AWS (Amazon web services) là gì? Ứng dụng trong thực tế.
Bài đăng này đã không được cập nhật trong 3 năm
AWS (Amazon web services)
Bạn đã từng xem bom tấn trên Netflix, mua những vật dụng trên Amazon, hoặc đặt phòng trên Airbnb? Nếu đã từng, thì bạn đang sử dụng nền tảng AWS. Bởi vì Netflix, Amazon.com và Airbnb đều sử dụng Amazon Web Services cho doanh nghiệp của họ.
Amazon web services đừng đầu trong thị trường điện toán đám mây. Theo như các nhà phân tích, AWS chiếm lĩnh 32% thị trường điện toán đám mây trong Q3 2020 với doanh thu 111 triệu đô của dịch vụ cơ sở hạ tầng (infrastructure service).
Các trung tâm dữ liệu của AWS được phân phối trên toàn thế giới: Bắc Mĩ, Nam Mĩ, Châu Âu, Châu Á và Úc,.. Nhưng cloud(điện toán đám mây) không bao chỉ bao gồm phần cứng và năng lượng tính toán (computing power). Phần mềm tồn tại trên mỗi nền tảng cloud và tạo nên sự khác biệt cho bạn. Giúp bạn nâng cấp những trải nghiệm có giá trị cho người sử dụng dịch vụ của bạn.
Vậy AWS thực sự là gì?
Amazon web services là nền tảng web service cung cấp giải pháp cho tính toán, lưu trữ và mạng.
Ví dụ: Bạn có thể sử dụng block-level storage hoặc object storage để lưu trữ dữ liệu của bạn.
Bạn có thể sử dụng những dịch vụ này để tạo website, chạy ứng dụng doanh nghiệp và khai thác dữ liệu lớn.
Web services có thể truy cập được thông qua internet bằng cách sử dụng giao thức web (HTTP) và tương tác bằng máy tính hoặc người dùng thông qua giao diện.
Dịch vụ nổi bật nhất của AWS là EC2 (dịch vụ máy ảo) và S3 (dịch vụ lưu trữ). Các dịch vụ AWS hoạt động tốt khi đi cùng với nhau: bạn có thể sử dụng chúng để sao chép cài đặt của mạng local, hoặc bạn có thể thiết kế mạng mới. Giá của dịch vụ là: pay-per-use (bạn sử dụng bao nhiêu thì trả bấy nhiêu).
Với tư cách là khách hàng của AWS, bạn có thể chọn các trung tâm dữ liệu khác nhau. Trung tâm dữ liệu của AWS được phân bổ trên toàn thế giới.
Ví dụ: bạn có thể tạo máy ảo ở Japan và tương tự như bạn tạo ở Ireland. Điều này cho phép bạn phục vụ khách hàng trên toàn thế giới với cơ sở hạ tầng toàn câu.
Biểu đồ dưới đây thể hiện các trung tâm dữ liệu của AWS. Quyền truy cập bị giới hạn tại một số nơi: một vài trung tâm dữ liệu chỉ cho phép cơ quan chính phủ US truy cập, và những điều kiện đặt biệt được áp dụng cho trung tâm dữ liệu China. Các trung tâm dữ liệu được trải dài từ: Bahrain, Hong Kong, Singapore, Sweden, và U.S,... AWS được biết đến như là nền tảng điện toán đám mây.
Điện toán đám mây là gì?
Hầu hết các giải pháp công nghệ thông tin điều được gắn nhãn với điện toán đám mây (cloud computing) hoặc đám mây (cloud). Từ thông dụng này có thể giúp cho tăng doanh số bán hàng, nhưng chúng ta khó có thể làm việc với nó. Để cho rõ ràng chúng ta sẽ tiền hành định nghĩa chúng.
Could computing hay could là từ ẩn dụng dùng để cung cấp hoặc tiêu thụ nguồn tài nguyên công nghệ thông tin(IT resource).
Nguồn tài nguyên công nghệ thông tin trong cloud không hiện hữu trực tiếp cho người dùng, có nhiều lớp trừu tượng trong chúng. Cấp đô trừu tượng được cung cấp bởi cloud rất đa dạng, từ máy ảo cho tới software as a service(Saas - phần mềm như một dịch vụ) trên hệ thống phân tán phức tạp. Nguồn tài nguyên luôn có sẵn dựa trên nhu cầu của người dùng và bạn chỉ trả phí cho những gì mình sử dụng.
Cloud computing: là một mô hình phổ biến, tiện lợi và dựa trên nhu cầu mạng truy cập để chia sẻ nguồn tài nguyên cho phép ta cấu hình trên mạng ,máy ảo, lưu trữ, ứng dụng và dịch vụ. Giúp cho chúng ta tạo ra những bản release nhanh chóng với chi phí quản lý và tương tác nhà cung cấp dịch vụ một cách tối thiểu và ít tốn kém nhất.
Cloud thường đựa chia thành 3 loại:
- Public: cloud được quản lý bởi một tổ chức và được sử dụng một cách công khai.
- Private: cloud được phân phối cơ sở hạ tầng IT cho một tổ chức duy nhất.
- Hybird: là sự kết hợp giừa private và public cloud.
AWS là dịch vụ cloud public. Dịch vụ could computing(điện toán đám mây) được phân ra nhiều loại:
- Infrastructure as a service (IaaS - dịch vụ cơ sở hạ tầng) - Cung cấp những nguồn tài nguyên cơ bản như là tính toán, lưu trữu và mạng. Sử dụng máy ảo: Amazon S2, Google Computing Engine và Microsoft Azure.
- Platform as a service(Paas- dịch vụ nền tảng) - Cung cấp nền tảng để triển khai ứng dụng lên cloud: AWS Elastic Beanstalk, Google App Engine và Heroku.
- Software as a servie(Saas- dịch vụ phần mềm) - Là sự kết hợp giữa cơ sở hạ tầng và phần mềm chạy trên cloud, bao gồm những ứng dụng như: Amazon WorkSpaces, Google Apps for Work và Microsoft Office 365.
Danh mục sản phẩm của AWS bao gồm: IaaS, PaaS, SaaS. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu cụ thể chúng có thể làm được gì trong phần tiếp nha.
Nguồn tham khảo: Amazon Web Services in Action, 2nd Edition (Michael Wittig và Andreas Wittig).
All rights reserved