Đi một vòng với Express framework
Bài đăng này đã không được cập nhật trong 4 năm
1. Lời mở đầu
Khi học NodeJs thì chắc hẳn các bạn sẽ tiếp xúc với nhiều các framework khác nhau của Node và chắc hẳn ai đã từng học hay tiếp xúc với NodeJS thì sẽ đều sẽ làm việc với Express framework - một web application framework của NodeJS.
Mình nghĩ là đây là một framework khá dễ học với những bạn mới bắt đầu. Nó khá là tiện khi hỗ trợ rất nhiều các tính năng trên web hay trên mobile. Chúng giúp chúng ta xây dựng backend một cách dễ dàng hơn. Có thể kể đến một vài tính năng mà Express hỗ trợ như :
- Middleware
- Routing
- Templating
- Debugging
bên cạnh đó là rất nhiều các API hỗ trợ.
Nghe cũng thú vị rồi đấy, đi vào tìm hiểu thôi.
2. Cài đặt
$ mkdir express
$ cd express
$ npm install express --save
Tạo xong express rồi. Trước hết có in Hello World
ra cái đã
Tạo thêm một file index.js với nội dung :
// khai báo module express
const express = require('express');
const app = express();
// khai báo route
app.get('/', (req, res) => {
res.send('Hello World!');
})
// lắng nghe app trên cổng 3000
app.listen(3000, () => {
console.log(`Server listening at http://localhost:3000`);
})
Chạy node index.js
để xem kết quả.
3. Routing
Như ở ví dụ đơn giản trên thì chúng ta cũng đã nhìn qua sương sương về route của express bằng cách khai báo như trên.
app.get('/', (req, res) => {
res.send('Hello World!');
})
với đoạn code trên chúng ta có thể hiểu được cấu trúc để khai báo một route theo cấu trúc
app.METHOD(PATH, HANDLER)
trong đó :
app
một instance của expressMETHOD
các HTTP methods (get, post, delete, put)PATH
đường dẫn trên browser.HANDLER
một function để thực thi đoạn code khi màpath
được gọi.
Route parameters
Chúng ta cũng có thể khai báo các params cho url với cú pháp :param
.
// Khai báo routes
app.get('/users/:userId/address/:address', (req, res) => {
res.send(req.params); // lấy params được truyền trên url req.params
});
// URL
http://localhost:3000/users/1/address/hanoi
// Kết quả :
{"userId":"1","address":"hanoi"}
Sử dụng Router để prefix route
Nếu chúng ta muốn trước khi vào mỗi đường dẫn nào đó đều muốn nó bắt đầu bằng /admin
chả hạn thì chúng ta chỉ cần khai báo như sau :
const router = express.Router();
app.use('/admin', router);
router.get('/blog', (req, res) => {
res.send('day la route co prefix');
});
Ở đọa code trên chúng ta có khai báo một đối tượng Router, đây là một object khá mạnh của express thường dùng trong các trường hợp như middleware hay là xử lý route. Nó hỗ trỡ một vài các methods mà các bạn có thể xem tham khảo thêm tại đây.
app.route()
Một cách nữa để định nghĩa route
đó là sử dụng app.route(). Việc sử dụng cách này sẽ thấy code khá ngắn gọn và dễ dàng tránh nhầm lẫn, cũng tránh việc bị lặp lại khi định nghĩ nhiều route mà có chung các đường dẫn.
Ví dụ về việc không sử dụng app.route().
function doGet(req, res, next) {
// code
}
function doPost(req, res, next) {
// code
}
function doPut(req, res, next) {
// code
}
app.get('/books/:book', doGet);
app.post('/books/:book', doPost);
app.put('/books/:book', doPut);
Có thể thấy có đến 3 đoạn chúng ta đều khai báo là /books/:book
, nếu có nhiều hơn 3 cái thì nhìn cũng khá là khó chệu. Cách viết tối ưu hơn là sử dụng app.route().
function doGet(req, res, next) {
// code
}
function doPost(req, res, next) {
// code
}
function doPut(req, res, next) {
// code
}
app.route('/books/:book')
.get(doGet)
.post(doPost)
.put(doPut);
4. Middleware
Khi một request được gửi lên thì Express sẽ thực hiện lần lượt các hàm middleware cho đến khi trả về response cho người dùng. Chúng có quyền truy cập đến các request hay response.
Nếu một hàm Middleware thực hiện xong mà vẫn chưa phải là hàm cuối cùng trong các hàm cần thực hiện chúng ta cần phải gọi đến hàm next() nếu không ứng dụng sẽ bị treo tại ngay cái hàm đó.
Có 5 kiểu middleware được sử dụng trong Express đó là :
- Application-level middleware
- Router-level middleware
- Error-handling middleware
- Built-in middleware
- Third-party middleware
Chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu xem từng kiểu đó là gì
Application-level middleware
Khi khởi tạo một ứng dụng Express chúng ta sẽ có một đối tượng đại diện cho ứng dụng đó, cụ thể là app. Đối tượng này thường được chúng ta khai báo dưới dạng tên là app.
const app = express();
thì chúng ta coi đây app này là ở level application, level cao nhất. Chúng ta có thể khai báo các middleware của cấp ứng dụng sử dụng app.use() hay là app.METHOD(với METHOD là các phương thức HTTP).
Khai báo middleware cho một đường dẫn cụ thể :
const express = require('express')
const app = express();
// khai báo middleware cho route
app.use('/user/:id', (req, res, next) => {
console.log('Day la middleware')
next()
})
app.get('/user/:id', (req, res) => {
res.send('hello nha')
})
app.listen(3000, () => {
console.log(`Server listening at http://localhost:3000`)
})
Nếu không khai báo đường dẫn cụ thể, nó sẽ mặc định chạy khi gọi tới tất cả các route :
app.use(function (req, res, next) {
console.log('Middleware chung route')
next()
})
Router-level middleware
Middleware này thì tương tự với middleware cấp ứng dụng, chỉ khác là Router-level middleware là instance của express.Router().
Để sử dụng middlware cấp route chúng ta cũng sẽ sử dụng router.use() hoặc router.METHOD như Application-level middleware.
Ở trên nếu mọi người để ý thì ở phần tìm hiểu về Route mình cũng đã sử dụng router.use() để định nghĩa prefix cho route.
Khai báo middleware chạy ở bất cứ request nào :
router.use(function (req, res, next) {
console.log('Middleware route')
next()
})
Error-handling middleware
Đây là middleware dùng cho việc xử lý lỗi. Nhưng khi dùng middleware này cần khai báo đủ 4 tham số là err, req, res, next
. Mặc dù không sử dụng đến tham số next, nhưng việc khai báo này là bắt buộc để Express nhận ra đây là hàm xử lí lỗi.
Giả sử khi server lỗi.
app.use(function (err, req, res, next) {
console.error(err.stack)
res.status(500).send('Something broke!')
})
Third-party middleware
Sử dụng middlware này để chúng ta thêm các chức năng cần thiết khác cho app. Giả sử chúng ta thêm một middleware là cookie-parser
.
Chỉ cần chạy lệnh
$ npm install cookie-parser
sau đó khai báo ở cấp ứng dụng hay cấp route thì tùy các bạn định nghĩa. Ví dụ :
var express = require('express')
var app = express()
var cookieParser = require('cookie-parser')
// load the cookie-parsing middleware
app.use(cookieParser())
Chúng ta có thể tham khảo thêm các middleware khác tại đây.
5. Sử dụng template engines
Nếu như bạn từng tiếp xúc với Ruby on Rails thì việc tiếp cận các template engines của NodeJS khá dễ dàng. Nếu như trong Rails có erb thì NodeJS có ejs, hay là Rails có slim còn Node có pug. Mình thấy không có quá nhiều sự khác biệt nào trong việc sử dụng template engines trong Node nếu như bạn từ tiếp xúc với Rails.
Để sử dụng template engine pug chỉ cần cài
$ npm install --save pug
và khai báo
//Khai báo đường dẫn đến thư mục chứa các template
app.set('views', './views')
//Khai báo template engine sử dụng
app.set('view engine', 'pug')
Và cách khai báo này cũng tương tự nếu như các bạn dùng template engines nào khác.
6, Express database
Express có thể kết hợp với rất nhiều các loại cơ sở dữ liệu khác nhau.
Giả sử chúng ta kết nối với mysql
thì trước tiên cần phải cài module mysql trước.
$ npm install mysql
và khai báo để sử dụng
const mysql = require('mysql');
Để tạo một database
chúng ta cần phải khai báo một vài cấu hình đơn giản như hostname
, database name
..
var mysql = require('mysql');
var con = mysql.createConnection({
host: "localhost",
user: "yourusername",
password: "yourpassword"
});
con.connect(function(err) {
if (err) throw err;
console.log("Connected!");
con.query("CREATE DATABASE mydb", function (err, result) {
if (err) throw err;
console.log("Database created");
});
});
Đây chỉ là một ví dụ về cách kết hợp Express với database. Trên thực tế mình thấy người ta hay sử dụng NodeJS với MongoDB hơn cả. Để tìm hiểu các sử dụng và kết hợp chúng bạn có thể xem thêm tại https://github.com/mongodb/node-mongodb-native.
Kết luận
Trên đây là những tìm hiểu của mình về Express framework.
Bài viết này bởi Nguyen Quang Phu được cấp phép theo CC BY-NC-ND 4.0