0

ASO Là Gì Và 7 Bước ASO Dành Cho Ứng Dụng NFT

Từ lâu, ASO không còn là khái niệm xa lạ đối các nhà phát triển ứng dụng và các doanh nghiệp quan tâm đến việc phát triển kênh mobile (các nền tảng trực tuyến sử dụng trên thiết bị di động). Tuy nhiên, không ít người vẫn có sự nhầm lẫn giữa ASO và SEO. Qua bài viết này, Tuấn hy vọng có thể chia sẻ đến mọi người khái niệm ASO là gì và 7 bước ASO phù hợp cho các ứng dụng NFT (ứng dụng NFT: Non-fungible token, tạm dịch là Token không thể thay thế).

P.1. ASO Là Gì?

Theo Adjust, Tối ưu hóa cửa hàng ứng dụng (ASO) là quá trình tăng khả năng hiển thị ứng dụng của bạn trong các cửa hàng ứng dụng để ứng dụng nằm trong kết quả tìm kiếm hàng đầu; đó là phiên bản ứng dụng di động của tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO)...

Điều quan trọng cần lưu ý là thay vì chỉ triển khai một lần, ASO là một quá trình triển khai liên tục thử nghiệm và đo lường các bản cập nhật theo thời gian trung hạn và dài hạn cho nội dung tiếp thị trên cửa hàng ứng dụng với mục tiêu tăng khả năng hiển thị và thúc đẩy nhiều lượt cài đặt ứng dụng hơn.

Tại sao ASO đóng vai trò quan trọng? Thị trường ứng dụng là một trong những không gian cạnh tranh nhất trên thế giới. Và nó đông đúc, với khoảng 2 triệu ứng dụng iOS App Store và 2,5 triệu ứng dụng Google Play Store. Giữa số lượng ứng dụng khổng lồ và chi phí quảng cáo tăng chóng mặt, việc thu hút và giữ chân người dùng thành công là một thách thức hơn bao giờ hết.

Ở 1 phương diện khác, App Store Optimization (ASO) là cách thức tăng mức độ hiển thị của ứng dụng trên App Store và Google Play Store. Điều này rất quan trọng trong hành trình của người dùng. Vì ngay cả khi ứng dụng đã có một chiến dịch quảng cáo tốt và đưa được lượng lớn người dùng tiềm năng đến App Store, thì trang cửa hàng ứng dụng phải thật sự hấp dẫn nhằm thuyết phục người dùng hoàn tất việc cài đặt. Hay hiểu cách khác, ASO còn góp phần tăng lượng người dùng organic mà không tốn bất kỳ chi phí quảng cáo nào.

Tương tự SEO, đối với ASO, bạn cũng cần xác định và lựa chọn từ khóa để tăng thứ hạng của ứng dụng trên App Store. Ảnh chụp màn hình và video sử dụng ứng dụng cũng là các nội dung không thể thiếu. Bạn có thể tạo thêm danh mục phụ để người dùng có nhiều cách tìm ra ứng dụng. Nếu được, hãy thử dịch phần mô tả và giới thiệu ứng dụng ra ngôn ngữ bản địa.

Mục tiêu của ASO là gì? Mục tiêu của ASO sẽ bao gồm 2 yếu tố: Đầu tiên, mục tiêu triển khai ASO là phải tăng khả năng được nhìn thấy của ứng dụng trên các cửa hàng ứng dụng. Cơ hội nhìn thấy ứng dụng càng nhiều thì sẽ có khả năng có được lượng cài đặt nhiều hơn. Hơn thế, khi làm ASO đủ tốt, chi phí để thu hút một người dùng mới sẽ giảm đi, từ đó biên độ lợi nhuận có thể tăng lên đáng kể.

Tiêu chí đánh giá ASO gồm những KPIs nào? Để đánh giá kết quả triển khai ASO hiệu quả hoặc không, chúng ta sẽ cần quan tâm đến 2 tiêu chí: Impression và Conversion Rate. Trong đó có 4 luồng chính nhằm tăng Impression bao gồm: app featured (ứng dụng được đề xuất bởi chính cửa hàng ứng dụng); app ranking (top chart, ứng dụng xuất hiện trên các bảng xếp hạng mỗi ngày, mỗi tuần, mỗi tháng); keyword ranking (thứ hạng từ khóa của ứng dụng khi người dùng thực hiện việc tìm kiếm trên cửa hàng ứng dụng); ads (các chiến dịch awareness hoặc install app campaigns trên các kênh mạng xã hội như Facebook, Instagram, Twitter và kênh Google UAC). Sau đó, chúng ta sẽ cần quan tâm đến CR (Conversion Rate). CR ở đây cụ thể là tỷ lệ click-to-install khi user đã truy cập đến trang ứng dụng trên cửa hàng ứng dụng.

Theo AppsFlyer, ASO thành công dẫn đến một luồng người dùng mới liên tục tìm thấy ứng dụng của bạn trong kết quả tìm kiếm. Những người dùng không phải trả tiền này miễn phí và họ thường tương tác và trung thành hơn những người dùng khám phá ứng dụng của bạn thông qua một chiến dịch trả phí. Do đó, người dùng không phải trả tiền là giá trị nhất đối với mọi chủ sở hữu ứng dụng.

Thứ hai , Tối ưu hóa Tỷ lệ Chuyển đổi, có tác động tích cực đến các chiến dịch trả tiền, tiếp thị xã hội và các nỗ lực chuyển đổi người dùng khác của bạn. Tỷ lệ chuyển đổi cao hơn dẫn đến nhiều lượt tải xuống hơn từ tất cả các kênh lưu lượng truy cập của bạn, vì vậy bạn kiếm được nhiều hơn từ mỗi đô la tiếp thị mà bạn chi tiêu.

Vậy điểm khác biệt giữa ASO và SEO là gì? Theo Google, SEO là từ viết tắt của Search Engine Optimization – Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm. Và SEO website là tập hợp các phương pháp giúp cải thiện thứ hạng của một website trên trang kết quả của công cụ tìm kiếm – SERPs (thông thường là Google). Thật vậy, ASO là công tác tối ưu dành cho app (ứng dụng) còn SEO là công tác tối ưu đa phần dành cho website. Thứ hai, ASO có 2 mục tiêu là tăng trưởng Impression và Conversion Rate cho ứng dụng, còn SEO nhằm cải thiện thứ hạng và mật độ hiển thị của website khi tìm kiếm thông qua các công cụ (vd: Google Search, Yahoo Search, Bing,..).

To be continued… Hy vọng nội dung mang lại những thông tin hữu ích với mọi người.

Xin chân thành cảm ơn,

Ngo Thai Hoang Tuan.


All rights reserved

Viblo
Hãy đăng ký một tài khoản Viblo để nhận được nhiều bài viết thú vị hơn.
Đăng kí