0

Cải tiến quy trình kiểm thử

Trong quá trình phát triển phần mềm. Các bạn có bao giờ nghĩ đến làm thế nào để cải thiện chất lượng của phần mềm chưa. Và muốn cải thiện nó bạn phải làm như thế nào? Có mô hình nào giúp bạn thực hiện điều đó không. Trong phần này tôi sẽ giúp các bạn làm rõ hơn về việc cải tiến quy trình kiểm thử.

1. Giới thiệu

Quy trình kiểm thử tổng thể của một tổ chức luôn được cải tiến ngay từ sau khi được thành lập

2. Quy trình cải thiện kiểm thử

Các mô hình cải thiện kiểm thử:

  • Test Maturity Model integratio (TMMi)
  • Systematic Test and Evaluation Process (STEP)
  • Critical Testing Processes (CTP)
  • TPI Next

a. Giới thiệu để cải tiến quy trình

Vòng tròn cải tiến Deming

Vòng đời cải thiện Deming bao gồm: Lập kế hoạch, thực hiện theo kế hoạch, kiểm tra xem có điểm gì không phù hợp, đưa ra hành động điều chỉnh, sau đó lại được đưa vào kế hoạch để thực hiện tiếp. Vòng tròn này đã được sử dụng trong nhiều thập kỷ và ngày nay nó vẫn còn thích hợp khi các nhân viên kiểm thử cần để cải thiện quy trình.

b. Các loại cải tiến quy trình

Phương thức thông thường để cải tiến quy trình kiểm thử sử dụng phương pháp cố gắng thử và tin tưởng

Các mô hình tham chiếu đến quy trình Các mô hình tham chiếu đến nội dung Không theo mô hình nào
Cung cấp độ đo trưởng thành Cung cấp đánh giá theo hướng kinh doanh Các phương pháp phân tích và các cuộc họp tổng kết rút kinh nghiệm
So sánh tổ chức với mô hình Hướng dẫn xác định các vấn để ưu tiên cao nhất để cải thiện
Đánh giá tổ chức bên trong một khung làm việc
Cung cấp một lộ trình cho việc cải thiện Lựa chọn lộ trình thích hợp Lựa chọn lộ trình thích hợp
Có hai loại: Các mô hình theo staged, các mô hình liên tiếp Có một loại: các mô hình liên tiếp Không theo mô hình nào

3. Cải thiện quy trình kiểm thử

Mô hình IDEAL định nghĩa các bước để thực hiện cải thiện quy trình

Bước 1: Khởi tạo

  • Các mục tiêu, mục đích, phạm vi và độ bao phủ được đồng ý của tất cả các bên có liên quan đến dự án.
  • Lựa chọn mô hình cải thiện, các điều kiện và độ đo

Bước 2: Khám phá, đánh giá

  • Một báo báo đánh giá kiểm thử hiện tại
  • Một danh sách các cải thiện quy trình có thể có

Bước 3: Thiết lập kế hoạch

  • Thiết lập các thứ tự ưu tiên
  • Kế hoạch cho việc bàn giao các cải tiến

Bước 4: Thực hiện

  • Thực hiện theo kế hoạch
  • Bao gồm bất cứ việc đào tạo hoặc yêu cầu được giám sát

Bước 5: Các bài học và cải thiện

4. Mô hình IDEAL định nghĩa các bước để thực hiện cải thiện quy trình

Bước 1: Khởi tạo

  • Các mục tiêu, mục đích, phạm vi và độ bao phủ được đồng ý của tất cả các bên có liên quan đến dự án.
  • Lựa chọn mô hình cải thiện, các điều kiện và độ đo

Bước 2: Khám phá, đánh giá

  • Một báo báo đánh giá kiểm thử hiện tại
  • Một danh sách các cải thiện quy trình có thể có

Bước 3: Thiết lập kế hoạch

  • Thiết lập các thứ tự ưu tiên
  • Kế hoạch cho việc bàn giao các cải tiến

Bước 4: Thực hiện

  • Thực hiện theo kế hoạch
  • Bao gồm bất cứ việc đào tạo hoặc yêu cầu được giám sát, các quy trình thí điểm và sau cùng là việc triển khai đầy đủ của họ.

Bước 5: Các bài học và cải thiện

  • Xác thực các lợi ích nhận được.
  • Kiểm tra các điều kiện thành công.
  • Bắt đầu khởi động mức độ trưởng thành tiếp theo

Mức độ trưởng thành tiếp theo nếu cần tiếp tục được thực hiện sẽ quay về thực hiện tiếp tục từ bước số 2.

5. Cải thiện quy trình kiểm thử với mô hình TMMi

Tích hợp mô hình trưởng thành kiểm thử _ TMMi bao gồm 5 mức độ trưởng thành và được dự định để bổ sung tới CMMI

Level 1: Khởi tạo

Level 2: Định nghĩa các giai đoạn

  • Các phương thức và các kỹ thuật kiểm thử cơ bản được thiết lập
  • Một quy trình lập kế hoạch kiểm thử được bắt đầu
  • Kiểm thử phát triển và các mục tiêu tìm và gỡ lỗi.

Level 3: Tích hợp

  • Điều khiển và giám sát quy trình kiểm thử
  • Tích hợp kiểm thử vào trong một vòng đời phát triển phần mềm
  • Thiết lập một chương trình đào tạo kỹ thuật
  • Thiết lập một tổ chức kiểm thử phần mềm.

Level 4: Quản lý và đo đạc

  • Đánh giá chất lượng phần mềm
  • Thiết lập một chương trình đo đạc kiểm thử
  • Thiết lập một chương trình kiểm tra lại toàn tổ chức.

Level 5: Tối ưu hóa, ngăn chặn lỗi, và điều khiển chất lượng

  • Tối ưu hóa quy trình kiểm thử
  • Điều khiển chất lượng
  • Áp dụng xử lý dữ liệu cho việc ngăn chặn lỗi.

6. Cải thiện quy trình kiểm thử với mô hình TPI next

Mô hình TPI next định nghĩa 20 vùng chính, mỗi vùng sẽ bao phủ một khía cạnh đặc biệt của quy trình kiểm thử như là chiến lược kiểm thử, độ đo, các công cụ kiểm thử và môi trường kiểm thử. Có 4 mức độ trưởng thành được định nghĩa trong mô hình này:

  • Level 0_ Khởi tạo : ad_học
  • Level 1_ Được kiểm soát: nghĩ đúng, ví dụ như là chiến lược kiểm thử
  • Level 2_ Hiệu quả : Làm đúng cách
  • Level 3_ Tối ưu : Liên tục tích hợp các cái đúng theo cách đúng.

Các đặc trưng của mô hình này

  • Các điểm kiểm tra đặc biệt được xác định để đánh giá ở mỗi vùng chính
  • Được tóm tắt và được hình dung bởi một ma trận trưởng thành cái sẽ bao phủ tất cả các vùng chính
  • Định nghĩa các mục tiêu cải thiện và việc thực hiện của họ sẽ được cắt giảm theo nhu cầu và sức chứa của tổ chức kiểm thử đó

6. Cải thiện quy trình kiểm thử với mô hình CTP

Mô hình đánh giá CTP_ Critical Testing Processes là các quy trình thử nghiệm nhất định là quan trọng. CTP chính là một mô hình tham chiếu đến nội dung Nó bao gồm 12 quy trình kiểm thử quan trọng.

  • Kiểm thử
  • Thiết lập bối cảnh
  • Phân tích rủi ro chất lượng
  • Ước lượng kiểm thử
  • Lập kế hoạch kiểm thử
  • Phát triển đội kiểm thử
  • Phát triển hệ thống kiểm thử
  • Quản lý việc bàn giao kiểm thử
  • Thực hiện kiểm thử
  • Báo cáo lỗi
  • Báo cáo các kết quả đạt được
  • Quản lý các sự thay đổi

7. Cải thiện quy trình kiểm thử với mô hình STEP

STEP_Systematic Test and Evaluation Process. STEP chính là mô hình tham chiếu đến nội dung. STEP là phương thức kiểm tra trước xong mới thực hiện code_viết mã nguồn bằng việc sử dụng chiến lượng kiểm thử dựa trên yêu cầu để đảm bảo việc tạo các trường hợp kiểm thử từ sớm để xác định các đặc tả yếu cầu trước giai đoạn thiết kế và viết mã nguồn. Cơ sở cơ bản của phương pháp này bao gồm:

  • Chiến lược kiểm thử dựa trên yêu cầu
  • Kiểm thử bắt đầu ở ngay giai đoạn đầu của vòng đời phát triển phần mềm
  • Kiểm thử được sử dụng như các yêu cầu và sử dụng các mô hình
  • Thiết kế testware dẫn tới thiết kế phần mềm
  • Các lỗi được phát hiện sớm hơn hoặc được ngăn chặn hoàn toàn
  • Các lỗi được phân tích một cách có hệ thống
  • Các nhân viên kiểm thử và các người viết mã nguồn thì làm việc cùng với nhau.

Trên đây tôi đã trình bày một số mô hình giúp cải thiện quy trình kiểm thử trong dự án của chúng ta. Sau bài viết này tôi hy vọng đã cung cấp thêm thông tin giúp các bạn hiểu rõ hơn về các mô hình cải tiến quy trình và có thể phần nào áp dụng các mô hình này vào công việc cải tiến quy trình trong dự án mà các bạn đang làm cũng như để cải tiến quy trình kiểm thử trong công ty của các bạn.

Tài liệu tham khảo: Advanced software Testing Vol 2


All rights reserved

Viblo
Hãy đăng ký một tài khoản Viblo để nhận được nhiều bài viết thú vị hơn.
Đăng kí