+10

Deploy Laravel 5.* lên Shared Hosting

Đối với các website đơn giản có kinh phí nhỏ thì việc sử dụng Shared Hosting là một lựa chọn hoàn toàn hợp lí. Bởi mức chi phí chỉ từ 50k-100k/ tháng (cho 1 website) và sử dụng tương đối dễ dàng và được hỗ trợ nhiệt tình mỗi khi gặp sự cố.

Bạn có thể tham khảo các gói Hosting tại đây giá chỉ từ 49k

Bài viết này sẽ hướng dẫn các bạn đưa một ứng dụng web được lập trình bằng framework laravel lên shared hosting.

1. Chuẩn bị

  1. Cấu trúc thư mục của framework laravel:

  1. Sau khi code xong project ở dưới môi trường local thì ta lần lượt chạy các lệnh sau
  • php artisan cache:clear để xóa bộ nhớ cache của ứng dụng
  • php artisan config:clear để xóa phiên bản được lưu trong bộ nhớ cache của file cấu hình nếu có.
  • composer install / composer update để composer sẽ tự động cập nhật các package cho bạn. Nếu muốn cập nhật lên các phiên bản mới hơn hoặc các bản release, hãy chỉnh sửa file composer.json.

Nếu nhà cung cấp hosting cho phép bạn sử dụng SSH (Secured Shell) thì bạn có thể chạy trực tiếp các lệnh trên command thông qua địa chỉ IP hoặc Hostname (ssh root@server-ip-or-hostname) được cung cấp. Tuy nhiên đối với các dịch vụ Shared Hosting thường thì không được phép sử dụng SSH nên chúng ta phải chạy các lệnh trên khi ở môi trường local. Đây là một trong các hạn chế của việc sử dụng Shared Hosting

  1. Sau đó nén toàn bộ project lại ở dạng qtnv.zip
  2. Sau đó mở shared hosting cPanel ( truy cập http://your-domain.com:2083 )

  1. Mở File Manager và upload project mà bạn vừa nén qtnv.zip lên thư mục gốc không phải là public_html và giải nén
  2. Mở folder qtnv rồi di chuyển toàn bộ nội dung trong thư mục public sang public_html

Tại sao phải chuyển các file như vậy? Bởi nhà cung cấp dịch vụ Shared Hosting đã mặc định thư mục public_html là thư mục gốc.

2. Cấu hình lại project

  • trong thư mục public_html mở file index.php ở dòng 24 và 38 sửa lại thành

Do khi ta di chuyển toàn bộ nội dung trong thư mục public sang public_html nên đường dẫn bị thay đổi nên ta phải sửa lại cho đúng.

  • trong file .htaccess nếu không thay đổi gì thì nên giữ nguyên như mặc định ban đầu '

          <IfModule mod_rewrite.c>
                <IfModule mod_negotiation.c>
                    Options -MultiViews
                </IfModule>
    
                RewriteEngine On
    
              # Redirect Trailing Slashes…
                RewriteRule ^(.*)/$ /$1 [L,R=301]
    
              # Handle Front Controller…
                RewriteCond %{REQUEST_FILENAME} !-d
                RewriteCond %{REQUEST_FILENAME} !-f
                RewriteRule ^ index.php [L]
            </IfModule>'
    

3. Cấu hình database

nếu như ở môi trường local hay SSH thì ta sử dụng lệnh php artisan migrate để thiết lập cơ sở dữ liệu tuy nhiên khi sử dụng shared hosting thì việc này là không thể. Thay vào đó ta có thể xuất database từ http://localhost/phpmyadmin/ rồi nhập dữ liệu vào cPanel’s PHPMyAdmin.

Tạo cơ sở dữ liệu trên web host Hầu hết các cPanel đều đi kèm với PHPMyAdmin và Mysql Database Wizard ở đây ta có thể tạo mới database và tạo và phân quyền cho người dùng.

sau khi tạo tên cơ sở dữ liệu ta nhập dữ liệu lên web host

cách sử dụng tương tự như đối với phpMyAdmin ở môi trường local. Tiếp đó ta cấu hình lại trong file .env các thông số:

  • APP_URL=your-domain (ban đầu là APP_URL=http://localhost)
  • 'MYSQL_DATABASE' => 'your-database',
  • 'MYSQL_USERNAME' => 'your-username',
  • 'MYSQL_PASSWORD' => 'your-password',

Bước cuối cùng ta xem lại phiên bản php đã phù hợp với phiên bản laravel chưa, bằng cách tìm đếm mục Select PHP Version trên cPanel.

Kết luận

Như ở đầu bài viết cũng đã nói việc sử dụng Shared Hosting chỉ nên dùng cho các website đơn giản ít sử dụng các công nghệ, bởi dịch dịch vụ này phụ thuộc vào gói dịch vụ và những mặc định từ phía nhà cung cấp dịch vụ .

Trên đây là toàn bộ hướng dẫn để đưa một ứng dụng web được lập trình bằng framework laravel lên shared hosting. Các bước thực hiện khá đơn, chúc các bạn thành công.


All rights reserved

Viblo
Hãy đăng ký một tài khoản Viblo để nhận được nhiều bài viết thú vị hơn.
Đăng kí