+6

Cách Đặt tên file dễ nhớ, tổ chức folder hiệu quả và ví dụ trên Visual Studio, Visual Studio Code

Biên soạn: Trương Văn Chiến và Nguyễn Thế Vinh (thuộc Kmin Creators)


Tóm tắt

Nếu bạn từng trải qua cảm giác phải vắt óc suy nghĩ cách đặt tên cho một folder hoặc một file trong quá trình làm việc chưa? Nếu có thì bạn không cô đơn đâu. Việc đặt tên, tổ chức thư mục trong quá trình làm việc tuy là việc nhỏ nhưng lại rất quan trọng. Nên bạn đừng xem thường nó nhé. Một người giảng viên đã từng nói với mình "Chỉ cần nhìn vào cách tổ chức File Explorer của một người thì cũng có thể hiểu được người đó có ngăn nắp hay không".

Tiếp nối với bài trước "Làm quen với Visual Studio và Visual Studio Code" ở bài này mình sẽ có một vài gợi ý trong việc tổ chức, đặt tên folder, tên file cho các bạn hình dung rõ hơn nhé. Cùng bắt đầu nào!!!

Cách quản lí folder

Một điều mà các bạn mới học hoặc mới tiếp xúc với máy tính thường bỏ qua. Đó là cách đặt tên file làm sao cho dễ nhớ và tổ chức folder như thế nào cho khoa học. Các bạn cứ đặt tên cho xong hay lưu đại vào đâu đó cũng được. Và rồi đến lúc cần sử dụng phải mất thời gian tìm lại, thậm chí không nhớ nó ở đâu.

1. Cách đặt tên file sao cho dễ nhớ

Sơ đồ quy tác cách đặt tên file. Nguồn ảnh: tinhte.vn

Sơ đồ quy tác cách đặt tên file. Nguồn ảnh: tinhte.vn

Quy tắc mình đặt tên file

  • Không đặt những tên không có ý nghĩa.
  • Tên phải nói về nội dung chính của file sao cho dễ nhớ và đặc biệt phải có ý nghĩa.
  • Không nên chứa các dấu tiếng Việt và khoảng trắng (vì có thể bị lỗi khi sử dụng).
  • Có thể kèm theo mốc thời gian, địa điểm hoặc tên người nào đó.

VD: Thầy giao cho mình hai bài tập tìm số nguyên tố và tìm số lớn nhất trong mảng. Phân tích từ đề bài mình đặt tên như sau. **Bài tập 1 là tìm số nguyên tố trong mảng: mang_BT1_SoNguyenTo.cpp và tương tự với bài tập 2: mang_BT2_SoLonNhat.cpp. Mình sẽ đi từ cái bao quát đến những chi tiết nhỏ hơn. Như các bạn có thể thấy cách đặt tên của mình đều ngắn gọn và chứa đầy đủ thông tin cần thiết.

Các bạn nên đặt tên chỉn chu ngay lúc đầu, đừng nghĩ rằng mình cứ đặt cho xong rồi sau này sửa lại. Mình đã gặp nhiều trường hợp như vậy và đến cuối file rác của các bạn quá nhiều và phải mở từng file ra để xem và rename hoặc thậm chí còn không thèm ngó tới. Cho nên việc bỏ ra một chút thời gian lúc đầu sẽ hiệu quả hơn rất nhiều.

2. Cách tổ chức và quản lí folder

Ngoài cách đặt tên file thì việc tổ chức folder như thế nào cho dễ quản lí cũng quan trọng không kém. Việc này giúp chúng ta phân loại dữ liệu, dễ dàng quản lí và tìm kiếm.

Sơ đồ tổ chức folder của mình. Nguồn ảnh: tác giả

Sơ đồ tổ chức folder của mình. Nguồn ảnh: tác giả

Như các bạn có thể thấy thì sơ đồ trên của mình tuân thủ các quy tắc sau:
  • Tên folder cha phải bao hàm được các folder con và tên phải hết sức ngắn gọn. Tên folder càng bao hàm thì sau này có nhiều folder con chúng ta sẽ không cần đổi tên lại folder cha.
  • Sử dụng các folder có sẵn của hệ điều hành như: Pictures, Video, Document,...
  • Các file cá nhân và file làm việc, học tập nên được chia ra để dễ quản lí hơn.

Điều quan trọng của việc này là phải làm thường xuyên và hình thành thói quen, làm một lần không giúp được gì cả (giống như dọn dẹp nhà cửa). Hãy coi nó như tủ quần áo của mình, càng gọn gàng càng tốt. Mỗi người sẽ có những cách tổ chức folder khác nhau nhưng chỉ cần áp dụng các quy tắc thì bạn sẽ có một "căn phòng" gọn gàng và sạch sẽ.

3. Cách tạo project trong Visual Studio và Visual Studio Code

Mình sẽ hướng dẫn quy trình tạo một project như thế nào và áp dụng các quy tắc đặt tên mình đã chia sẻ ở trên luôn nhé.

Do Visual Studio có khá nhiều phiên bản nên mình sẽ demo hai phiên bản mình đang sử dụng là VS 2013VS 2019 nhé!

Bắt đầu với VS 2013 trước nhé

B1: Mở VS 2013 lên và nhấn vào New project...

B1 -  VS 2013. Nguồn ảnh: tác giả

Bước 1 - VS 2013. Nguồn ảnh: tác giả

B2: Trong màn hình này các bạn có các lựa chọn:

  • Template (ô màu đỏ): đây là nơi các bạn chọn ngôn ngữ muốn tạo project. Mình muốn code C++ nên ở đây mình chọn Visual C++.
  • Sau khi chọn ngôn ngữ xong nó sẽ hiện ra các option cụ thể cho mình chọn, các bạn sẽ chọn "Empty Project".
  • Tiếp theo bạn nhìn xuống ô màu xanh lá. Name là tên project của các bạn, áp dụng luôn quy tắc đặt tên mà mình đã nói ở trên nhé. Location là nơi các bạn lưu project. Sau đó nhấn vào OK thì VS 2013 sẽ tạo cho chúng ta một project.

B2 -  VS 2013. Nguồn ảnh: tác giả

Bước 2 - VS 2013. Nguồn ảnh: tác giả

Màn hình sau khi nhấn OK -  VS 2013. Nguồn ảnh: tác giả

Màn hình sau khi nhấn OK - VS 2013. Nguồn ảnh: tác giả

B3: Các bạn click chuột phải vào tên project → Add → New Item, hoặc có thể nhấn phím tắt là Ctrl + Shift + A.

Bước 3 -  VS 2013. Nguồn ảnh: tác giả

Bước 3 - VS 2013. Nguồn ảnh: tác giả

B4: Màn hình này sẽ xuất hiện và bạn sẽ chọn C++ file. Name thì bạn có thể đổi hoặc giữ nguyên và nhấn Add

Bước 4 -  VS 2013. Nguồn ảnh: tác giả

Bước 4 - VS 2013. Nguồn ảnh: tác giả

B5: Một file có đuôi .cpp sẽ xuất hiện và đây là file các bạn sẽ code làm việc.

Bước 5 -  VS 2013. Nguồn ảnh: tác giả

Bước 5 - VS 2013. Nguồn ảnh: tác giả

B6: Bắt đầu code thôi!

Bước 6 -  VS 2013. Nguồn ảnh: tác giả

Bước 6 - VS 2013. Nguồn ảnh: tác giả

Trong VS 2019

B1: Các bạn mở VS 2019 lên và click vào Create a new project

Bước 1 -  VS 2019. Nguồn ảnh: tác giả

Bước 1 - VS 2019. Nguồn ảnh: tác giả

B2: Các bạn chọn ngôn ngữ mình muốn tạo project, mình muốn code C++ nên sẽ chọn Empty Project. sau đó nhấn Next nhé

Bước 2 -  VS 2019. Nguồn ảnh: tác giả

Bước 2 - VS 2019. Nguồn ảnh: tác giả

B3: Ở đây bạn sẽ đặt tên và chọn thư mục muốn lưu project nha. Và nhấn Create thôi

Bước 3 -  VS 2019. Nguồn ảnh: tác giả

Bước 3 - VS 2019. Nguồn ảnh: tác giả

B4: Bước này tương tự như ở VS 2013, bạn click chuột phải vào tên projectAddNew Item, hoặc có thể nhấn phím tắt là Ctrl + Shift + A để tạo một file .cpp nhé

Bước 4 -  VS 2019. Nguồn ảnh: tác giả

Bước 4 - VS 2019. Nguồn ảnh: tác giả

B5: Đặt tên cho file .cpp và nhấn Add

Bước 5 -  VS 2019. Nguồn ảnh: tác giả

Bước 5 - VS 2019. Nguồn ảnh: tác giả

B6: Bắt đầu code thôi!

Bước 6 -  VS 2019. Nguồn ảnh: tác giả

Bước 6 - VS 2019. Nguồn ảnh: tác giả

Trong Visual Studio Code

B1: Mình sẽ tạo một thư mục ViDu trong ổ đĩa D:\

Bước 1 -  Tạo thư mục ViDu trong ổ đĩa D:. Nguồn ảnh: Tác giả

Bước 1 - Tạo thư mục ViDu trong ổ đĩa D:\. Nguồn ảnh: Tác giả

B2: Mở Visual Studio Code. Ở đây, tại góc trên bên trái của thanh công cụ bạn sẽ thấy các lựa chọn như File, Edit, Selection,...

B3: Chọn vào File Open Folder

Bước 3 -  VS Code. Nguồn ảnh: tác giả

Bước 3 - VS Code. Nguồn ảnh: tác giả

B4: Sau khi chọn Open Folder. Tại cửa sổ này dẫn đến thư mục ViDu ta vừa tạo → Select Folder

Bước 4 -  VS Code. Nguồn ảnh: tác giả

B4: Chọn thư mục ViDu vừa tạo sau khi chọn Open Folder - VS Code. Nguồn ảnh: tác giả

Sau khi chọn bạn sẽ có

Màn hình làm việc sau khi mở Folder -  VS 2019. Nguồn ảnh: tác giả

Màn hình làm việc sau khi mở Folder - VS Code. Nguồn ảnh: tác giả

Tại cửa sổ ViDu bạn có thể thấy vẫn chưa có gì cả vì bạn chỉ vừa mới có một thư mục (project) rỗng thôi. Giờ thì bắt đầu tạo các file đầu tiên nhé.

Để tạo file các bạn rê chuột vào bên trong thư mục ViDu, lúc này bên trên sẽ hiện ra các icon như sau: New File, New Folder, Refresh ExplorerCollapse Folders in Explorer.

Các icon khi rê chuôt vào phần ViDu -  VS Code. Nguồn ảnh: tác giả

Các icon khi rê chuôt vào phần ViDu - VS Code. Nguồn ảnh: tác giả

Tiếp đến ta sẽ chọn vào New File.

Nhưng mà khoan, như đã nói ở bài trước, Visual Studio Code hỗ trợ rất nhiều ngôn ngữ khác nhau, chính vì vậy mà cái phần đuôi mở rộng của nó cũng khá đa dạng. Ở đây mình sẽ giới thiệu đến các bạn các đuôi mở rộng mà ai làm về lập trình web cũng nên biết, đó chính là:

  1. .html ( file Hypertext Markup Language ).
  2. .css ( file Cascading Style Sheets ).
  3. .js (file Javascript ).

Tương ứng với 3 phần mở rộng ở trên mình sẽ có 3 ví dụ sau :

Tạo 3 file ví dụ -  VS Code. Nguồn ảnh: tác giả

Tạo 3 file ví dụ - VS Code. Nguồn ảnh: tác giả

Sau khi chọn vào New File thì các bạn sẽ tiến hành nhập tên file mình muốn. Như ví dụ ở trên các bạn sẽ phải nhập tên file đầu tiên là "file_vi_du.html". Lưu ý là phải bạn nhập phải có cả ".html" nhé. Ở hai file còn lại thì cũng tạo tương tự, các bạn có thể thử ngay sau khi đọc đến đây rồi đó. Rất đơn giản đúng không nào.

Trong tương lai nếu như việc tổ chức file làm việc quá cồng kềnh, lộn xộn khiến việc quản lý khó khăn thì các bạn có thể gom gọn các file vào một thư mục (Folder), mình thử cho xem nè.

Đầu tiên là tạo Folder

Chọn vào New Folder → Nhập tên Folder → Nhấn Enter. Thế là xong.

Tạo thư mục mới -  VS Code. Nguồn ảnh: tác giả

Tạo thư mục mới - VS Code. Nguồn ảnh: tác giả

(Tạo thư mục mới. Nguồn ảnh: Tác giả)

Ví dụ mình muốn gom 2 file là file_vi_du.htmlfile_vi_du2.css vào thư mục này thì các bạn chỉ cần kéo 2 file ấy và thả vào thư mục đó thôi. Trông như thế này:

Kéo thả file vào thư mục -  VS Code. Nguồn ảnh: tác giả

Kéo thả file vào thư mục - VS Code. Nguồn ảnh: tác giả

(Kéo thả file vào thư mục. Nguồn ảnh: Tác giả)

Khi ấy bạn sẽ thấy thông báo này :

Kéo thả file vào thư mục -  VS Code. Nguồn ảnh: tác giả

Kéo thả file vào thư mục - VS Code. Nguồn ảnh: tác giả

Bạn chỉ cần chọn Move thì lúc này file_vi_du.html đã nằm trong Thu_Muc_Moi rồi.

Thử kiểm tra trong ổ D:\ xem nhé.

Kiểm tra trong Thu_Muc_Moi -  VS Code. Nguồn ảnh: tác giả

Kiểm tra trong Thu_Muc_Moi - VS Code. Nguồn ảnh: tác giả

Như vậy thì lúc này 2 file trên đã nằm trong Thu_Muc_Moi rồi, quá đơn giản đúng không nào.

Tuy nhiên nếu các bạn có thắc mắc về sự khác nhau trong việc viết code trong các loại file .html .css hoặc .js thì hãy tìm hiểu thêm về HTML,CSS và Javascript nha.

Tổng kết

Qua bài viết này mình đã giúp các bạn biết về tư duy đặt tên và cách tổ chức folder hiệu quả. Nếu các bạn có cách đặt tên hay tổ chức folder nào khác hay comment cho mọi người cũng biết nhé! Và đừng quên chờ đón những bài viết tiếp theo của tụi mình nhé!


All rights reserved

Viblo
Hãy đăng ký một tài khoản Viblo để nhận được nhiều bài viết thú vị hơn.
Đăng kí