0

Công cụ tìm kiếm là gì? Cơ chế và quan điểm hoạt động của Google

Khi muốn tìm kiếm một thứ gì hẳn nhiều bạn sẽ nghĩ ngay đến việc sử dụng điện thoại hoặc PC để tìm kiếm.

Tuy nhiên khi sử dụng google để tìm kiếm thì không ít người thấy rằng kết quả mong muốn nhận được với kết quả tìm kiếm trên trang hiển thị không khớp với nhau. Hầu hết kết quả tìm kiếm đều hiển thị ra các service hay các EC site ở vị trí hàng đầu.

Vậy để tìm kiếm chính xác thứ bạn cần thì bạn nên nắm được cơ chế hoạt động của các công cụ tìm kiếm như Google,… từ đó lựa chọn keyword tìm kiếm cho hợp lý.

Bài viết này sẽ trang bị cho các bạn một số kiến thức cơ bản như “thuật toán của các công cụ tìm kiếm như Google hoạt động như thế nào?”, “tại sao nội dung muốn tìm kiếm lại không hiển thị ở trang kết quả”

Mục lục

  1. Công cụ tìm kiếm là gì?

    1.1. Cơ chế của công cụ tìm kiến như crawlers, indexes

    1.2. Thuật toán tìm kiếm là gì

    1.3. Thuật toán của Google và Yahoo! khác nhau ở đâu

  2. Vì sao thông tin muốn tìm kiếm lại không hiển thị ở trang kết quả tìm kiếm

  3. Quan điểm của Google về việc “nâng cao sự tiện lợi cho người dùng”

  4. Tổng kết: Nắm vững cơ chế hoạt động của Google để lựa chọn từ khóa khi tìm kiếm

1. Công cụ tìm kiếm là gì?

Công cụ tìm kiếm là một hệ thống để tìm kiếm các thông tin như Webpage, image file,… có tồn tại trên internet.

Các công cụ tìm kiếm tiêu biểu có thể kể đến như: Google, Yahoo!, Baidu, Bing,…

1.1. Cơ chế của công cụ tìm kiếm như crawlers, indexes

Công cụ tìm kiếm thu thập vô số các link cũng như website tồn tại trên mạng internet, từ đó phân loại thông tin lấy được và ghi lại chúng vào database.

Cơ chế thu thập thông tin được gọi là “crawler (bot)”, cơ chế phân loại và ghi lại thông tin vào database có tên là “index”.

Công cụ tìm kiếm sắp xếp thông tin được tìm được theo thứ tự mà nó đánh giá là phù hợp nhất theo từng từ khóa tìm kiếm.

Cơ chế để sắp xếp thông tin theo thứ tự phù hợp này được gọi là “thuật toán tìm kiếm”.

1.2. Thuật toán tìm kiếm là gì?

Thuật toán tìm kiếm là một cơ chế (logic) quyết định "thứ tự các trang web được sắp xếp đối với từng từ khóa" được cài đặt trong các công cụ tìm kiếm như Google và Yahoo!

Thuật toán tìm kiếm của Google bao gồm các yếu tố xác định thứ tự của "ranking signal". Có rất nhiều các yếu tố khác nhau tương ứng với từng độ phức tạp để quyết định thứ tự hiển thị của chúng.

Việc điều chỉnh, thay đổi các chi tiết như tín hiệu nào được ưu tiên thường sẽ thực hiện hàng ngày và nó không được tiết lộ cụ thể ở bên trong như thế nào.

Các ví dụ về yếu tố được gọi là “ranking signal” có thể kể đến như sau:

  • Những loại từ khóa được bao gồm trong các yếu tố tiêu đề?

  • Nội dung sao chép có chất lượng cao hay thấp?

  • Có được tối ưu hóa trên thiết bị smartphone không?

  • Tốc độ hiển thị nội dung có bị chậm đối với người dùng không?

Những yếu tố này có thể sẽ được Google công bố dưới hình thức cập nhật vào thuật toán, hoặc liệt kê trong hướng dẫn sử dụng,… Tuy nhiên, về cơ bản chúng sẽ không được công bố rộng rãi.

1.3. Thuật toán của Google và Yahoo! khác nhau ở đâu

Trên thực tế, thuật toán của Google và Yahoo! hầu như không khác nhau là mấy.

Từ năm 2010, Google đã chính thức cấp phép công nghệ tìm kiếm cho Yahoo!. Yahoo! Đã thêm các yếu tố của riêng mình vào thuật toán tìm kiếm của Google để sử dụng.

Nói cách khác, khi xem xét các biện pháp đối với các công cụ tìm kiếm, bạn có thể tham khảo các nguyên tắc của Google đồng thời có thể sử dụng Yahoo!.

2. Vì sao thông tin muốn tìm kiếm lại không hiển thị trên trang kết quả

Công cụ tìm kiếm thường dựa trên dữ liệu xu hướng hoạt động của người dùng trong quá khứ được tích lũy với số lượng lớn, công cụ tìm kiếm sắp xếp tuần tự thông tin có thể được coi là "người dùng được yêu cầu nhiều nhất" cho mỗi từ khóa tìm kiếm.

Dựa trên số lượng lớn dữ liệu tìm kiếm của người dùng trong quá khứ, công cụ tìm kiếm sẽ sắp xếp tuần tự thông tin có “số lượng tìm kiếm nhiều nhất” đối với mỗi từ khóa.

Ngoài ra, Google đã tiếp tục cập nhật công cụ tìm kiếm với quan điểm "nâng cao sự tiện lợi cho người dùng"

Nói cách khác, trang sẽ cung cấp cho người dùng các thông tin có ích đồng thời chúng cũng dễ xem và dễ sử dụng, những trang này được đánh giá cao và được hiển thị ở vị trí trên cùng.

Phần "lợi ích cho người dùng" này là vấn đề khá chủ quan bởi nhu cầu của mỗi cá nhân là khác nhau, vì vậy rất khó để xử lý nó một cách máy móc.

Khi kết quả tìm kiếm hiển thị trên trang không khớp với mong muốn của bạn, đó là do Google chưa bắt được yêu cầu hoặc kết quả hiển thị đó trong thuật toán hiện tại là kết quả tìm kiếm đang chiếm lĩnh hàng đầu.

3. Quan điểm của Google về việc “nâng cao sự tiện lợi cho người dùng”

Hiện tại, ông Larry Page -  giám đốc điều hành của Alphabet Inc, kiêmngười đồng sáng lập ra công cụ tìm kiếm Google cho biết: "Một công cụ tìm kiếm hoàn hảo là một công cụ nắm bắt chính xác ý định của người dùng và đưa ra một câu trả lời phù hợp với nhu cầu của người dùng” vì vậy ông cùng đội ngũ nhân viên của mình đang cố gắng giải quyết những bất cập trong công cụ tìm kiếm hiện tại.

Kể từ khi ra mắt vào năm 1998, Google đã và đang tiếp tục phát triển các dịch vụ và chức năng khác nhau nhằm "nâng cao sự tiện lợi cho người dùng". Ngoài ra, Google vẫn đang tiếp tục cập nhật các công cụ đó dựa trên quan điểm "thu thập và sắp xếp thông tin trên toàn thế giới và cho phép mọi người truy cập và sử dụng thông tin đó"

4. Tổng kết: :Nắm vững cơ chế hoạt động của Google để lựa chọn từ khóa khi tìm kiếm

Bài viết này đã giới thiệu sơ lược về "các công cụ tìm kiếm như Google cũng như cơ chế hoạt động của chúng", "vì sao lại có trường hợp kết quả tìm kiếm không trùng khớp với nội dung muốn có",...

Google đã và đang cập nhật các thuật toán (cơ chế sắp xếp kết quả tìm kiếm) nhằm tạo ra công cụ thuận tiện nhất cho người dùng.

Mặc dù công cụ tìm kiếm hiện tại vẫn chưa hoàn thiện, nhưng nó đang tiến gần hơn đến lý tưởng của Google để mọi người có thể truy cập và sử dụng thông tin trên toàn thế giới.

Trong tương lai, việc tìm kiếm các thông tin mong muốn sẽ trở nên dễ dàng hơn do thuật toán của Google ngày được cải thiện.

Link nguồn: https://ferret-plus.com/11151


All rights reserved

Viblo
Hãy đăng ký một tài khoản Viblo để nhận được nhiều bài viết thú vị hơn.
Đăng kí