+10

Cách vượt qua trì hoãn có hệ thống - How to overcome procrastination systematically

Trì hoãn là gì

Trì hoãn là ta né một việc nên làm, nhưng chán và rồi làm một việc không nên làm, nhưng mang lại cảm giác thoả mãn tức thời.

Trong chúng ta ai cũng trì hoãn. Nhưng mà trì hoãn quá nhiều sẽ dẫn đến nhiều hậu quả không hay. Hôm nay mình sẽ nói về cách để vượt qua trì hoãn mà bản thân mình vừa quan sát được. Mình không rõ nó có đúng với tất cả mọi người không. Nhưng mà, hy vọng bạn sẽ đội mũ bảo hiểm vào cho chắc tay. Because it might blow your mind...

Trì hoãn từ đâu mà ra

Mỗi lần bạn trì hoãn bạn như thế nào. Mình thì đơn giản trì hoãn đó chính là những lần mình nghĩ là mình có nhiều thời gian, là những lần thôi để xem thêm tí video hay lướt thêm tí facebook rồi quay lại làm task sau.

Một cách tổng quát, trì hoãn là do chúng ta ra những quyết định thiếu lý trí, mà dựa vào cảm xúc tức thời.

Cách để vượt qua trì hoãn

Cách để vượt qua trì hoãn chính là cách để mình ra quyết định một cách có lý trí hơn.

Làm sao để ra quyết định một cách lý trí hơn?

Mỗi lần ra quyết định phải khựng lại 10 giây tự nhắc bản thân suy nghĩ kĩ?

Không thực sự hiệu quả.

Bản thân mỗi chúng ta đều sẽ có một lượng giới hạn năng lượng, động lực, hình như trong tiếng Anh nó gọi là will power (We all have a limited amount of willpower). Không phải lúc nào chúng ta cũng còn đủ will power để biết cần phải suy nghĩ kĩ. Có nghĩa là, bản thân cái việc khựng lại và tự nhắc bản thân suy nghĩ kĩ cũng là một hành động cần phải có lý trí mới làm được... Một vòng lẩn quẩn. Sài lý trí rất tốn năng lượng.

Cách mà mình sắp nói đây, sẽ cực kỳ đơn giản. Đó chính là có một sức khoẻ tốt.

Sức khoẻ tinh thần (mental health) tốt, sức khoẻ thể trạng (physical health) cũng phải tốt. Cả 2 đều tốt, thì bạn sẽ sống lý trí.

Làm sao để có sức khoẻ tốt?

Để có sức khoẻ thể trạng tốt: Thức ăn, giấc ngủ, thể dục thể thao, mọi thứ.

Để có sức khoẻ tinh thần tốt: cần sức khoẻ thể trạng tốt, cần có tinh thần giải quyết những vấn đề xung quanh không né tránh, chủ động hơn.

Biết rồi, không làm được, cụ thể hơn

Bản thân cái tiêu đề này có lẽ cũng đã hé lộ được điều gì rồi, systematically - một cách có hệ thống. Tức là vượt qua trì hoãn không phải là một việc cần một tip hay trick để làm. Các bạn cần một thứ vững chãi như "hệ thống" để vượt qua nó. Một hệ thống mà mỗi ngày bạn sẽ build một ít, luyện tập một ít, và càng build nó càng chắc chắn và vững chãi hơn.

Nếu bây giờ sức khoẻ của bạn đang dưới mức có thể để bắt đầu tập sống khoẻ, bạn cần phải ra một quyết định lý trí duy nhất đó là bỏ mặc hết tất cả để nghỉ ngơi, đi ngủ, sạc lại cái will power và ra những quyết định lý trí tiếp theo.

Và những quyết định lý trí tiếp theo đó chính là những bữa ăn có nên bỏ bữa hay không, những đêm khuya có nên nằm ngủ và nghỉ ngơi hoặc làm một việc gì đó có ích không hay là lướt facebook youtube.

Và cái sức khoẻ này không phải nhất thời, nó là cái thứ bạn hãy build và giữ nó cả đời. Thực ra lúc mình viết bài này không phải tự nhiên. Chắc cũng có bạn cũng đọc rồi, confession một bệnh nhân F0 với sức khoẻ bình thường đã phải nằm trên máy thở và thấy nuối tiếc cuộc sống ra sao.

Ông Steve Jobs cũng đã từng đọc bài diễn văn bất hủ về cái vấn đề này rồi. Bạn có thể tìm xem trên youtube nhé, câu chuyện thứ 3 - Death.

Hustle

Bản thân mình, đã từng trải qua những tháng ngày rất chăm chỉ (in the hustle mode), code ngày code đêm không chán, cũng đã có những lúc tuột dốc không phanh. Và mình nhận ra, những lúc mà mình có thể hustle thì yếu tố sức khoẻ luôn luôn là chỗ dựa. Bạn không thể nào làm ngày làm đêm với sức khoẻ yểu mạng đâu.

Những người làm việc ngày đêm được thì thứ họ hy sinh chính là những khoảng thời gian giải trí vô bổ, chứ không phải là sức khoẻ. Sức khoẻ rất quan trọng để ra những quyết định sáng suốt hàng ngày. Và một ngày năng suất (a productive day) chính là một chuỗi một quyết định sáng suốt. Kéo dài mãiiii.

Đừng bào sức khoẻ mà hãy bào sự giải trí.

Mình để ý những tháng ngày mình bào sức khoẻ và giữ lại sự giải trí chính là những tháng ngày tuột dốc nhất. Bào cả 2 là khi chạy deadline. Còn chỉ bào giải trí là một bình thường năng suất. Mình sẽ kể nó sau trong series Nhật ký sinh viên.

A logical realization isn't the same as an emotional realization

Không biết các bạn nghe thấy cụm từ "tình yêu mù quáng" chưa. Chắc là rồi. Bởi vì con người ta là vậy. Đôi khi ta biết một việc không tốt nhưng vẫn làm, và không làm những điều tốt. Chúng ta yếu lý trí và làm theo cảm xúc.

A logical realization isn't the same as an emotional realization.

Logical realization đó là khi ta biết một điều.

Emotional realization là khi ta thấm điều đó. Ta trải qua từng thớ cảm xúc của việc đó tai hại như thế nào rồi - emotional.

Cuộc đời là quá ngắn để mắc hết tất cả sai lầm. Mắc sai lầm và nhận ra là emotional, không cần mắc cũng nhận ra là logical. Emotional luôn mạnh mẽ hơn. Nhưng mà, bạn có muốn phải lên máy thở mới nhận ra tầm quan trọng của sức khoẻ không?


All rights reserved

Viblo
Hãy đăng ký một tài khoản Viblo để nhận được nhiều bài viết thú vị hơn.
Đăng kí