Bài 1: Lý thuyết về màu sắc trong thiết kế. Lý thuyết màu.
Bài đăng này đã không được cập nhật trong 3 năm
Một ngày đẹp trời, sau khi tranh cãi đau cả đầu với các anh em về màu sắc, tôi nghe theo lời anh bạn, truy cập công cụ bánh xe màu của Adobe để tìm công lý và sau đó thực sự hốt hoảng: tôi không hề hiểu gì về công cụ này hết. Đó chỉ là một website online khá đơn giản với các thanh điều khiển màu, nhưng thật sự ngoài màu và màu, nó ko có gì gợi ý cho tôi cả. Sau một hồi tìm hiểu đủ các website ta cũng như tây, tôi đã nhận ra một điều: nó cần sử dụng các kiến thức cơ bản, thuần về lý thuyết quanh màu sắc. Có lẽ là sinh viên mỹ thuật nào cũng nắm được những lý thuyết này, nhưng với những người làm UX có nguồn gốc từ công nghệ như tôi, đó quả là một thế giới mới. Chính điều đó đã thúc đẩy tôi tìm hiểu và đúc thành một số các bài này, với hi vọng chính bản thân mình cũng có thêm kiến thức và qua đó chia sẻ cho các bạn.
Truy cập khóa học "Tự học để trở thành UX Designer" online tại đây: https://designlab.edu.vn
Thứ nhất chúng ta cần công nhận với nhau một điều, lựa chọn màu sắc trong thiết kế UX không phải là một thứ mang tính cảm tính. Mỗi người – là một người dùng tương lai của sản phẩm – sẽ có cảm giác về màu khác nhau và có ưa thích khác nhau đối với màu sắc. Vì thế nếu như chúng ta dựa vào cảm nhận của 1 số người dùng về màu sắc, chúng ta sẽ nhanh chóng đi vào một trong những sai lầm lớn nhất về thiết kế, dân gian Việt Nam gọi là “đẽo cày giữa đường”. Khoa học về màu sắc đã được đúc rút bởi một lý thuyết ngắn gọi là “Lý thuyết màu”, và đó sẽ chính là thứ chúng ta sẽ nghiên cứu ngay đây:
Bánh xe màu
Vào năm 1666, Isaac Newton – một nhà vật lý vĩ đại đã lần đầu đưa ra 1 khái niệm gọi là “Bánh xe màu”. Bài viết về UX Dự án của tôi Khóa học Thiết kế UX (khóa học miễn phí) Bài 1: Lý thuyết về màu sắc trong thiết kế. Lý thuyết màu.
Theo Newton thì Bánh xe màu bao gồm 7 màu cơ bản: Đỏ (Red) – cam (Orange) – vàng (Yellow) – lục (Green) – lam (Blue) – chàm (Indigo) – tím (Violet). Đó cũng là 7 màu nằm trên một “chiếc cầu vồng” đặc trưng. Có vẻ như các nhà khoa học phương tây ám ảnh bởi con số 7 và thích sử dụng con số này trong mọi lý thuyết cơ bản. Giống như đối với âm nhạc, họ cho chúng ta 7 nốt nhạc Đồ Rê Mi Pha Sol La Si. Với chiêm tinh học, họ cho rằng có 7 hành tinh quay quanh trái đất, còn phụ nữ thì được sinh ra từ chiếc xương sườn thứ 7..
Phương Đông thì khác nhé, họ dùng 5 màu, nhưng ăn theo lý thuyết về âm dương ngũ hành: Kim tương ứng với Trắng, Mộc tương ứng với Xanh, Thủy tương ứng với Đen, Hỏa tương ứng với Đỏ, Thổ tương ứng với Vàng. Đối với âm nhạc, phương Đông sử dụng ngũ Cung, tức 5 nốt chứ ko phải 7 nốt, nhưng nghe hơi dị: Hò, Sự, Sang, Xê, Cống. Còn mới màu thì phương Đông cũng. Thế giới thật là vui và phong phú:D ! Tuy nhiên, chúng ta sẽ tạm thời công nhận các bạn tây, vì ngoài việc các bạn ý cũng giàu mạnh hơn ta, các bạn ấy còn thuần túy dựa vào khoa học hơn là phương Đông..
Tạm dựa vào bảng màu cơ bản đó, tìm hiểu thêm, chúng ta thấy có 1 bảng màu được sử dụng phổ biến nhất, đó chính là bảng màu cơ bản + màu trộn lẫu giữa 2 màu cạnh nhau, chúng ta có 12 màu tất cả:
Đến đây, giống như tôi, bạn sẽ thắc mắc: ơ hay, có điều gì đó khang khác, rõ ràng là ta có 7 màu mà, tại sao ở đây ta chỉ thấy 6 màu quen thuộc nằm ở giữa của hình tròn, các màu bên ngoài thì nhìn lạ hoắc. Vâng, chính xác là chúng ta ko có màu chàm (Indigo) trong bảng màu cơ bản đâu ạ, nó là sự trộn lẫn giữa màu lam và màu tím. Đây chính là vấn đề của con số 7, Newton đã thêm nó vào cho đủ con số thôi – ông đã phạm sai lầm. Và cuối cùng, nhà vật lý người Anh là Thomas Young đã chốt hạ lý thuyết màu của chúng ta, chỉ có 3 màu cơ bản thôi các ngài, đó là Đỏ (Red), Vàng (Yellow) và Lam (Blue) còn đâu các màu còn lại đều được tạo từ việc trộn lẫn các màu cơ bản đó theo một tỉ lệ nhất định thôi.
Hãy đọc thêm về bài: Newton ơi, màu chàm ở đâu? Homer ơi bầu trời màu gì? để hiểu thêm
Cấu trúc bộ màu cơ bản
Từ đó ta có bộ màu như sau:
- Màu chính – màu vàng, đỏ và xanh. Đây là những màu cơ bản không thể được chia nhỏ thành bất kỳ màu nào khác.
- Màu cấp hai được tạo ra bằng cách trộn hai màu chính. Các màu thứ cấp là cam, xanh lá cây, và tím. Trộn vàng và đỏ tạo ra màu da cam; Pha trộn màu xanh lam và màu vàng tạo ra màu xanh lá cây, và pha trộn màu xanh lam và đỏ tạo ra tím.
- Màu cấp ba được tạo ra bằng cách pha trộn cả hai màu chính và thứ cấp để tạo thành một loại lai, chẳng hạn như màu vàng cam, đỏ cam, đỏ tím, xanh da trời tím, xanh lá cây, và màu vàng-xanh lá cây.
- Màu cấp cao hơn: Trên một bánh xe màu lớn hơn màu được hiển thị ở trên, sự pha trộn giữa màu cấp 3, cấp hai và màu cơ bản sẽ tạo ra màu sắc bậc 4, 5…
Đó chính là nguồn gốc thực sự của bánh xe màu sắc, cũng là cơ sở cho lý thuyết màu mà chúng ta sẽ nghiên cứu ngay dưới đây.
Xem tiếp bài số 2: Sự hài hòa về màu sắc và phương pháp phối màu
All rights reserved