0

BÍ MẬT NÀO GIÚP ANH DUY ( học viên EngineerPro ) CHINH PHỤC GFG - MỘT TRONG NHỮNG BIG TECH THẾ GIỚI?

Trong quá trình trở thành Data Engineer tại GFG, anh Duy đã trải qua không ít thử thách và học hỏi không ngừng nghỉ. Với hơn 8 năm kinh nghiệm trong ngành, anh Duy đã tích lũy cho mình một kho kiến ​​trúc sâu rộng và những kỹ năng thực tiễn quý giá. Tuy nhiên, anh ấy cũng nhận ra rằng chỉ có học hỏi và cải thiện bản thân mỗi ngày mới giúp vượt qua các cuộc phỏng vấn tại Big Tech.

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ cùng tìm hiểu về quá trình học tập của anh Duy tại Engineer Pro, những khóa học mà anh đã tham gia cũng như những trải nghiệm thực tế trong quá trình thực hiện chính xác các cuộc phỏng vấn.

Cùng lắng nghe anh Duy chia sẻ về những bài học quan trọng mà anh học được, cũng như những lời khuyên hữu ích dành cho những bạn trẻ đang có mục tiêu phát triển sự nghiệp trong ngành công nghệ nhé!

Chào anh Duy! Cảm ơn anh đã dành thời gian để chia sẻ câu chuyện của mình. Anh có thể giới thiệu về bản thân và công việc hiện tại được không ạ?Chào anh Duy! Cảm ơn anh đã dành thời gian để chia sẻ câu chuyện của mình. Anh có thể giới thiệu đôi nét về bản thân và công việc hiện tại được không ạ?

Mình tên là Duy, hiện đang làm Data Engineer tại GFG. Mình đã có hơn 8 năm kinh nghiệm trong ngành công nghệ thông tin, từng làm việc tại các công ty nhỏ và startup. Trong những công ty đó, đảm nhiệm nhiều vai trò khác nhau, từ xử lý dữ liệu, phát triển backend đến thực hiện một số công việc của Data Scientist như phân tích và xây dựng mô hình dự báo. Hiện tại, sau 3 tháng làm việc tại GFG, mình vẫn đang trong giai đoạn thử thách bản thân với nhiều công nghệ mới và môi trường làm việc quốc tế.

Anh đã tham gia những khóa học nào tại Engineer Pro?

Mình đã tham gia hầu hết các khóa học tại Engineer Pro, từ cơ bản đến nâng cao. Cụ thể, học qua 2 khóa DSA (Data Structures and Algorithms) để củng cố lại tư duy thuật toán, 2 khóa System Design để hiểu rõ cách thiết kế hệ thống phức tạp, và 1 khóa OS giúp nắm vững kiến thức về hệ điều hành. Ngoài ra, mình còn tham gia một số khóa khác về Backend và Mock Interview, review CV, ... Có thể nói là đã "học trọn bộ" tại Engineer Pro vì muốn chắc chắn rằng mình không bỏ sót bất kỳ kiến thức quan trọng nào.

Điều gì khiến anh quyết định chọn Engineer Pro để học tập?

Thời điểm đó, công ty gặp khó khăn về tài chính và có nhiều đồng nghiệp bị layoff. Điều này khiến mình lo lắng về sự ổn định trong công việc, nên quyết định chuẩn bị để tìm kiếm cơ hội tốt hơn. Một người bạn từng học tại Engineer Pro giới thiệu và khuyên mình tham gia để nâng cao kỹ năng. Ban đầu, bản thân khá tự tin với kinh nghiệm làm việc thực tế, nhưng sau buổi mock interview với anh Lâm, nhận ra kiến thức của mình chưa đủ để vượt qua các cuộc phỏng vấn ở các công ty lớn. Điều làm mình ấn tượng và quyết định học tại đây là phương pháp giảng dạy rất thực tế, dễ hiểu và các mentor luôn sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc.

Trước khi học tại Engineer Pro, anh nhận thấy kiến thức của mình như thế nào?

Như đã chia sẻ, trước khi tham gia các khóa học, mình nghĩ rằng với 8 năm kinh nghiệm làm việc thì đã đủ vững vàng. Tuy nhiên, khi bắt đầu vào buổi mock interview, mình nhận ra kiến thức cá nhân chỉ dừng ở mức thực hành thực tế, chưa đủ sâu rộng để giải quyết những câu hỏi hóc búa trong phỏng vấn. Mình thiếu kiến thức thuật toán, chưa nắm chắc System Design và đặc biệt là khả năng giải quyết vấn đề trong các tình huống áp lực còn kém. Việc học tại Engineer Pro giúp mình nhận ra rằng phỏng vấn không chỉ đòi hỏi kiến thức mà còn yêu cầu khả năng trình bày logic và mạch lạc.

Anh đánh giá thế nào về các khóa học tại Engineer Pro sau khi hoàn thành các khóa học ấy?

Mình thấy các khóa học rất bài bản và hữu ích. Syllabus được xây dựng rất sát với yêu cầu thực tế của các cuộc phỏng vấn tại các công ty công nghệ lớn. Nội dung từ cơ bản đến nâng cao được giảng dạy rất chi tiết và logic, giúp học viên có thể tiếp cận từng bước một, từ nền tảng cơ bản cho đến các kiến thức phức tạp hơn. Điều này giúp học viên không cảm thấy choáng ngợp mà vẫn có thể nắm vững kiến thức từng bước. Mình đặc biệt đánh giá cao việc khóa học không chỉ cung cấp lý thuyết mà còn tập trung vào ứng dụng thực tế. Giảng viên không chỉ dạy lý thuyết mà còn hướng dẫn cách áp dụng vào thực tế. Mỗi buổi học đều có các bài tập thực hành để áp dụng ngay kiến thức đã học. Đặc biệt, các buổi mock interview giống như một bài kiểm tra tổng quát, giúp mình phát hiện điểm yếu và cải thiện dần dần.

Quá trình chuẩn bị apply vào GFG của anh khoảng bao lâu và anh đã chuẩn bị những gì?

Quá trình chuẩn bị của mình kéo dài khá lâu, từ tháng 3 đến tháng 11. Mình bắt đầu bằng việc cập nhật lại CV và liên tục lấy feedback từ các nhà tuyển dụng. Điều này rất quan trọng vì CV chính là điểm đầu tiên mà nhà tuyển dụng nhìn vào để đánh giá bạn, vì vậy mình luôn cố gắng làm cho nó thật hoàn chỉnh và dễ hiểu. Mỗi khi nhận được phản hồi, lại điều chỉnh và cải thiện CV sao cho phù hợp với yêu cầu công việc mà mình muốn ứng tuyển. Về mặt kỹ năng, bản thân Duy dành rất nhiều thời gian để luyện tập và nâng cao khả năng lập trình. Mình đã hoàn thành hơn 700 bài tập code, chủ yếu là trên các nền tảng như LeetCode. Các bài tập này chủ yếu tập trung vào các chủ đề như cấu trúc dữ liệu, thuật toán và giải quyết các bài toán phức tạp. Đây là phần quan trọng nhất trong việc chuẩn bị cho các vòng technical, vì những bài toán này thường xuyên xuất hiện. Ngoài ra, mình cũng học System Design rất kỹ. Vì System Design là một phần quan trọng trong phỏng vấn, đặc biệt là đối với các công ty lớn như GFG. Để chuẩn bị cho phần này, mình đã đọc các sách chuyên sâu và thực hành qua các case study thực tế. Các bài học này không chỉ giúp hiểu rõ về cách thiết kế hệ thống, mà còn giúp mình tự tin hơn khi trả lời các câu hỏi về thiết kế hệ thống trong phỏng vấn.

Anh có thể chia sẻ thêm về quá trình phỏng vấn tại GFG được không?

Phỏng vấn tại GFG bao gồm 4 vòng chính:

  • Vòng 1 - Sàng lọc CV và phỏng vấn HR Đây là vòng đầu tiên chủ yếu kiểm tra khả năng tiếng Anh và xem xét sự phù hợp về kinh nghiệm làm việc. Mình nhớ trong vòng này, họ đã hỏi rất nhiều về lý do rời công ty cũ, những dự án đã thực hiện và các kỹ năng đã học được từ đó. Cũng như các công ty khác, họ rất chú trọng vào việc hiểu rõ mục tiêu nghề nghiệp của ứng viên, liệu mình có phù hợp với văn hóa và chiến lược của công ty hay không. Mình phải chuẩn bị câu trả lời rõ ràng, trung thực và dễ hiểu, đặc biệt là về lý do chuyển công việc, vì đây là một trong những câu hỏi đánh giá sự cam kết và định hướng nghề nghiệp.

  • Vòng 2 - Technical Đây là vòng kiểm tra kiến thức kỹ thuật và cũng là vòng khá khó. Nhà tuyển dụng đưa ra bài kiểm tra về xử lý Big Data trên Spark, một kỹ năng rất quan trọng trong công việc Data Engineer. Bài kiểm tra này yêu cầu phải viết mã để xử lý một lượng dữ liệu lớn và tối ưu hóa các truy vấn để chạy nhanh hơn. Ngoài ra, họ còn hỏi thêm về SQL và Python, đặc biệt là về khả năng tối ưu hóa truy vấn dữ liệu, vì đây là yếu tố quan trọng trong công việc hàng ngày của một Data Engineer. Mình thực sự phải luyện tập rất kỹ các khái niệm về Big Data, SQL, và các phương pháp tối ưu hóa trước khi vào vòng này, vì họ có thể đưa ra các câu hỏi rất chi tiết và thực tế.

  • Vòng 3 - Culture Fit và Technical Đây là vòng thử thách nhất. Họ kiểm tra rất kỹ các chi tiết trong CV và yêu cầu mình giải thích rõ ràng về các dự án trước đây, các thách thức đã gặp phải, cách giải quyết vấn đề như thế nào. Mình nhớ là họ còn đưa ra các tình huống giả định để xem cách xử lý vấn đề trong môi trường thực tế, ví dụ như việc phải tối ưu một hệ thống xử lý dữ liệu. Ngoài ra, họ cũng kiểm tra kiến thức nền tảng như hệ điều hành và thiết kế hệ thống. Những câu hỏi này rất chuyên sâu, cần phải chuẩn bị rất kỹ về các khái niệm như quản lý bộ nhớ, cách tối ưu hệ thống, hay cách thức hoạt động của các hệ thống phân tán. Đối với mình, đây là vòng đánh giá kiến thức toàn diện nhất, và đôi khi không có câu trả lời đúng hoàn toàn, mà chỉ có cách giải quyết hợp lý nhất.

  • Vòng 4 - Culture Fit với Senior Director Đây là vòng mà mình may mắn được bỏ qua, nhưng theo những gì được biết, vòng này chủ yếu để kiểm tra khả năng thích nghi với văn hóa công ty và định hướng phát triển lâu dài của ứng viên. Họ sẽ hỏi về tầm nhìn nghề nghiệp, các mục tiêu trong tương lai, và xem liệu mình có thể phát triển lâu dài trong công ty này hay không. Đây là vòng để đảm bảo rằng ứng viên không chỉ giỏi về kỹ thuật mà còn phù hợp với văn hóa làm việc của công ty. Vòng này thường được tiến hành qua một cuộc phỏng vấn trực tiếp với các giám đốc cấp cao, và nó sẽ giúp công ty đánh giá mức độ phù hợp của ứng viên với các giá trị và mục tiêu dài hạn của họ.

Trong các vòng phỏng vấn, anh cảm thấy vòng nào khó nhất?

Vòng 3 là thử thách lớn nhất. Họ không chỉ kiểm tra kiến thức kỹ thuật mà còn đặt ra các tình huống rất thực tế và giải quyết ngay tại chỗ. Một số câu hỏi không nằm trong chuyên môn chính nên phải thể hiện khả năng tư duy logic và ứng biến nhanh. Nếu không chuẩn bị kỹ, rất dễ bị "bẻ lái" bất ngờ.

Anh có lời khuyên nào cho các bạn đang chuẩn bị apply vào các công ty công nghệ không?

Mình nghĩ điều quan trọng nhất là liên tục cập nhật CV và luyện tập không ngừng. Hãy gửi CV cho nhiều công ty để có thêm kinh nghiệm phỏng vấn. Ngoài ra, cần luyện giải thuật và học System Design thật chắc. Đừng chỉ học lý thuyết, mà phải thực hành và biết cách trình bày ý tưởng mạch lạc. Mock interview cũng rất quan trọng, vì nó giúp bạn làm quen với áp lực và biết cách phản ứng nhanh trong tình huống thực tế. Quan trọng nhất, các bạn phải luôn giữ tinh thần kiên trì, bởi vì quá trình tìm việc có thể kéo dài và đòi hỏi sự nỗ lực không ngừng nghỉ.

Cảm ơn anh Duy đã chia sẻ câu chuyện của mình! Chúc anh thành công hơn nữa trong công việc.


All Rights Reserved

Viblo
Let's register a Viblo Account to get more interesting posts.