 'The document was successfully created!'

Trong đó CreateView là 1 base view của Django, FormMessageMixin là 1 mixin được thừa kế từ object của Python.

Tương tự, bạn có thể sử dụng lại cùng một FormMessageMixin trong UpdateView và ghi đè lại form_invalid_message mặc định:

class DocumentUpdateView(FormMessageMixin, UpdateView):
    model = Document
    fields = ('name', )
    success_url = reverse_lazy('documents')
    form_valid_message = 'The document was successfully updated!'
    form_invalid_message = 'There are some errors in the form below.'

Từ Django 1.9 chúng ta có các mixins tích hơp sẵn LoginRequiredMixinUserPassesTestMixin. Nếu bạn đang sử dụng nó trong class views của mình, chúng sẽ luôn luôn ở bên trái cùng như thế này :

class DocumentUpdateView(LoginRequiredMixin, FormMessageMixin, UpdateView):
    model = Document
    fields = ('name', )
    success_url = reverse_lazy('documents')
    form_valid_message = 'The document was successfully updated!'

Link Nguồn :


All rights reserved

Viblo
Hãy đăng ký một tài khoản Viblo để nhận được nhiều bài viết thú vị hơn.
Đăng kí