0

Công nghệ Near Field Communication (NFC) - Touch and Go

1. Giới thiệu công nghệ NFC

1.1 NFC là gì?

Khi mua smartphone hay máy tính bảng, bạn luôn được nghe giới thiệu thiết bị này có công nghệ NFC hấp dẫn, rất dễ dùng và nhiều tính năng. Nhưng có thể bạn, cũng như rất nhiều người không biết NFC là cái gì. Bài viết bên dưới sẽ giải đáp thắc mắc này giúp bạn.

Trước hết, NFC là từ viết tắt của Near Field Communication (dịch tiếng Việt là: công nghệ giao tiếp tầm ngắn). Nói một cách dễ hiểu, đó là công nghệ giúp cho các thiết bị của bạn (điện thoại, tablet, loa, tai nghe...) có thể trao đổi dữ liệu được với nhau ở một khoảng cách rất gần (tầm 4 cm) sau khi chạm vào nhau mà không cần dây nối, không cần 3G hoặc Wifi. Chỉ cần hai thiết bị cần kết nối với nhau có hỗ trợ NFC là được

NFC là viết tắt của cụm từ Near Field Communications là công nghệ truyền thông phạm vi hẹp sử dụng sóng radio năng lượng thấp để truyền đi một lượng các thông tin trong khoảng cách ngắn. NFC được phát triển dựa trên nguyên lý nhận dạng bằng tín hiệu tần số vô tuyến (Radio-frequency identification - RFID), hoạt động ở dải băng tần 13.56 MHz và tốc độ truyền tải dữ liệu tối đa 424 Kbps. Thay vì phải thiết lập kết nối bằng tay để nhận diện 2 thiết bị đầu cuối thì NFC tự động hiểu và kết nối trong 1/10 giây khi 2 thiết bị tiếp xúc nhau. NFC truyền tải dữ liệu trong khoảng cách từ 4-10cm nhằm tránh tình trạng chồng chéo sóng trong khu vực đông đúc cũng như hạn chế tương tác mà người dùng không mong muốn.

1.2 Lịch sử ra đời

Năm 1983, NFC là phát minh đầu tiên gắn liền với công nghệ RFID được cấp cho Charles Walton. Năm 2004, Sony, Nokia, Philips thành lập NFC Forum. NFC Forum luôn khuyến khích người dùng đóng góp, chia sẻ, kết hợp và thực hiện các giao dịch giữa các thiết bị NFC, NFC đóng vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển của công nghệ NFC. Hiện nay, NFC Forum bao gồm 140 thành viên trong đó có rất nhiều các thương hiệu lớn như: Microsoft, Google, Samsung, Sony Ericsson, Motorola, LG, Nokia, HTC…

Năm 2006, Nokia cho ra đời chiếc điện thoại hỗ trợ NFC đầu tiên là Nokia 6131 ngay sau khi NFC Forum thiết lập cấu hình cho các thẻ nhận dạng NFC (NFc tag).

Tháng 1/2009, NFC công bố chuẩn Peer-to-Peer để truyền tải dữ liệu như địa chỉ URL, danh bạ hoặc kích hoạt Bluetooth…

Năm 2010, Google cho ra mắt chiếc smartphone thế hệ 2 là Nexus S và đây cũng chính là chiếc điện thoại Android đầu tiên hỗ trợ NFC. Đến năm 2011, tại sự kiện Google I/O NFC càng chứng tỏ được khả năng của mình thông qua khả năng chia sẻ các ứng dụng, video, game chứ không chỉ danh bạ, URL như trước. Ngoài ra, NFC còn là công cụ thanh toán di động hiệu quả. Hiện nay, NFC được tích hợp vào rất nhiều thiết bị chạy trên các hệ điều hành khác nhau như Android, Windows Phone, BlackBerry…

1.3 Cách thức hoạt động

NFC kết nối thiết bị thông qua va chạm giữa các thiết bị đầu phát và thiết bị cuối nhờ từ trường phát sinh do va chạm và trao đổi dữ liệu theo mạng ngang hàng Peer-to-Peer. Để hoạt động cần 2 thiết bị có hỗ trợ và cài đặt NFC: một thiết bị đầu gửi và một thiết bị đích nhận. Khi 2 thiết bị va chạm, thiết bị đầu gửi sẽ tạo ra các sóng từ trường để cung cấp năng lượng cho thiết bị đích nhận, thiết bị đích nhận này không cần điện năng mà năng lượng giúp nó hoạt động được lấy từ thiết bị đầu gửi, kết nối được hình thành và bắt đầu quá trình giao dịch. Một giao dịch diễn ra trên NFC thực hiện tuần tự theo các bước sau:

                                    Hình 1. Luồng giao dịch NFC

1.4 Khả năng bảo mật

Mặc dù cự li giao tiếp NFC rất ngắn nằm trong khoảng 4-10cm nhưng NFC không có tính bảo mật cao, NFC cũng không có khả năng bảo vệ dữ liệu trước nguy cơ bị đánh cắp, chỉnh sửa hoặc thất lạc.

Để bảo mật, dữ liệu NFC cần phải có sự kết hợp giữa nhà cung cấp dịch vụ (bảo vê thiết bị hỗ trợ NFC bằng các giao thức mã hóa và xác thực) và người dùng (bảo vệ thiết bị và dữ liệu cá nhân). Để bảo vệ, NFC sử dụng giao thức mã hóa lớp cao SSL để thiết lập mô hình giao tiếp an toàn giữa các thiết bị hỗ trợ.

2. Một số ứng dụng cơ bản sử dụng công nghệ NFC

2.1 Giới thiệu ứng dụng

                  Hình 2.1. Ứng dụng của NFC trong thực tế.

NFC hiện nay đang rất thịnh hành và được ứng dụng rộng rãi, đặc biệt như các ứng dụng trong vận chuyển công cộng, chấm công, đăng nhập máy tính điện tử, làm chìa khóa, giao dịch không tiếp xúc, trao đổi dữ liệu. điều khiển truy cập…

  • Vận chuyển công cộng: việc thanh toán vé xe bus hoặc tàu điện ngầm vốn rất tốn thời gian chờ đợi và công sức vì vậy một số nước như Nice ở Pháp đã cho khách hàng thanh toán tiền xe bus hoặc tàu điện ngầm qua thẻ NFC.
  • Chìa khóa: việc mở cửa ra vào căn hộ của mình hoặc xe hơi sẽ đơn giản hơn với việc sử dụng NFC, thay vì phải tìm chìa khóa để khởi động thì hoàn toàn có thế sử dụng NFC chạm nhẹ vào ổ khóa để điều khiến.
  • Mua vé: Sử dụng điện thoại NFC có thể mua bất kì mọi loại vé, từ vé xem phim, nghe nhạc, trận đấu bóng đá, thậm chí cả vé máy bay…
  • Lấy thông tin: Các thông tin về cửa hàng, sản phẩm hoặc bộ phim nào đó hoàn toàn dễ dàng thu thập được nếu sử dụng NFC, chỉ cần chạm nhẹ vào nhãn sản phẩm, poster phim, nhãn thông minh của cửa hàng đó.
  • Điều khiến cài đặt Bluetooth và Wi-Fi: NFC thay thế các ghép nối các thiết bị Blutooth và cấu hình mạng Wi-Fi thông qua mã Pin bằng việc chạm nhẹ các thiết vị ghép nối hoặc chạm vào thẻ NFC (NFC tag).
  • Trao đổi dữ liệu: NFC cho phép chuyển dữ liệu một cách dễ dàng và nhanh chóng chỉ qua một lần chạm nhẹ các thiết bị ghép nối, do khoảng cách ghép nối chỉ nằm trong khoảng từ 4-10cm nên khả năng truyền dẫn nhanh hơn và quá trình truyền dẫn không bị nhiều do không bị ảnh hưởng bởi các sóng xung quanh.

2.2 Việc trao đổi dữ liệu sử dụng công nghệ NFC

  • Chia sẻ danh bạ với một máy điện thoại khác sử dụng NFC
  1. Khởi động NFC ở cả máy gửi và nhận
  2. Click “Home Screen”, chọn biểu tượng application, mở biểu tượng danh bạ.
  3. Chọn vào số lien lạc bạn muốn chia sẻ.
  4. Chạm lưng 2 điện thoại nhận và gửi với nhau để kết nối NFC (khi kết nối sẽ có 1 đoạn âm thanh ngắn thông báo kết nối 2 thiết bị.)
  5. Chọn đồng ý để bắt đầu chuyển dữ liệu.
  6. Khi việc trao đổi hoàn thành, danh bạ sẽ hiển thị và lưu trữ trên máy nhận
  • Chia sẻ “music file” với một máy điện thoại khác sử dụng NFC
  1. Khởi động NFC ở cả máy gửi và nhận
  2. Chọn “Home Screen”, chọn biểu tượng application, mở ứng dụng WalkmanTM player.
  3. Chọn file chứa danh sách các bài hát “My music”.
  4. Chọn danh sách bài hát và đường dẫn những bài hát muốn chia sẻ.
  5. Có thể play bài hát đó, vì việc truyền vẫn có thể hoạt động ngay cả khi bài hát đó đang được phát.
  6. Chạm lưng 2 điện thoại nhận và gửi với nhau để kết nối NFC (khi kết nối sẽ có 1 đoạn âm thanh ngắn thông báo kết nối 2 thiết bị.)
  7. Chọn đồng ý để bắt đầu truyền dữ liệu.
  8. Khi việc truyền dữ liệu hoàn thành, bài hát sẽ ngay lập tức được phát và lưu lại trên máy nhận tại đúng thời điểm máy gửi đang phát.
  • Chia sẻ hình ảnh hoặc video với một máy điện thoại khác sử dụng NFC
  1. Khởi động NFC ở cả máy gửi và nhận.
  2. Chọn “Home Screen”, chọn biểu tượng application, mở Album chứa thư viện ảnh và video.
  3. Chọn video hoặc ảnh bạn muốn chia sẻ.
  4. Chạm lưng 2 điện thoại nhận và gửi với nhau để kết nối NFC (khi kết nối sẽ có 1 đoạn âm thanh ngắn thông báo kết nối 2 thiết bị.)
  5. Chọn đồng ý để bắt đầu truyền dữ liệu.
  6. Khi việc truyền dữ liệu hoàn thành, ảnh hoặc video sẽ hiển thị ngay trên màn hình máy nhận, cũng thời điểm đó file sẽ được lưu trên máy nhận.
  • Chia sẻ địa chỉ website với một máy điện thoại khác sử dụng NFC
  1. Khởi động NFC ở cả máy gửi và nhận.
  2. Chọn “Home Screen”, chọn biểu tượng application
  3. Chọn đường link dẫn đến trang web bạn muốn chia sẻ.
  4. Load trang web bạn muốn chia sẻ.
  5. Chạm lưng 2 điện thoại nhận và gửi với nhau để kết nối NFC (khi kết nối sẽ có 1 đoạn âm thanh ngắn thông báo kết nối 2 thiết bị.)
  6. Chọn đồng ý để bắt đầu truyền dữ liệu.
  7. Khi việc truyền dữ liệu hoàn thành, trang web sẽ hiển thị ngay trên màn hình máy nhận.

All rights reserved

Viblo
Hãy đăng ký một tài khoản Viblo để nhận được nhiều bài viết thú vị hơn.
Đăng kí