+8

cách sử dụng React.js Component Lifecycle Methods

Mở đầu:

Mọi thứ vận hành đều có vòng đời, hay chu trình của nó, từ khi nó được tạo ra cho đến kết thúc. Và chúng ta gọi nó là lifecycle.

React.js cũng không ngoại lệ, chúng cũng có vòng đời. Chúng cần trải qua các giai đoạn hay còn gọi là các phase theo như thuật ngữ của React. Các giai đoạn đó bao gồm:

  1. Mounting
  2. Updating
  3. Unmounting

Ban đầu khi một Component được sinh ra, nó sẽ được render và đi vào phase Mounting. Sau đó, khi component đó được sử dụng và vận hành, nó sẽ bước sang giai đoạn Updating. Và cuối cùng khi đến lúc kết thúc, nó sẽ trải qua giai đoạn Unmounting. Vòng đời của React components có thể cực ngắn cũng có thể rất dài.Nó phụ thuộc vào nhu cầu ứng dụng web của bạn và cách sử dụng của người dùng.

Khi User mở ứng dùng React của bạn- các component cần thiết sẽ đi qua giai đoạn "Mounting". Khi người dùng tương tác với ứng dụng React của bạn- một số component sẽ đi qua giai đoạn Updating, trong khi những component khác sẽ bước đến giai đoạn Unmounting.

Đối với một Developer , đương nhiên bạn sẽ muốn khai thác triệt để vòng đời của các component và được thông báo khi các component đó chuyển sang giai đoạn khác. Điều này sẽ cho phép bạn kiểu soát ứng dụng của bạn một trơn tru và linh hoạt.

Vậy làm thế nào chúng ta có thể nhận được thông báo khi các thành phần đang trải qua các giai đoạn khác nhau? React cung cấp cho chúng ta một tập hợp các methods. Khi chúng ta khai báo chúng, React sẽ gọi chúng khi các component chuyển từ giai đoạn này sang giai đoạn khác!

Trong hướng dẫn này, chúng ta sẽ xây dựng một ứng dụng React đơn giản để minh họa cách sử dụng lifecycle với React components.

Xây dựng hệ thống đơn giản

Dưới đây là hệ thống:

import React, { Component } from 'react';

class Demo extends Component {
  constructor() {
    super();
    this.state = {
      counter: 0,
      isCounterHidden: true
    }
  }

  toggleCounter = () => {
    this.setState({
      isCounterHidden: !this.state.isCounterHidden
    })
  }

  incrementCounter = () => {
    this.setState({
      counter: this.state.counter + 1
    })
  }

  renderBoxIncrement() {
    const { counter } = this.state;

    return (
      <div>
        <button onClick={this.incrementCounter}>Increment</button>
        {counter}
      </div>
    )
  }

  render() {
    const { isCounterHidden } = this.state;

    return (
      <div >
        <button onClick={this.toggleCounter}>{isCounterHidden ? 'Show' : 'Hidden'}</button>
        {isCounterHidden ? null : this.renderBoxIncrement()}
      </div>
    );
  }
}

export default Demo;

Đầu tiên chúng ta khai báo component initial:

  constructor() {
    super();
    this.state = {
      counter: 0,
      isCounterHidden: true
    }
  }

Trong hàm constructor , hai giá trị counterisCounterHidden được khởi tạo với 2 giá trị là 0 và true và được lưu vào trong state. Giá trị counter sẽ theo dõi số lượng click còn giá trị isCounterHidden sẽ quyết định xem có hiển thị hay không.

Và chúng ta sẽ sử dụng hai hàm toggleCounterincrementCounter để thay đổi và update cho hai biến trên.

Hàm toggleCounter sẽ gán gán cho giá trị isCounterHidden:

  toggleCounter = () => {
    this.setState({
      isCounterHidden: !this.state.isCounterHidden
    })
  }

Hàm incrementCounter sẽ gán giá trị cho counter:

  incrementCounter = () => {
    this.setState({
      counter: this.state.counter + 1
    })
  }

Vậy chúng ta sẽ được gọi hàm toggleCounterincrementCounter khi nào? Chúng sẽ được hển thị thông qua hàm render của component Demo như dưới đây:

  render() {
    const { isCounterHidden } = this.state;

    return (
      <div >
        <button onClick={this.toggleCounter}>{isCounterHidden ? 'Show' : 'Hidden'}</button>
        {isCounterHidden ? null : this.renderBoxIncrement()}
      </div>
    );
  }

phần hiển thị button để increment và hiển thị counter se được gói chung vào một hàm là renderBoxIncrement.

  renderBoxIncrement() {
    const { counter } = this.state;

    return (
      <div>
        <button onClick={this.incrementCounter}>Increment</button>
        {counter}
      </div>
    )
  }

và phần quan trọng nhất của phần render là:

<button onClick={this.toggleCounter}>{isCounterHidden ? 'Show' : 'Hidden'}</button>
{isCounterHidden ? null : this.renderBoxIncrement()}

Và chúng ta sẽ hiển thị 2 button để Show/Hide: Trạng thái Show hoặc Hide được hiển thị dựa trên trạng thái của biến isCounterHidden, và giá trị này được truy xuất bằng cách this.state.isCounterHidden và mình viết gọn vào là biến isCounterHidden:

{isCounterHidden ? 'Show' : 'Hidden'}

lưu ý: bình thường mình sẽ phải khai báo biến const isCounterHidden = this.state.isCounterHidden nhưng từ ES6 trở đi chúng ta có thể sử dụng hàm const {isCounterHidden} = this.state; để khai báo, cả hai hàm có tác dụng tương tự nhau, do mình đã khai báo const { isCounterHidden } = this.state; ở trên mình chỉ cần sử dụng trực tiếp biến isCounterHidden, và biến này là biến cục bộ

Nếu giá trị của isCounterHiddentrue thì renderBoxIncrement sẽ được hiển thị và khi nó là false thì nó sẽ ẩn đi. Khi trạng thái của renderBoxIncrementHide thì sẽ hiển thị button Show, và khi renderBoxIncrementShow thì sẽ hiển thị button Hide Vậy điều gì xảy ra khi người dùng click vào button đó? React sẽ gọi hàm toggleCounter, bởi vì nó được cài đặt thuộc tính onClickvới giá trị của this.toggleCounter:

<button onClick={this.toggleCounter}>...</button>

Như chúng ta biết, hàm toggelCounter sẽ gọi setState để thay đổi trạng thái của component và khi mà trạng thái thay đổi, các thành phần liên quan cũng sẽ thay đổi theo.

Button thứ 2 là nút hiển thị tăng dần:

<button onClick={this.incrementCounter}>Increment</button>

Chúng ta cũng sử dụng thuộc tính onClick với giá trị của this.incrementCounter. Khi chúng ta click vào nó React sẽ gọi hàm incrementCountervà nó thay đổi state của component Demo và sẽ rerender lại Demo component.

Cách hiển thị và truyền biến

Bây giờ chúng ta đã biết cách chúng ta hiển thị các button và cách chúng hoạt động. Chúng ta sẽ xem xét biến counter xem nó được hiển thị ở đâu và nó hoạt động như thế nào?

Khi chúng ta cẩn thận xem xét quá trình render trong Demo component, chúng ta sẽ nhận ra một số câu lệnh sau:

{isCounterHidden ? null : this.renderBoxIncrement()}
  renderBoxIncrement() {
    const { counter } = this.state;

    return (
      <div>
        <button onClick={this.incrementCounter}>Increment</button>
        {counter}
      </div>
    )
  }
  incrementCounter = () => {
    this.setState({
      counter: this.state.counter + 1
    })
  }

Nhìn ở trên chúng ta nhận ra giá trị của isCounterHidden sẽ quyết định xem phần renderBoxIncrement có được hiển thị hay không, và giá trị của counter sẽ được hiển thị ở trong hàm renderBoxIncrement, và giá trị của counter được update và lưu trữ vào state thông qua hàm incrementCounter với cơ chế tương tự như biến isCounterHidden.

Đó là sơ bộ cách vận hành trong Demo.

Nói sâu hơn về lifecycle

Trong hướng dẫn này, chúng ta hướng đến tìm hiểu về lifecycle trong React. Mục tiêu của chung ta là hiển thị một giá trị truy cập thì nó phải trải qua vòng đời như thế nào? Chúng ta sẽ cập nhật thêm cho component Demo:

import React, { Component } from 'react';

class Demo extends Component {
  constructor() {
    super();
    console.log('constructor');
    this.state = {
      counter: 0,
      isCounterHidden: true
    }
  }

  toggleCounter = () => {
    this.setState({
      isCounterHidden: !this.state.isCounterHidden
    })
  }

  incrementCounter = () => {
    this.setState({
      counter: this.state.counter + 1
    })
  }

  componentWillMount() {
    console.log('componentWillMount');
  }

  componentDidMount() {
    console.log('componentDidMount');
  }

  componentWillReceiveProps() {
    console.log('componentWillReceiveProps');
  }

  shouldComponentUpdate() {
    console.log('shouldComponentUpdate');
    return true;
  }

  componentWillUpdate() {
    console.log('componentWillUpdate');
  }

  componentDidUpdate() {
    console.log('componentDidUpdate');
  }

  componentWillUnmount() {
    console.log('componentWillUnmount');
  }

  renderBoxIncrement() {
    const { counter } = this.state;

    return (
      <div>
        <button onClick={this.incrementCounter}>Increment</button>
        {counter}
      </div>
    )
  }

  render() {
    const { isCounterHidden } = this.state;
    console.log('render');

    return (
      <div >
        <button onClick={this.toggleCounter}>{isCounterHidden ? 'Show' : 'Hidden'}</button>
        {isCounterHidden ? null : this.renderBoxIncrement()}
      </div>
    );
  }
}

export default Demo;

Như bạn đã thấy chúng ta có rất nhiều component lifecycle. chúng bao gồm:

  • constructor
  • componentWillMount
  • componentDidMount
  • componentWillReceiveProps
  • shouldComponentUpdate
  • componentWillUpdate
  • componentDidUpdate
  • componentWillUnmount
  • render

Tất cả các methods này đều được gọi bởi React và để hiểu rõ thời điểm nào, React sẽ gọi component nào, component nào trước, component nào sau, chúng sẽ sẽ sử dụng hàm console.log. Thao tác này sẽ đưa ra thông báo trường trình trong Developer Console và chúng ta sẽ thông qua console để xem thứ tự các component được gọi.

Chúng sẽ thể thêm cả console.log cho hàm render

render() {
  console.log('render');
  ...
}

Và giờ chúng ta sẽ chạy thử trên website và mở console. Khi lần đầu tiên load website chúng ta sẽ thấy phần hiển thị trong console như dưới. Chúng ta nhận thấy, khi load lần đầu tiên, dữ liệu sẽ được load và xử lý theo thứ tự

  • constructor
  • componentWillMount
  • render
  • componentDidMount

sau đó chúng ta sẽ Click vào một button <button onClick={this.toggleCounter}>{isCounterHidden ? 'Show' : 'Hidden'}</button> trên trang hiển thị chúng ta sẽ thấy. khi Click vào đó, chúng ta sẽ gọi hàm toggleCounter và nó sẽ gọi đến các component theo thứ tự dưới đây:

  • shouldComponentUpdate
  • componentWillUpdate
  • render
  • componentDidUpdate

Kết Luận:

Qua ví dụ trên đây, chúng ta hiểu được phần nào cách để khai báo một giá trị statelifecycle sử dụng trong React như thế nào Hiện tại bài viết còn sơ sài, rất mong nhận được nhiều góp ý của mọi người để bài viết có thể hoàn thiện hơn Xin cám ơn các bạn.

link tham khảo: http://react.tips/how-to-use-react-component-lifecycle-methods/ Link demo Github: https://github.com/minhld1709/react-demo


All rights reserved

Viblo
Hãy đăng ký một tài khoản Viblo để nhận được nhiều bài viết thú vị hơn.
Đăng kí