+1

Đặt mục tiêu tốt với SMART (phần 3)

Hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu 2 tiêu chuẩn cuối cùng của SMART.

Đầu tiên đó là tính Thực tế.

Một mục tiêu thực tế tức là nó phù hợp và cần thiết cho bạn.

Để có một mục tiêu thực tế, bạn hãy khẳng định lại mong muốn của mình, tức là lý do mà bạn có mục tiêu này.

Liệu thực chất nó có phải là đích đến mong muốn của bạn hay không, hay tồn tại một mục tiêu khác quan trọng hơn?

Ví dụ, bạn có thực sự muốn làm việc ở thành phố hay không?

Hay ước mơ của bạn là được đi đây đó nhiều nơi?

Mục tiêu mới của bạn phải phù hợp với những mục tiêu đang có, không xung đột lẫn nhau.

Ví dụ, nếu bạn muốn nâng cao trình độ tiếng Anh bằng cách học vào buổi tối, nhưng trước đó, bạn đã có kế hoạch kiếm thêm việc làm ở nhà để tăng thu nhập.

Như vậy, các mục tiêu của bạn đang bị xung đột về mặt thời gian.

Nếu bạn đang phân vân về tính thực tế của mục tiêu của mình, hãy phân tích kỹ hơn và đưa ra các điều chỉnh nếu cần thiết.

Trả lời một số câu hỏi sau sẽ giúp kiểm tra xem mục tiêu của bạn có đạt được tính thực tế hay không.

  1. Thực sự mình có cần điều này hay không?

  2. Có mâu thuẫn gì xảy ra với mình hay không?

  3. Bỏ cái này đi có được hay không?

Tiêu chuẩn cuối cùng của SMART là tính Ràng buộc về thời gian.

Việc có một khung thời gian cho mục tiêu sẽ giúp bạn thiết lập thời gian hoàn thành, qua đó có thể kiểm tra được kết quả của kế hoạch.

Ngoài ra, nó cũng tạo một áp lực cho bản thân trong việc thực hiện các hành động cụ thể.

Nếu mục tiêu là dài hạn, hãy chia nó thành các mục tiêu nhỏ hơn và đưa ra các chỉ số chi tiết.

Việc này sẽ giúp bạn dễ dàng hơn trong quản lý và theo dõi tiến độ.

Ví dụ, nếu mục tiêu của bạn là nâng cao trình độ Tiếng Anh lên 600 điểm TOEIC trong vòng 6 tháng, thì bạn hãy đưa ra các mục tiêu nhỏ hơn cho từng tháng một với các điểm số cụ thể.

Sau từng tháng, bạn có thể biết được tiến độ của mình và nhanh chóng đưa ra các hành động điều chỉnh nếu thấy cần thiết.

Bạn cần tập trung vào cả mục tiêu ngắn hạn và dài hạn.

Chúng phải nhất quán với nhau.

Ví dụ, bạn cần phải để ý đến mục tiêu của từng ngày, trong đó bạn chỉ rõ mỗi ngày cần đạt được cái gì.

Tiếp đó là mục tiêu cho từng tuần, từng tháng với các con số cụ thể.

Đối với những mục tiêu ngắn hạn thì thường có những hành động trực tiếp.

Còn đối với những mục tiêu dài hạn thì các hành động thường mang tính lâu dài, thậm chí là thay đổi cả thói quen của mình.

Trả lời một số câu hỏi sau để kiểm tra về tính Ràng buộc thời gian của mục tiêu.

  1. Bắt đầu từ lúc nào?

  2. Trong bao lâu?

  3. Bao lâu thì kiểm tra một lần?

  4. Mình làm gì trong tuần này?

  5. Mình làm gì trong tháng này?

Sau quá trình phân tích và thực hiện các bước, chúng ta đã có một mục tiêu đạt tiêu chuẩn SMART.

Nếu bạn có một mục tiêu, nhưng không biết nó có đủ SMART hay không, bạn có thể sử dụng công cụ SMART rubric để đánh giá mục tiêu đó.

SMART rubric đánh giá từng tiêu chí theo thang điểm từ 1 đến 4. Một mục tiêu lý tưởng nhất là có tất cả các tiêu chí đạt 4 điểm.

Nếu một trong các tiêu chí này có số điểm thấp thì bạn biết là mình cần phải tìm cách để nâng cao điểm số đó lên.

Một mục tiêu tốt là bước khởi đầu quan trọng để đi đến thành công.

Nó động viên và giúp bạn giữ tập trung trong từng hành động.

Nó giúp bạn biến những giấc mơ tưởng như xa vời trở thành những bước đi rõ ràng và tự tin.

Và trên hết, nó sẽ tối ưu hóa được giá trị công việc bạn làm trong từng giai đoạn và trong cả cuộc đời.

Vậy sau khi có một mục tiêu SMART rồi, bạn sẽ làm gì tiếp theo?

Chắc chắn, bạn đã có câu trả lời, đó chính là lên kế hoạch hành động để đạt được mục tiêu đó.

Đây chính là lúc Kanban thể hiện được lợi ích to lớn mà nó mang lại.

Như vậy, trong phần này, chúng ta đã đề cập đến tầm quan trọng của việc đặt mục tiêu trong công việc.

Nó sẽ giúp nâng cao cơ hội thành công.

Chúng ta cũng đã nói đến SMART như là một tiêu chuẩn để đánh giá mục tiêu, cùng với đó là các bước để xây dựng được một mục tiêu SMART


All rights reserved

Viblo
Hãy đăng ký một tài khoản Viblo để nhận được nhiều bài viết thú vị hơn.
Đăng kí