0

Cơ chế quản lý bộ nhớ trong iOS - ARC và MRC

Chào cả nhà hôm nay mình sẽ viết về 2 cơ chế quản lý bộ nhớ trong ios đó là ARC và MRC. Mặc dù có một số thuật ngữ tiếng anh nhưng mình nghĩ các bạn khi đọc và đã có kiến thức về bộ nhớ heap và stack rồi thì sẽ không là vấn đề. Link tham khảo: https://developer.apple.com/library/content/documentation/Swift/Conceptual/Swift_Programming_Language/AutomaticReferenceCounting.html#//apple_ref/doc/uid/TP40014097-CH20-ID48

ARC

ARC được viết tắt bởi Automatic Reference Counting: Cơ chế tự động đếm số lượng reference ARC để theo dõi và quản lý bộ nhớ app được sử dụng. Nó tự động giải phóng bộ nhớ không dùng đến nữa.Reference counting chỉ áp dụng cho instances of class. Struct và enum là value type nên sẽ không stored và passed by referance.

How to ARC work

Mỗi lần mà bạn tạo 1 instance mới của một class, ARC cấp phát một vùng nhớ để lưu trữ thông tin về cái instance đó. Vùng nhớ đó nó sẽ giữ thông tin về loại của instance cùng với bất kì những biến lưu trữ với instance đó. Khi mà instance đó không cần dùng đến nữa, ARC sẽ tự động giải phóng bộ nhớ được sử dụng bởi instance đó vì thế vùng nhớ được giải phóng có thể cho những mục đích khác. Điều này đảm bảo rằng class instance không chiếm dụng vùng nhớ khi nó không làm cần dùng đến nữa. Tuy nhiên nếu ARC đã deallocated một instance mà nó vẫn được sử dụng, nó sẽ không còn có thể truy cập vào instance của properties hoặc instance của methods. Vì vậy nếu mình còn cố gắng truy cập vào chúng thì app sẽ bị crash đó. Nhưng bạn hãy yên tâm về vấn đề mà 1 instance không tự dưng biến mất đột ngột trong khi nó đang được "xài" thì có biện pháp để khắc phục là ARC sẽ theo dõi có bao nhiêu properties, constants, và variable hiện tại đang referring tới class instance đó. ARC sẽ không deallocated một instance ngay khi vẫn còn 1 strong referance. Đến đây sẽ có 1 định nghĩa mới là strong referance. Như vậy strong referance là gì?

Strong reference là gì?

Đó chính là hiện tượng khi 2 class có referance tới nhau và khi giải phóng class instance thì một trong 2 instance vẫn còn tồn tại. Cách giải quyết đó là xác định mối quan hệ giữa các class là weak hay unowned. Còn nếu không deallocated thì sẽ xảy ra hiện tượng memory leak.

Resolving strong reference cycle

Có 2 hướng để giải quyết khi làm việc với properties: weak và unowned Weak: được dùng khi instance khác có vòng đời ngắn hơn tức là cái instance đó deallocate trước và nó có thể nil. Unowned: same life-time hoặc có longer life-time và không thể nil.

Strong reference cycles cho closures:

Khi assign 1 closure tới 1 properties của 1 class instance và trong body của closure capture instance bằng cách self.properties hoặc self.method thì sẽ dẫn tới hiện tượng strong referance cycles Cách giải quyết cho closures : thêm vào trong capture list [weak self , unowed delegate = self.delegate ]... tuỳ vào trường hợp.

MRC

MRC được viết tắt của Menual memory management: tự quản lý mọi hoạt động của đối tượng. Thành lập 1 ownership đến đối tượng để sử dụng nó và remote nó đi khi không sử dụng nó nữa, một cách hoàn toàn thủ công. Apple cung cấp một số method để thực hiện điều này Alloc : khởi tạo 1 đối tượng và yêu cầu quyền sở hữu đối tượng đó Retain: Tăng retain count của đối tượng lên 1, gửi giữ 1 ownership đến 1 đối tượng đã tồn tại Copy: Copy một đối tượng ra một một vùng mới và giữ một ownership đến nó Release: Giảm retain count của đối tượng đi 1 Autorelease: Giảm đối tương đi 1 nhưng không lập tức

Có hai vấn đề thường xảy ra trong quá trình quản lý một đối tượng một cách manual

  1. Khi dùng xong một đối tượng mà quên không release nó đi thì sẽ dẫn đến là nó sẽ không được giải phóng trong bộ nhớ, dẫn đến rò rỉ bộ nhớ, memory leak. Bình thường vấn đề này cũng không lớn, nó chỉ trở nên nghiêm trọng khi chúng ta dùng hết bộ nhớ, chương trình sẽ bị crash.
  2. Khi chúng ta release một đối tượng quá nhiều lần cũng sẽ dẫn đến tình trạng dangling pointer. Một con trỏ không tồn tại và khi nó đã không tồn tại mà chúng ta cố gắng truy cập đến nó thì tất nhiên sẽ crash app.

Trên đây mình có tổng quát hoá về 2 cơ chế quản lý bộ nhớ trong ios. Cảm ơn các bạn đã đọc và mọi câu hỏi hay ý kiến các bạn hãy để dưới bình luận nhé


All rights reserved

Viblo
Hãy đăng ký một tài khoản Viblo để nhận được nhiều bài viết thú vị hơn.
Đăng kí