0

Cloud Server -từ ngữ thường được nhắc đến gần đây có ý nghĩa gì? Giải thích một cách dễ hiểu về những ưu và nhược điểm Cloud Server

Dịch từ bài viết “最近よく聞く「クラウドサーバー」とは?導入するメリット・デメリットを分かりやすく解説します!”của tác giả Gi.

Xin chào, Tôi là Gi, đến từ Develop Group.

Khi đưa vào sử dụng hệ thống nội bộ, bắt buộc cần có Server.

Tôi nghĩ rằng khi nhắc đến khái niệm Server, nhiều người sẽ hình dung ra các máy móc luôn hoạt động liên tục 24 giờ đặt trong Server room.

Vậy thì, rốt cuộc Cloud Server là gì? Nó có gì khác so với Server thông thường?

Trong bài viết này, tôi sẽ giải thích Cloud Server là gì và ưu, nhược điểm của nó.

1. CLOUD SERVER LÀ GÌ?

Keyword của chúng ta là từ “Cloud”.

Could=”đám mây”, hãy hình dung rằng server sẽ không được lưu trữ tại công ty chúng ta mà được lưu trữ trên WEB, người dùng phải thông qua Internet để tiếp cận và sử dụng các dữ liệu của mình.

Hiện có rất nhiều doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Server, chỉ cần kí hợp đồng với các doanh nghiệp đó, ta có thể ngay lập tức sử dụng Cloud Server.

Tiếp sau đây, tôi sẽ nói về những ưu điểm của Cloud Server:

2. Ưu điểm

2.1. Ưu điểm 1: Có thể giảm thiểu giá ban đầu của việc đưa vào sử dụng hệ thống:

Trường hợp bạn muốn thiết lập Server tại công ty mình, bạn không chỉ phải chuẩn bị server mà còn cần mua các thiết bị hỗ trợ, giá đỡ và tốn phí xây dựng server room nữa. Vậy nên bạn cần phải chi trả một khoản tiền rất lớn cho những chi phí ban đầu này.

Trong trường hợp sử dụng Cloud Server, tất cả những chi phí kể trên đều không cần thiết. Chỉ với máy tính và môi trường kết nối Internet, sau khi kí hợp đồng với phía cung cấp Server, bạn đã có thể sử dụng dịch vụ này rồi.

Khoản tiền bạn phải trả mỗi tháng cho dịch vụ này đa phần tính toán dựa trên số lượng Server và lượng traffic, nhờ thế, bạn sẽ hạn chế được những chi phí dư thừa.

Thêm vào đó, đa phần các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Server đều thiết kế một khoảng thời gian dùng thử miễn phí, điều này sẽ giúp bạn tiếp cận dịch vụ một cách dễ dàng hơn.

2.2. Ưu điểm 2: Giảm thiểu gánh nặng đưa vào sử dụng, bảo vệ Server:

Trường hợp bạn đặt Server tại công ty, ngoại trừ chi phí ban đầu, để phòng trừ việc server bị quá nhiệt, bạn sẽ luôn phải sử dụng điều hòa, dẫn đến tốn kém chi phí điện năng. Tiếp đó, việc quản lý Server thường yêu cầu có người phụ trách riêng nên bạn sẽ cần phải chi thêm các chi phí khác như phí nhân sự, phí bảo trì, vận hành, v.v

Với trường hợp của Cloud Server, do việc sử dụng server không phải là ở công ty bạn mà nằm trên Cloud nên chi phí bảo trì được giảm thiểu. Doanh nghiệp của bạn cũng không cần phải có chuyên gia về Server vì mọi hoạt động Quản lý, vận hành đều do công ty cung cấp dịch vụ phụ trách.

2.3. Ưu điểm 3: Có thể đi vào hoạt động sau thời gian ngắn

Nếu muốn xây dựng server nội bộ, bạn sẽ phải tốn thời gian dài chờ đợi cho đến khi việc xây dựng được hoàn thành.

Trung bình, kể từ khi quyết định việc xây dựng Server cho đến khi có thể đưa vào sử dụng thường mất khoảng 1 năm.

Trường hợp sử dụng Cloud Server, thời gian thiết lập ban đầu thường chỉ là 30 phút cho đến 2 tiếng và ngay sau đó, server của bạn sẽ lập tức hoạt động.

2.4. Ưu điểm 4: Phương pháp backup, phục hồi toàn bộ dữ liệu

Trường hợp doanh nghiệp của bạn sở hữu một Server riêng biệt, rất khó để có thể giảm thiểu nguy cơ hệ thống ngừng hoạt động trong trường hợp có thảm họa, thiên tai. Hơn thế nữa, việc trang bị môi trường ứng phó một cách triệt để với thảm họa cũng không phải là chuyện dễ dàng mà rất tốn kém về mặt thời gian và tiền của.

Với trường hợp của các doanh nghiệp lớn chuyên cung cấp dịch vụ Server, đa phần, các dữ liệu của bạn sẽ được lưu trữ một cách an toàn tại Trung tâm Dữ liệu (Data Center). Để phòng trừ việc dịch vụ ngừng hoạt động do thiên tai, các biện pháp như sử dụng nguồn điện dự phòng, đồng bộ hóa giữa các Trung tâm Dữ liệu để khi một trong các Trung tâm ngừng hoạt động, ngay lập tức ta có thể phục hồi dữ liệu từ các Trung tâm Dữ liệu khác nên bạn có thể hoàn toàn yên tâm về diều này.

3. Nhược điểm

Vậy nếu Cloud Server có nhiều ưu điểm đến vậy, liệu chúng ta có còn cần đến Server truyền thống nữa?

Tất nhiên, ngoại trừ những ưu điểm kể trên, Cloud Server cũng có những nhược điểm.

Thay vì chỉ nhận ra những nhược điểm này sau khi đưa vào sử dụng, hãy cùng tôi tìm hiểu về những nhược điểm của Cloud Server.

3.1. Nhược điểm 1: Tính theo đường dài, đây là loại hình chi phí cao

Do phí sử dụng dịch vụ Cloud Server được tính toán và chi trả theo tháng, mặc dù bạn có thể tiết kiệm nhiều chi phí ban đầu, nhưng nếu tiếp tục sử dụng dịch vụ trong 8 năm, 10 năm hoặc hơn thế, tổng chi phí mà bạn chi trả có thể sẽ rất cao.

3.2. Nhược điểm 2: .Nguy cơ về bảo mật thông tin

Do với Cloud Server, dữ liệu được lưu trữ trên Cloud, những thông tin nội bộ quan trọng hay thông tin của khách hàng có nguy cơ bị lộ do cracking hoặc lỗi thao tác do con người.

Có thể nói, việc lựa chọn dịch vụ của các doanh nghiệp cung cấp Server lớn với Chính sách bảo mật hoàn thiện là vô cùng quan trọng.

3.3. Nhược điểm 3: Hạn chế trong việc customize chi tiết

Nếu công ty bạn sở hữu một Server riêng, công ty có thể tiến hành thay đổi thiết kế, vận hành của hệ thống tương thích với Work flow và nội dung công việc của mình. Tuy nhiên, với Cloud Server, đa phần hệ thống được cung cấp dưới dạng Gói (package), vậy nên không thể kỳ vọng nhiều vào việc có thể customize tự do hệ thống.

Nghĩa là, Cloud Server không phù hợp với các hệ thống có tính đặc trưng cao.

4. KẾT LUẬN:

Trên đây, tôi đã trình bày những ưu điểm và nhược điểm của Cloud Server.

Khi lựa chọn sử dụng Server truyền thống (On Premises type) hay Cloud Server, hãy dựa trên những ưu, nhược điểm của từng loại cùng với việc xem xét dự toán, thời gian sử dụng và nội dung công việc, v.v với góc nhìn đa chiều để đưa ra lựa chọn tốt nhất.

(Nguồn: https://www.comnet-network.co.jp/blog/what-is-cloud-server/)


All rights reserved

Viblo
Hãy đăng ký một tài khoản Viblo để nhận được nhiều bài viết thú vị hơn.
Đăng kí