Deploy Rails App lên Ubuntu server với Unicorn và Nginx
Bài đăng này đã không được cập nhật trong 6 năm
Unicorn là gì?
Dễ hiểu là server HTTP cho Ruby. Cơ chế hoạt động là web server gửi các request tới worker Unicorn thông qua Unix sockets or TCP sockets....
Có nhiều lựa chọn khác Unicorn như Puma
và Thin
. Ở bài viết này mình sẽ giới thiệu về Unicorn
Setup Unicoirn
Config Unicoirn
Rồi tiếp theo phần I. Chúng ta đã có 1 rails server trên instance. Và giờ chúng ta sẽ sử dụng Unicorn cho nó =.="
-
Thêm
gem unicorn
vào gemfile -
bundle install
-
tạo folder
current
chưa code app, 1 fileshared
chứa log, config, socket,... Khi deploy thì các file trong shared sẽ không bị mất thay đổi có thể xảy ra mấy log,...- cd
- cd demo-deploy
- mkdir -p current
- mv * current
- mkdir -p shared
- cd shared
- mkdir pids log sockets
-
Tạo file config/unicorn.rb để config unicorn
- cd ..
- cd current
- vim config/unicorn.rb
-
add nội dung file:
# set path to application app_dir = File.expand_path("../..", __FILE__) shared_dir = '/home/deploy/demo-deploy/shared' working_directory app_dir # Set unicorn options worker_processes 2 preload_app true timeout 30 # Set up socket location listen "#{shared_dir}/sockets/unicorn.sock", :backlog => 64 # Logging stderr_path "#{shared_dir}/log/unicorn.stderr.log" stdout_path "#{shared_dir}/log/unicorn.stdout.log" # Set master PID location pid "#{shared_dir}/pids/unicorn.pid"
Giải thích 1 chút nhé :
-
working_directory
DSL (Domain Specific Language) xét thư mục làm việc, pid file, standard in và standard out. -
worker_processes
: số worker processes unicorn chạy. mặc định là 1 master process. Nếu bạn muốn môi trường production chạy nhiều worker processes các bạn có thể viết như sau :ex:
worker_processes (ENV['RAILS_ENV'] == 'production' ? 4 : 1)
-
listen
: Unicorn có thể lắng nghe trên port và sockets. File này cũng được dùng để cấu hình cho nginx. Bạn có thể lắng xét mỗi worker để nghe trên từng port ex :listen "#{shared_dir}/sockets/unicorn.sock", backlog: 64 listen(3000, backlog: 64) if ENV['RAILS_ENV'] == 'development'
-
timeout
: default là 60s, nếu app của bạn cầu thời gian timeout lâu thì bạn có thể xét tăng lên -
stdout_path
vàstderr_path
: đường dẫn chứa 2 file log của unicorn, sau này có sự cố gì thì vào đó xem
-
-
Tạo thư mục với những j đã khai báo ở trên
pids
,sockets
,log
mkdir -p shared/pids shared/sockets shared/log
Tạo script để tắt bật unicorn
-
Tạo file
unicorn_appname
trong thư mụcetc/init.d
sudo vi /etc/init.d/unicorn_appname
-
Thêm config vào file
unicorn_appname
#!/bin/sh ### BEGIN INIT INFO # Provides: unicorn # Required-Start: $all # Required-Stop: $all # Default-Start: 2 3 4 5 # Default-Stop: 0 1 6 # Short-Description: starts the unicorn app server # Description: starts unicorn using start-stop-daemon ### END INIT INFO set -e USAGE="Usage: $0 <start|stop|restart|upgrade|rotate|force-stop>" # app settings USER="deploy" #user name APP_NAME="appname" #directory project name APP_ROOT="/home/$USER/$APP_NAME/current" ENV="development" # environment settings PATH="/home/$USER/.rbenv/shims:/home/$USER/.rbenv/bin:$PATH" CMD="cd $APP_ROOT && bundle exec unicorn -c config/unicorn.rb -E $ENV -D" PID="$APP_ROOT/shared/pids/unicorn.pid" OLD_PID="$PID.oldbin" # make sure the app exists cd $APP_ROOT || exit 1 sig () { test -s "$PID" && kill -$1 `cat $PID` } oldsig () { test -s $OLD_PID && kill -$1 `cat $OLD_PID` } case $1 in start) sig 0 && echo >&2 "Already running" && exit 0 echo "Starting $APP_NAME" su - $USER -c "$CMD" ;; stop) echo "Stopping $APP_NAME" sig QUIT && exit 0 echo >&2 "Not running" ;; force-stop) echo "Force stopping $APP_NAME" sig TERM && exit 0 echo >&2 "Not running" ;; restart|reload|upgrade) sig USR2 && echo "reloaded $APP_NAME" && exit 0 echo >&2 "Couldn't reload, starting '$CMD' instead" $CMD ;; rotate) sig USR1 && echo rotated logs OK && exit 0 echo >&2 "Couldn't rotate logs" && exit 1 ;; *) echo >&2 $USAGE exit 1 ;; esac
-
Giờ bạn có thể start/stop/restart... service
sudo service filename start
Note
-
Mình mới tìm hiểu tạo 1 file scrip để chạy service nên khi đọc nhiều bài hướng dẫn nếu khi bạn chạy xong bước 3 mà xảy ra lỗi :
Failed to start filename.service: Unit filenamservice not found.
Thì các bạn nhớ cấp quyền cho file và khời động khi bootsudo chmod 755 /etc/init.d/filename sudo update-rc.d filename defaults
Và rồi bạn chạy lại
sudo service filename start
-
Khi bạn start service mà vẫn lỗi. Thì các bạn có thể xem log
sudo service filename status
-
Ở nội dung file
unicorn_appname
phía trên : có thể bạn gặp lỗibundle: command not found
thì nhớ thay đổi"cd $APP_ROOT && bundle exec unicorn -c config/unicorn.rb -E $ENV -D"
thành"cd $APP_ROOT; ~/.rbenv/bin/rbenv exec bundle exec unicorn -c config/unicorn.rb -E $ENV -D"
-
NginX là gì?
NginX cũng là 1 web server, nó hỗ trợ cho unicorn trong việc xử lý các HTTP request. Tới đây nhiều người sẽ hỏi là Unicorn ở trên cũng là 1 web server thì cần j phải sử dụng NginX nữa?
-
NginX hỗ trợ multi-clients tốt hơn unicorn. Do Unicorn sử dụng blocking I/O (1 thời điểm chỉ dùng 1 client/worker) vì vậy càng nhiều worker_processes thì càng cần nhiều tài nguyên phần cứng. NginX lúc này sẽ đứng ra nhận các request và dưa vào hàng đợi, sau đó đưa dần xuống cho unicorn xử lý
-
unicorn hỗ trợ static file không tốt bằng nginx ....
Mọi người có thể tham khảo sự khác nhau giữa Unicorn và Nginx http://www.differencebetween.info/difference-between-nginx-and-unicorn
Setup NginX
Config Nginx
- Cài đặt Nginx
sudo apt-get install -y nginx
- Mở file default config trong thư mục
/etc/nginx/sites-available
:sudo vi /etc/nginx/sites-available/default
Note: Tốt nhất là nên tạo 1 file config mới:sudo vi /etc/nginx/sites-available/demo-nginx
để chính sửa thêm nội dung file:upstream unicorn_stream { server unix:/home/deploy/demo-deploy/shared/sockets/unicorn.sock fail_timeout=0; } server { listen 80 default deferred; server_name localhost; root /home/deploy/demo-deploy/current/public; location ^~ /assets/ { gzip_static on; expires max; add_header Cache-Control public; } try_files $uri/index.html $uri @unicorn; location @unicorn { proxy_set_header X-Forwarded-For $proxy_add_x_forwarded_for; proxy_set_header Host $http_host; proxy_redirect off; proxy_pass http://unicorn_stream; access_log /var/log/nginx/demo_deploy.access.log; error_log /var/log/nginx/demo_deploy.error.log; } error_page 500 502 503 504 /500.html; keepalive_timeout 10; }
-
server unix:/home/deploy/demo-deploy/shared/sockets/unicorn.sock
: link socket của nginx phải cùng cổng với unicorn như vậy 2 đứa nó mới chịu hợp tác với nhau. -
root /home/deploy/current/demo-deploy/public;
cần phải trở đến thư mục public của rails app -
access_log và error_log: 2 file lưu log.
-
Link nó sang thư mục /etc/nginx/sites-enabled/ để kích hoạt nó:
ln -nfs /etc/nginx/sites-available/demo_deploy /etc/nginx/sites-enabled/demo_deploy
-
- sudo service nginx restart
- Giờ bạn có thể chạy server thông qua public ID rồi
- Cài đặt Nginx
Config File config ^^
- Tạo thư mục config trong shared
mkdir -p config
Database.yml
-
Tạo file database.yml
-
Thêm nội dung file ví dụ ở đây mình thiết lập 2 môi trường development và production
default: &default adapter: mysql2 encoding: utf8 pool: 5 username: root password: **** development: <<: *default database: data_development production: <<: *default database: database_production username: root password: **** host: localhost port: 5432
-
Lại dùng
ln
để link từshared/config/database.yml
->current/config/database.yml
ln -nfs /home/deploy/demo-deploy/shared/config/database.yml /home/deploy/demo-deploy/current/config/database.yml
-
rake db:create
(muốn tạo db môi trường productionRAILS_ENV=production rake db:create
)
Secrets.yml
- Tạo file secrets.yml
- get token bằng
bundle exec rake secret
- Thêm nội dung file
development: secret_token: d10a0f5fc488f5c3954f87a8f5262378c6929593f1a83b111296e80b67d7d..... secret_key_base: d10a0f5fc488f5c3954f87a8f5262378c6929593f1a83b111296e80b67d7d..... production: secret_key_base: <%= ENV["SECRET_KEY_BASE"] %>
Kết luận
Vậy là đã xong phần 2 config Nginx và Unicorn trên server. Phần tạo thư mục shared ở bài viết mình có tạo khác so với các bài viết mình đã tham khảo, nhưng mình nghĩ không nên tạo thư mục đó trong rails app vì khi deploy các file log sẽ bị xóa hết...
All rights reserved