+1

Click outside với ReactJs và Styled-components

Chào các bạn, hôm nay mình sẽ giới thiệu một tip nhỏ khi làm việc với ReactJS, trong bài viết này mình sử dụng styled-components các bạn nên tìm hiểu một chút về nó trước khi đọc bài viết này nhé. Chắc các bạn khi làm việc với jQuery có lẽ từng phải làm một yêu cầu như: tạo một cái dropdown list mà khi ta click chuột ra khỏi dropdown đó thì nó đóng lại.

Với JQuery và CSS bạn có thể hoàn thành rất dễ dàng, nhưng với ReactJS thì sao? Mình sẽ hướng dẫn các bạn thực hiện việc này với một ví dụ đơn giản nhất, còn bạn hãy thử áp dụng với việc làm một cái dropdown list nhé.

Yêu cầu

Khi nhấn chuột vào button kia thì thẻ div sẽ dịch chuyển sang phải 200px, sau đó nhấn chuột vùng bên ngoài thì thẻ div quay về vị trí cũ. Bắt tay vào làm thôi.

Cấu trúc

Đây là cấu trúc thư mục của mình, chỉ bao gồm 3 thành phần chính, App để quản lý state điều khiển việc duy chuyển của Box, còn Button chịu trác nhiệm cho việc thực hiện hành động đó.

Phân tích

  1. App

    Theo yêu cầu trên thì khi click vào Button thì Box sẽ di chuyển, vì thế ta cần một nơi để quản lý state chung cho toàn bộ yêu cầu để kiểm soát sự di chuyển đó, đấy chính là App.

      import React, {useState} from "react";
      //....
      //Some thing
      const [left, setLeft] = useState(false);//state và action
    

    left là state lưu trữ giá trị boolean, setLeft là action có nhiệm vụ thay đổi state cho App, ta sẽ truyển stateaction cho các component con theo cách sau ( nhớ import trước nhé). Tìm hiểu thêm về useState tại đây.

    return (
      <div className="App">
        <Button handleClick={setLeft}/>
        <Box left={left} handleClick={setLeft} />
      </div>
    );
    
  2. Button

    Component Box sẽ nhận 1 propshandleClick được truyền từ component App xuống, mà khi nhấn chuột vào button, state left sẽ thay đổi từ false sang true.

    import React from "react";
    import styled from "styled-components";
    
    const Button = ({handleClick}) => {
    const ButtonStyling = styled.button`
      margin-bottom: 10px;
      width: 83px;
      height: 37px;
      // Thêm một chút style ở đây
      }
    `;
    
     return <ButtonStyling onClick={() => handleClick(true)}>Click</ButtonStyling>;
    };
    
    export default Button;
    
  3. Box

    Là một component quan trọng nhất, nên mình sẽ giải thích chi tiết nhất có thể.

    import React, { useEffect, useRef } from "react";
    import styled from "styled-components";
    
    const Box = ({ left, handleClick }) => {
     const box = useRef();
     const BoxStyling = styled.div`
      position: relative;
      left: ${() => (left ? "200px" : 0)};
    `;
     // 
    //...
     return <BoxStyling ref={box}/>;
    };
    

    Import useEffect, useRef (đây là 2 Hooks của ReactJS), gán biến box bằng useRef là một refs để trỏ đến chính nó.

    const moveDiv = e => {
      //Nếu click vào chính Box thì không làm gì cả và return kết thúc hàm
     if (box.current.contains(e.target)) return;
     //Ngược lại thì thực hiện việc thay đổi state
     handleClick(false);
    };
    

    Khai báo moveDiv là một arrow function, có chức năng kiểm tra xem người dùng nhấp chuột vào vùng nào của ứng dụng. Quay lại phía trên, bạn có thấy đoạn code này không?

      position: relative;
      left: ${() => (left ? "200px" : 0)};
    

    Mục đích là khi state được truyền xuống theo dạng props, nếu như state lefttrue, thì giá trị css left sẽ là 200px. Tuy nhiên chừng đấy vẫn chưa đủ, ứng dụng sẽ không hoạt động như mong muốn, mình cần một side-effect cho component sau khi nó được render. Đây là lúc useEffect được sử dụng.

     useEffect(() => {
       document.addEventListener("mousedown", moveDiv);
       return () => {
        document.removeEventListener("mousedown", moveDiv);
     };
    }, []);
    

    useEffect sẽ được gọi sau khi component được render, [ ] là một dependency(giá trị phụ thuộc) khi nó rỗng thì useEffect chỉ gọi 1 lần duy nhất. Khi được gọi useEffect sẽ gắn một eventmousedown vào DOM, giúp trigger nhấp chuột của người dùng.

    Còn cái return kia là sao? Đó gọi là cleanup, sẽ trả về một function có nhiệm vụ gỡ bõ event mà lúc nãy chúng ta đã gắn vào DOM. Cuối cùng, gắn ref cho component và demo thôi.

    return <BoxStyling ref={box}/>;
    

    Hầy, vì mình không thể gắn Embed của Codesanbox vào được, nên mọi người xem demo ở đây nhé.

Còn nữa

Hmmm, đôi khi ứng dụng của bạn cần sử dụng việc này nhiều lần mà bạn lại ngại khai báo lại các function, các useEffect thì làm sao đây. Bắt tay vào tạo một custom hook cho riêng mình thôi.

//UseOnClickOutside.js**
import React, {useEffect} from 'react';

const UseOnClickOutside = (ref, handler) => {
  useEffect(() => {
   const listener = event => {
    if (!ref.current || ref.current.contains(event.target)) {
      return;
    }
    handler(event);
   };
   document.addEventListener('mousedown', listener);

   return () => {
    document.removeEventListener('mousedown', listener);
   };
  },
  [ref, handler],);
};

export default UseOnClickOutside;

//Sử dụng App.js**
import UseOnClickOutside from "./UseOnClickOutside";
//......
UseOnClickOutside(box, () => setLeft(false))

Bài viết của mình đến đây là hết, hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn trong một số trường hợp. Tham khảo Css tricks


All rights reserved

Viblo
Hãy đăng ký một tài khoản Viblo để nhận được nhiều bài viết thú vị hơn.
Đăng kí