+7

Chia sẻ kinh nghiệm ôn thi chứng chỉ AWS Certified Solutions Architect Associate - C03 (SAA-C03)

I. GIỚI THIỆU

Xin chào ACE!

Cách đây một khoảng thời gian mình có thi pass chứng chỉ SAA-C03 vào 31/10/2023. Nay mới có thời gian để lên bài để chia sẻ kinh nghiệm học và ôn thi, hi vọng sẽ giúp ích cho mọi người trên "Hành trình trên mây" nhé.😊

Mình giới thiệu qua chút, tại thời điểm ôn thi cert mình đang là fullstack developer cho một công ty outsource ở Hà Nội. Do tính chất của dự án, mình được tiếp cận với AWS và thấy khá hứng thú với cloud, có thể hỗ trợ cho công việc của mình và làm đẹp CV hơn. Vì vậy, mình quyết định học và ôn thi chứng chỉ SAA-C03.

Tại sao nên có chứng chỉ SAA?

  • Có Kiến thức tổng quát về AWS, các best practices (worst practices) trong thiết kế hệ thống (không chỉ cho AWS).
  • Tích lũy, cải thiện tiếng Anh, kỹ năng research.
  • CV hấp dẫn hơn, nhiều cơ hội việc làm hơn...

Các bạn có thể xem chứng chỉ của mình tại đây


II. TỔNG QUAN VỀ CHỨNG CHỈ:

2.1. Tổng quan:

  • Cấp độ: Associate
  • Thời lượng: 130 minutes
  • Chi phí: 150 USD (có thể săn vourcher giảm giá)
  • Hình thức đề: 65 câu hỏi (1 đáp án hoặc nhiều đáp án đúng)
  • Hình thức thi: Thi tại trung tâm khảo thí hoặc giám thị trực tuyến.

2.2. Nội dung:

  • câu hỏi phân bố theo 4 domains chính
    • Secure Architectures (30%)
    • Resilient Architectures (26%)
    • High-Performing Architectures (24%)
    • Cost-Optimized Architectures (20%)

2.3. Pass chứng chỉ

  • Thời gian làm bài: 130 phút + 30 phút (bonus)
  • Điểm pass: 720 điểm (~72%)
  • Sẽ có điểm thi tối thiểu sau 4 tiếng (ngày trong tuần) hoặc 1 ngày (cuối tuần)
  • Sẽ có chứng chỉ trong 5 ngày làm việc

III. Tài liệu:

  1. Amazon web service: AWS Documentation
  2. Khóa học Udemy: Ultimate AWS Certified Solutions Architect Associate SAA-C03
  3. Bộ đề được cộng đồng tổng hợp: examtopics
  4. Thi thử của Amazon: AWS Skill Builder
  5. Whizlabs: Whizlabs

IV. LƯU Ý KHI ĐĂNG KÝ THI VÀ ĐI THI:

1. Đăng kí:

  • Các bạn có thể xem chi tiết hướng dẫn đăng ký của mình tại đây
  • Xin thêm 30 phút làm bài trước khi đăng kí thi, do aws chưa hỗ trợ đề thi Tiếng Việt ➜ lưu ý phải xin trước khi đăng kí thi, áp dụng cho tất cả các cert sau này.
  • Lưu ý: có thể thay đổi lịch thi free sau 24h đăng ký
  • Tìm hiểu địa điểm thi, cá nhân mình chọn:

2. khi đi thi:

  • Không được mang điện thoại/giấy bút, nước... vào phòng thi: gửi đồ ở phòng gửi đồ
  • Không nên sa đà vào 1 câu quá lâu
  • Khi làm bài:
    • KHÔNG thể bỏ qua nếu chưa chọn đáp án ➜ chọn bừa 1 đáp án và đánh dấu cờ, khi nào xong sẽ làm lại sau
    • 10 câu hỏi đầu tiên có thể sẽ rất khó (thậm chí chưa gặp bao giờ ➜ KHÔNG nên tập trung thời gian và sức lực vào 10 câu đầu tiên.
    • "Unscored content": đề có 15 câu hỏi khoai, có thể chưa bao giờ từng gặp, không tính điểm (có thể nằm rải rác) ➜ Mục đích gây xao nhãng, thăm dò, cải thiện đề các lần tới...

V. QUÁ TRÌNH (4 GIAI ĐOẠN)

Dưới đây, mình xin chia sẻ quá trình học và ôn thi qua các giai đoạn (3 - 4 tháng)

⭐️ Giai đoạn 1: Tìm hiểu kiến thức cơ bản (2 tháng)

  • Vì mình làm full time trên công ty nên chỉ có thể tranh thủ thời gian vào mỗi buổi tối. Trong tuần, mình thường xem video tutorial và tập trung cuối tuần dành thời gian để ôn lại và note tài liệu.
  • Mình có tham gia khóa học AWS Basic online và tham khảo thêm khóa học Udemy của anh Stephane Maarek, chủ yếu tập trung vào thực hành và nắm được các service core của AWS.
  • Về việc ghi chú tài liệu, mình triển khai dưới dạng mindmap (mình cảm thấy rất dễ nhớ và overview, mình sử dụng mindmeister thấy rất ok, tất nhiên mình dùng bản free thôi)
  • Đối với những phần còn chưa hiểu, mình tham khảo thêm ý kiến của các "tiền bối" và liên hệ tới các dự án thực tế để hình dung được kiến trúc hệ thống.
  • Trong quá trình thực hành do không cẩn thận và còn thiếu hiểu biết nên bị đã phát sinh thêm chi phí khoảng vài chục đô, may là vẫn xin được các anh AWS hỗ trợ cho free, hehe 😄

⭐️ Giai đoạn 2: Luyện đề (1 tháng)

  • AWS giảm giá 50% cho voucher thi nên mình quyết định thi ngay trong tháng 10 (31/10). Mình cứ đăng kí trước rồi ôn thi cho có động lực 💪
  • Trước khi bước vào giai đoạn luyện đề mình dành khoảng 1 tuần để hệ thống lại toàn bộ kiến thức đã tìm hiểu trước đó, cá nhân mình sử dụng dạng sơ đồ mindmap.
  • Tài liệu, đề thi thử: mình chủ yếu ôn trên examtopics, tập trung vào việc hiểu kiến thức, không học thuộc lòng.
  • Để dễ dàng trong quá trình ôn tập và tra cứu, mình tổ chức toàn bộ kiến thức và câu hỏi từ nhiều nguồn thành một hệ thống tập trung, mình dùng Word cho việc này. Những câu hỏi gây phân vân nên được đánh dấu và ghi chú vào một tài liệu riêng để làm lại sau.

⭐️ Giai đoạn 3: Đăng ký thi, chuẩn bị thi

  • Lưu ý xin thêm 30 phút làm bài, việc này phải xin trước khi đăng kí thi, nếu đăng kí rồi sẽ không xin lại được.
  • Nơi thi: Pearson VUE - Cầu Giấy (phòng sạch sẽ, nhân viên nhiệt tình, cơ sở vật chất tốt, không gian yên tĩnh, thủ tục nhanh chóng)
  • Chuẩn bị: ít nhất 2 giấy tờ tùy thân cho chắc chắn (căn cước công dân và bằng lái xe), không cần mang bút giấy, nước...
  • Ngoài sự chuẩn bị về kiến thức thì việc chuẩn bị sức khỏe và tâm lý cũng rất quan trọng, ăn uống đủ chất, ngủ đủ...

⭐️ Giai đoạn 4: Đi thi

  • Mình đăng kí thi lúc 12h15, do còn máy trống nên mình được sắp xếp vào thi sớm hơn chút. Cá nhân mình thấy đề thi thật khó hơn đề ôn trên examtopics, đơn giản là mình chưa ôn hoặc chưa làm tới phần đó.
  • Chiến thuật của mình là làm câu phải câu đấy, câu nào thật sự không biết thì sẽ đánh dấu để lại làm sau. Lúc làm đến câu cuối thì mình còn 70' để xem lại mấy câu đã đánh dấu, sau khi khảo lại mình còn khoảng 40' và quyết định nộp bài.
  • Tới chiều, mình vẫn làm việc bình thường, sau khoảng 4 tiếng thì có kết quả và mình nhận được thư chúc mừng của AWS 🎉

  • Các phần có trong bài thi mà mình nhớ:
    • AWS Single Sign-On (AWS SSO)
    • EFS
    • EBS
    • AWS Storage Gateway
    • S3 Gateway Endpoint
    • S3 life cycle
    • NAT gateway
    • Presigned url
    • Compute: ECS Fargate, EC2, Lambda
    • AWS Kubernetes
    • SQS FIFO/ SNS
    • Amazon FSx for Lustre
    • CloudFront
    • VPC Peering
    • Amazon instance store
    • AWS Key Management
    • Secrets manager
    • RDS (read replica, multi-AZ)
    • Aurora
    • DynamoDB Accelerator (DAX)
    • Disaster Recovery
    • Quicksight
    • Step Functions
    • Amazon Athena
    • Comprehend
    • Glue
    • Config
    • Amazon Inspector
    • Kinesis firehose
    • EC2 Instante type

Hy vọng có thể giúp ích được cho mọi người trên "Hành trình trên mây", ở bài viết sau mình sẽ hướng dẫn chi tiết cách đăng ký thi và xin thêm 30 phút làm bài nhé! 😄

Chào thân ái và quyết thắng 🫡


All rights reserved

Viblo
Hãy đăng ký một tài khoản Viblo để nhận được nhiều bài viết thú vị hơn.
Đăng kí