0

Angular 4 vs Rails (Part II)

Tiếp nối phần một của bài viết Angular 4 vs Rails. Hôm nay mình xin phép tiếp tục chia sẻ với mọi người những vấn đề mà team mình gặp phải khi thực hiện nghiên cứu base với Angular 4 và Rails (trước khi bị bỏ và quay về với ERB thuần 😅).

Angular routes

Vấn đề về router ở đây là gì. Là chúng ta đang sử dụng song song giữa router của Rails và Angular. Mặc định, khi bạn dùng một mình Angular thì bạn có thể sử dụng router bình thường kiểu có dạng http://localhost:4200/login (sẽ gọi đến LoginComponent - hoặc đại loại thế), nhưng khi dùng song song với cả Rails, nếu chúng ta dùng dấu /login này trình duyệt sẽ hiểu là chúng ta đang gọi lên server, và sẽ thực hiện gọi router /login của Rails. Dẫn đến lỗi. Vậy chúng ta phải xử lý như thế nào? Vâng, chúng ta sẽ cài đặt cho Angular dùng hash router (khi có dấu # đằng trước một đường dẫn mà chúng ta gọi, trình duyệt sẽ hiểu đó là đi đến một anchor nội tại trong trang chứ không phải là một đường dẫn request lên server. Nghe có vẻ khó hiểu nhỉ 😕, các bạn có thể đọc thêm tại đây để hiểu thêm (do mình không biết phải mô tả như thế nào cả 😓)! Hay chúng ta cùng thực nghiệm luôn nhỉ? OK, giờ vào cấu hình Angular router với cài đặt mặc định mà không sử dụng hash xem sao nhé.

Chúng ta sử dụng luôn RegisterComponent ở phần trước để test nhé. Đầu tiên, tạo một file chứa các routes ở đường dẫn angular/src/app/app.routings.ts

import { RouterModule, Routes } from "@angular/router";
import { ModuleWithProviders } from "@angular/core/src/metadata/ng_module";
import { RegisterComponent } from "./components/register/register.component";

export const AppRoutes: Routes = [
  {
    path: "register",
    component: RegisterComponent
  }
];
export const AppRoutings: ModuleWithProviders = RouterModule.forRoot(AppRoutes);

Tiếp, chúng ta update lại file angular/src/app/app.module.ts

// ...
import { RouterModule } from "@angular/router";
import { AppRoutings } from "./app.routings";
// ...

@NgModule({
    // ...
    imports: [
        // ...
        AppRoutings
    ]
    // ...
});

Tiếp, update lại file angular/src/app.component.html với việc xóa <app-register></app-register> và thêm:

<a routerLink="/register">{{ "index.register" | translate }}</a>

<router-outlet></router-outlet>

Cuối cùng, chúng ta cùng test nhé. Lần đầu, chúng ta không dùng song song với Rails là chạy lệnh bundle exec rake dev:start mà chạy thông qua Angular với lệnh:

cd angular/ && ng serve -dop false -aot true

Sau khi đợi Angular build xong, chúng ta mở trang http://localhost:4200/register xem kết quả. Sau khi xong, giờ chúng ta thử giữa việc dùng song song giữa Rails và Angular với lệnh bundle exec rak dev:start và mở http://localhost:3000/register xem sao nhé 😃!

Vậy, chúng ta sẽ sử dụng hash trong Angular router để giải quyết vấn đề này. Nó sẽ có link dạng: http://localhost:3000/#/register. Chúng ta chỉ cần thêm một cài đặt là useHash vào angular/src/app/app.routings.ts để chia riêng rẽ router local và router server:

export const AppRoutings: ModuleWithProviders = RouterModule.forRoot(AppRoutes, {
  useHash: true
});

Bây giờ bạn có thể chạy lại lệnh: bundle exec rake dev:start để xem kết quả nhé 😄!

Bây giờ chúng ta sang phần tiếp theo là dynamic layout nhé!

Dynamic layout

Vấn đề dynamic layout ở đây là gì. Nghĩa là trang của chúng ta có nhiều hơn một layout chung như: layout cho admin, layout cho user, layout trang contact, layout trang login, ...! Ở đây, chúng ta chỉ xét trường hợp hai layout là trang register và layout cho trang chủ chứa link đến trang register nhé. Đầu tiên, chúng ta thêm bằng tay thư mục _layoutangular/src/app để chứa layout cho trang sau khi đã login. Tiếp, chúng ta tạo các component cơ bản của một layout. Đầu tiên là header:

cd angular/ && ng g component ./_layout/site-header -is true --spec false

Rồi thêm một HTML đơn giản vào file angular/src/app/_layout/site-header/site-header.component.html:

<h1>Angular 4 vs Rails</h1>

Tiếp theo là footer:

cd angular/ && ng g component ./_layout/site-footer -is true --spec false

Và thêm nội dung sau vào angular/src/app/_layout/site-footer/site-footer.component.html:

<div>
  <p>
    Copyright &copy;2018. All rights reserved
  </p>
</div>

Tiếp, chúng ta tạo một layout để chứa hai component header và footer ở trên:

cd angular/ && ng g component ./_layout/site-layout -is true --spec false

Và thêm HTML sau vào angular/src/app/_layout/site-layout/site-layout.component.html:

<app-site-header></app-site-header>
<router-outlet></router-outlet>
<app-site-footer></app-site-footer>

Tiếp, chúng ta tạo một component sẽ chứa link tới trang register (component mà chúng ta đã tạo ở phần I) với layout khác biệt

cd angular/ && ng g component ./components/dashboard -is true --spec false

Nội dung của file angular/src/app/components/dashboard/dashboard.component.html:

<div>
  <a routerLink="/register">{{ "index.register" | translate }}</a>
</div>
<div>
  <p>Home component</p>
</div>

Sau khi xong, chúng ta thực hiện update lại routes tại file angular/src/app/app.routings.ts với nội dung sau:

// ...
import { SiteLayoutComponent } from "./_layout/site-layout/site-layout.component";
import { DashboardComponent } from "./components/dashboard/dashboard.component";

export const AppRoutes: Routes = [
  {
    path: "",
    component: SiteLayoutComponent,
    children: [
      {
        path: "",
        component: DashboardComponent,
        pathMatch: "full"
      }
    ]
  },
  {
    path: "register",
    component: RegisterComponent
  }
];

Cuối cùng, chúng ta update lại file angular/src/app/app.component.html với nội dung chỉ duy nhất một thẻ router-outlet:

<router-outlet></router-outlet>

OK, bây giờ bạn có thể chạy lại bundle exec rake dev:start và truy cập vào http://localhost:3000 rồi click vào Register để test. Problem resolved 😆!

Bây giờ chúng ta sang phần cuối, đó là tương tác với Rails API.

Interactive with Rails API

Để làm ví dụ này, chúng ta sẽ quay lại bên Rails nhé. Tạo một migration đơn giản và seed dữ liệu cho nó để test. Đầu tiên tạo migration trước:

rails g model post --migration

Nội dung file migration:

class CreatePosts < ActiveRecord::Migration[5.2]
  def change
    create_table :posts do |t|
      t.string :title
      t.string :description
      t.string :author
      t.text :content
      t.timestamps
    end
  end
end

Tiếp theo, thêm gem faker vào Gemfile và tạo seed dữ liệu. Nội dung file seed như sau:

(1..10).each do |idx|
  f = Faker::Lorem

  Post.create(title: f.sentence, description: f.sentence(20), content: f.paragraph(rand(20..40)),
    author: Faker::Name.name)
end

Sau khi xong, chúng ta thực hiện migrate và seed dữ liệu:

 bundle exec rake db:migrate
 bundle exec rake db:seed

Xong phần data và model, chúng ta sang phần controller. Tạo controller trả tất bài viết:

rails g controller api/v1/posts

Nội dung file posts_controller.rb đơn giản như sau:

class Api::V1::PostsController < ApplicationController
  def index
    render json: Post.all
  end
end

Cuối cùng là router. Chúng ta update lại file config/routes.rb:

Rails.application.routes.draw do
  namespace :api do
    namespace :v1 do
      resources :posts
    end
  end
end

Vậy là xong phần phía Rails. Giờ chúng ta quay lại phần Angular nhé. Chúng ta sẽ dùng luôn DashboardComponent để hiển thị danh sách post mà chúng ta sẽ lấy từ Rails API cho đỡ mất công. Và phần này sẽ dùng đến HttpClientModule để sinh request. Do chúng ta đã khai báo và sử dụng nó ở phần I18n rồi nên không cần phải thực hiện cấu hình gì nữa. Chúng ta bắt tay vào thực hiện get dữ liệu luôn. Đầu tiên là mở file angular/src/app/components/dashboard/dashboard.component.ts và update lại nội dung sau:

// ...
import { HttpClient } from "@angular/common/http";

export class DashboardComponent implements OnInit {
  posts: any = [];

  constructor(private httpClient: HttpClient) { }

  ngOnInit() {
    this.httpClient.get("/api/v1/posts")
      .subscribe(res => { this.posts = res })
  }

}

Tiếp, chúng ta mở file angular/src/app/components/dashboard/dashboard.component.html và thực hiện show dữ liệu:

<div>
  <table border="1" width="100%">
    <thead>
      <tr>
        <th>{{ "dashboard.id" | translate }}</th>
        <th>{{ "dashboard.title" | translate }}</th>
        <th>{{ "dashboard.description" | translate }}</th>
        <th>{{ "dashboard.author" | translate }}</th>
        <th>{{ "dashboard.content" | translate }}</th>
      </tr>
    </thead>
    <tbody>
      <tr *ngFor="let post of posts">
        <td>{{ post.id }}</td>
        <td>{{ post.title }}</td>
        <td>{{ post.description }}</td>
        <td>{{ post.author }}</td>
        <td>{{ post.content }}</td>
      </tr>
    </tbody>
  </table>
</div>

Vậy là xong. Bây giờ bạn có thể truy cập vào http://localhost:3000/ để xem kết quả 😃!

Lời kết

Đến đây là kết thúc bài viết chia sẻ về việc kết hợp giữa Rails và Angular 4 mà bọn mình đã nghiên cứu trong thời gian khá ngắn. Hiện vẫn còn khá nhiều vấn đề khác nhưng bọn mình chưa kịp động tới đã phải dừng lại. Hy vọng rảnh mình sẽ tìm hiểu thêm như áp dụng một HTML template (như AdminLTE chả hạn) vào ứng dụng. Hoặc là việc login với Devise Token Auth (mình đang đọc bài viết này nhưng chưa kịp thử). Hẹn gặp lại mọi người sau (ở chủ đề này - nếu có thể 😅). See you 👋!

Source code: https://github.com/namnv609/angular4-with-rails-5

Original post: https://namnv609.cf/posts/angular-4-with-rails-part-ii.html


All rights reserved

Viblo
Hãy đăng ký một tài khoản Viblo để nhận được nhiều bài viết thú vị hơn.
Đăng kí