+1

Cải thiện hiệu suất truy vấn Mysql với EXPLAIN

EXPLAIN được sử dụng để thu được kế hoạch thực thi truy vấn, hay MySQL sẽ thực thi truy vấn của chúng ta như thế nào. Nó hoạt động với các mệnh đề SELECT, DELETE, INSERT, REPLACE, và UPDATE, và nó hiển thị thông tin từ trình tối ưu hóa về kế hoạch thực thi câu truy vấn. Tài liệu chính thức của Mysql giải thích rất rõ EXPLAIN có thể giúp chúng ta như thế nào:

With the help of EXPLAIN, you can see where you should add indexes to tables so that the statement executes faster by using indexes to find rows.
You can also use EXPLAIN to check whether the optimizer joins the tables in an optimal order.

Để minh họa cách sử dụng của EXPLAIN, tôi sẽ sử dụng câu truy vấn sau:

SELECT * FROM `homestead`.`users` WHERE email = 'claudio.ribeiro@examplemail.com';

Để sử dụng lệnh EXPLAIN, ta đơn giản chỉ cần đặt nó trước câu truy vấn:

EXPLAIN SELECT * FROM `homestead`.`users` WHERE email = 'claudio.ribeiro@examplemail.com';

Và đây là kết quả:

id select_type table partitions type possible_keys key key_len ref rows filtered Extra
1 SIMPLE ‘users’ NULL ‘const’ ‘UNIQ_1483A5E9E7927C74’ ‘UNIQ_1483A5E9E7927C74’ ‘182’ ‘const’ 100.00 NULL

Mới nhìn qua thì kết quả mà ta nhận được từ EXPLAIN thật khó hiểu, vì vậy hãy xem xét lần lượt từng giá trị:

  • id: Đây đơn giản chỉ là id định danh cho mỗi truy vấn trong mệnh đề SELECT.
  • select_type: Kiểu của truy vấn SELECT. Trường này có một số giá trị khác nhâu, tuy nhiên chúng ta chỉ tập trung vào những giá trị quan trọng nhất:
    • SIMPLE: Một truy vấn đơn không có subqueries hay unions
    • PRIMARY: Câu SELECT ở ngoài cùng của truy vấn trong mội phép JOIN
    • DERIVED: Câu SELECT là một phần của subquery nằm trong mệnh đề `FROM'
    • SUBQUERY: Câu SELECT đầu tiên trong một subquery.
    • UNION: Câu SELECT từ thứ 2 trở đi trong một phép union. Tất cả giá trị cảu select_type có thể tìm thấy ở đây
  • table: Bảng được tham chiếu bởi hàng kết quả đang xét.
  • type: trường này thể hiện cách MySQL joins các bảng. Đây có thể coi là trường quan trọng nhất trong kết quả của explain. Nó có thể chỉ ra các index bị thiếu và nó cũng có thể cho thấy câu truy vấn nên được viết lại như thế nào. Các giá trị có thể có của trường này là: (sắp xếp từ tốt nhất cho tới tệ nhất):
    • system: bảng có 0 hoặc 1 hàng.
    • const: bảng chỉ có 1 hàng phù hợp được đánh index. Đây là kiểu join nhanh nhất.
    • eq_ref: tất cả index được sử dụng để join và index là PRIMARY_KEY hoặc UNIQUE NOT NULL.
    • ref: tất cả các hàng phù hợp của một cột index được đọc cho mỗi sự kết hợp các hàng từ bảng trước đó. Kiểu join này thường xảy ra với các cột được so sánh với toán tử = hoặc <=>.
    • fulltext: phép join các bảng sử dụng FULLTEXT index.
    • ref_or_null: loại này giống với ref nhưng chứa cả những hàng chứa giá trị NULL.
    • index_merge: phép join sử dụng một danh sách các index để đưa ra tập kết quả. Cột KEY của mệnh đề explain sẽ chứa các key được sử dụng.
    • unique_subquery: một IN subquery trả về chỉ 1 kết quả từ bảng và sử dụng primary key.
    • range: một index được sử dụng để tìm các hàng phù hợp trong một khoảng xác định.
    • index: toàn bộ cây index được quét để tìm ra các hàng phù hợp.
    • all: cả bảng được quét để tìm ra các hàng phù hợp của phép join. Đây là kiểu join tệ nhất và thường cho thấy việc thiếu các index trên các bảng.
  • possible_keys: hiển thị các khóa có thể được sử dụng bới MySQL để tìm ra các hàng từ các bảng. Các khóa này có thể hoặc không được sử dụng trong thực tế.
  • keys: cho biết các index thực sự được sử dụng bới MySQL. MySQL luôn luôn tìm kiếm một khóa tối ưu có thể được sử dụng cho truy vấn. Khi join nhiều bảng, nó có thể tìm ra một số khóa không được liệt kê trong possible_keys nhưng tối ưu hơn.
  • key_len: hiển thị độ dài của index trình tối ưu hóa truy ván chọn để sử dụng.
  • ref: Hiển thị các cột hoặc các hằng số được so sánh với index được đặt tên trong cột key.
  • rows: liệt kê số lượng các bản ghi được quét để có được đầu ra. Đây là một chỉ số rất quan trọng; càng ít bản ghi được kiểm tra thì càng tốt.
  • Extra: chứa thông tin bổ sung. Các giá trị như 'Using filesort' hay 'Using temporary' có thể chỉ ra một truy vấn không cần thiết.

Tài liệu đầy đủ về định dạng đầu ra của mệnh đề EXPLAIN có thể được tìm thấy ở trang chủ của MySQL

Quay lại với câu truy vấn đơn giản mà tôi đã viết ở trên, nó có kiểu select là 'SIMPLE' và kiểu join là 'const'. Đây là trường hợp truy vấn tốt nhất mà ta có thể có. Nhưng điều gì xảy ra khi ta cần câu truy vấn lớn và phức tạp hơn?

Xem xét truy vấn sau:

SELECT gal.name, gal.description, img.filename, img.description FROM `homestead`.`users` AS users
LEFT JOIN `homestead`.`galleries` AS gal ON users.id = gal.user_id
LEFT JOIN `homestead`.`images` AS img on img.gallery_id = gal.id
WHERE img.description LIKE '%dog%';

Hãy thử EXPLAIN câu truy vấn trên:

EXPLAIN SELECT gal.name, gal.description, img.filename, img.description FROM `homestead`.`users` AS users
LEFT JOIN `homestead`.`galleries` AS gal ON users.id = gal.user_id
LEFT JOIN `homestead`.`images` AS img on img.gallery_id = gal.id
WHERE img.description LIKE '%dog%';

Và đây là kết quả:

id select_type table partitions type possible_keys key key_len ref rows filtered Extra
1 SIMPLE ‘users’ NULL ‘index’ ‘PRIMARY,UNIQ_1483A5E9BF396750’ ‘UNIQ_1483A5E9BF396750’ ‘108’ NULL 100.00 ‘Using index’
1 SIMPLE ‘gal’ NULL ‘ref’ ‘PRIMARY,UNIQ_F70E6EB7BF396750,IDX_F70E6EB7A76ED395’ ‘UNIQ_1483A5E9BF396750’ ‘108’ homestead.users.id 100.00 NULL
1 SIMPLE ‘img’ NULL ‘ref’ ‘IDX_E01FBE6A4E7AF8F’ ‘IDX_E01FBE6A4E7AF8F’ ‘109’ homestead.gal.id ‘25.00’ ‘Using where’

Hãy xem xét kỹ hơn và xem chúng ta có thể cải thiện những gì trong câu truy vấn trên.

Như ta đã thấy trước đây, cột chính mà ta nên quan sát đầu tiên là cột type và cột rows. Mục tiêu là làm sao để có được giá trị tốt hơn trong cột type và giảm được nhiều nhất có thể số lượng trên cột rows.

Kết quả trên truy vấn đầu tiên là type 'index' và nó không phải là một kết quả tốt. Điều đó có nghĩa là ta có thể cải thiện nó.

Xem xét câu truy vấn, có hai cách tiếp cận. Đầu tiên, bảng 'users' không được sử dụng. Bảng 'users' trong câu truy vấn nên được bỏ đi. Nó chỉ làm cho câu truy vấn trở nên phức tạp và tiêu tốn thêm thời gian.

SELECT gal.name, gal.description, img.filename, img.description FROM `homestead`.`galleries` AS gal
LEFT JOIN `homestead`.`images` AS img on img.gallery_id = gal.id
WHERE img.description LIKE '%dog%';

Và đây là kết quả thu được sau khi EXPLAIN truy vấn trên:

id select_type table partitions type possible_keys key key_len ref rows filtered Extra
1 SIMPLE ‘gal’ NULL ‘ALL’ ‘PRIMARY,UNIQ_1483A5E9BF396750’ NULL NULL NULL 100.00 NULL
1 SIMPLE ‘img’ NULL ‘ref’ ‘IDX_E01FBE6A4E7AF8F’ ‘IDX_E01FBE6A4E7AF8F’ ‘109’ homestead.gal.id ‘25.00’ ‘Using where’

Bây giờ kết quả của EXPLAIN chỉ còn hai hàng, tuy nhiên có một hàng có type là 'ALL'. Mặc dù 'ALL' là loại join tệ nhất, có những lúc nó là lựa chọn duy nhất.

Còn một điều cuối cùng mà ta có thể cải thiện. Vì ta đang sử dụng LIKE và nó không sử dụng index, do đó ta có thể thêm FULLTEXT index vào trường 'img.description'. Bằng cách này, ta có thể thay thế LIKE thành match() và cải thiện hiệu suất. Thông tin về FULLTEXT index có thể tìm thấy ở đây

Ngoài ra còn hai trường hợp khá thú vị ta cần xem xét:

EXPLAIN SELECT * FROM `homestead`.`galleries` AS gal
LEFT JOIN `homestead`.`users` AS u ON u.id = gal.user_id
WHERE u.id = 1
ORDER BY gal.created_at DESC
LIMIT 5;
EXPLAIN SELECT * FROM `homestead`.`galleries` AS gal
ORDER BY gal.created_at DESC
LIMIT 5;

Nhìn thoáng qua thì ta có thể thấy là các truy vấn này sẽ rất nhanh vì nó sử dụng LIMIT. Tuy nhiên, thật không may là 2 câu truy vấn trên lại sử dụng ORDER BY. Vì sao lại tồi tệ khi sử dụng ORDER BY, hãy thử EXPLAIN:

id select_type table partitions type possible_keys key key_len ref rows filtered Extra
1 SIMPLE ‘gal’ NULL ‘ALL’ ‘IDX_F70E6EB7A76ED395’ NULL NULL NULL 100.00 ‘Using where; Using filesort’
1 SIMPLE ‘u’ NULL ‘eq_ref’ ‘PRIMARY,UNIQ_1483A5E9BF396750’ ‘PRIMARY’ ‘108’ homestead.gal.id ‘100.00’ NULL

id select_type table partitions type possible_keys key key_len ref rows filtered Extra
1 SIMPLE ‘gal’ NULL ‘ALL’ NULL NULL NULL NULL 100.00 ‘Using filesort’

Có thể thấy, ta có trường hợp tệ nhất của loại join: ALL. Việc sử dụng ORDER BY của MySQL, đặc biệt cùng với LIMIT thường là nguyên nhân gây ra các vấn đề về hiệu năng MySQL.

Kết luận

Như đã thấy, EXPLAIN có thể rất hữu ích để phát hiện sớm các vấn đề trong truy vấn của chúng ta. Có rất nhiều vấn đề mà chúng ta chỉ nhận thấy khi ứng dụng được đưa lên môi trường production và có một lượng lớn dữ liệu. Nếu những điều này có thể phát hiện sớm nhờ EXPLAIN, ta có thể giảm được đáng kể các vấn đề về hiệu suất trong tương lai.

Tham khảo


All rights reserved

Viblo
Hãy đăng ký một tài khoản Viblo để nhận được nhiều bài viết thú vị hơn.
Đăng kí