0

Android - iOS và những điểm khác biệt

Hiện nay Smartphone - thiết bị di động thông minh đang rất thịnh hành và phổ biến trên thế giới. Song song với đó là các ứng dụng mobile ngày càng phát triển.

Hai hệ điều hành phổ biến nhất chạy trên các dòng Smartphone đó là Android và iOS.

Vậy hai hệ điều hành này có gì khác biệt, ưu nhược điểm của chúng và khi tiến hành kiểm thử ứng dụng trên chúng có sự khác biệt gì với nhau? Và tại sao lại có sự khác nhau đó?

  • Bạn đã bao giờ cài một app ứng dụng trên điện thoại mà khi cài không thể cài được hay khi cài xong muốn gỡ ngay vì nó không như mong muốn của mình.
  • Tôi đã không ít lần như thế - bởi những ứng dụng đó quá tệ.Có thể nó là giao diện quá khó coi, hay chức năng chạy lỗi.
  • Chính vì vậy việc kiểm thử cho các ứng dụng trên thiết bị di động là vô cùng quan trọng nhằm kiểm tra chất lượng, khả năng sử dụng, độ tin cậy, hiệu suất, chức năng và khả năng tương thích của chúng.

Mục tiêu chính của nó là mang lại một ứng dụng di động có giá trị và hữu ích cho thị trường sẽ là một tiện ích mạnh mẽ với các tính năng phong phú và trải nghiệm người dùng tuyệt vời.

Và một trong những thách thức lớn cho việc đảm bảo chất lượng đó là sự khác biệt giữa thử nghiệm ứng dụng Android và iOS.

Hình sau thông kê số lượng ứng dụng trên Android và iOS cho thấy sự phổ biến trên thị trường:

Sau đây tôi sẽ nói về một số điểm khác biệt giữa hai hệ điều hành trên.

1.Hệ điều hành mã nguồn mở - đóng

  • Android là hệ điều hành mã nguồn mở được phát triển bởi Google trong khi iOS là hệ điều hành sở hữu độc quyền của apple
  • Vì là mã nguồn mở nên Android có thể được sửa đổi từ các nhà phát triển, có thể có các phiên bản tùy chỉnh sửa đổi riêng.
  • Apple thì ngược lại , chỉ có thể sửa đổi và phát hành bởi Apple

2. Sự đa dạng về thiết bị

  • Andoird thường xuyên có những bản cập nhật mới, có rất nhiều thiết bị android. Chính vì vậy mà các trường hợp kiểm thử đối với android cũng nhiều hơn đối với bản IOS.
  • Để đảm bảo các tính năng mới hoạt động tốt trên tất cả các bản cập nhật, thì tester cần phải bỏ rất nhiều thời gian và công sức. Nó dẫn đến chi phí bên phía android cũng tốn kém hơn so với IOS.

3. App Stores

  • Chúng ta có thể tìm kiếm và tải xuống ứng dụng Android từ cửa hàng Google Play chính thức cũng như từ các trang web và thẻ nhớ khác.
  • Còn đối với ứng dụng Apple có thể dowload từ App Store và từ các tài nguyên khác. Do đó quyền truy cập sẽ bị giới hạn.
  • Điều này có nghĩa là cả ứng dụng Android và iOS đều trải qua quá trình đánh giá từ Google Play và App Store. Tuy nhiên, Apple còn nghiêm đánh giá khắt khe hơn.

4.Tùy chọn phần cứng

  • Android hỗ trợ các loại điện thoại khác nhau trong khi Apple có một số thiết bị giới hạn. iOS được thiết kế để chỉ chạy trên phần cứng độc quyền của Apple.
  • Khi kiểm thử, tester chúng ta cũng cần lưu ý đến các thông số phần cứng của thiết bị như là bộ nhớ hay tốc độ xử lí. Các đặc thù về phần cứng này thực sự rất quan trọng, có một số ứng dụng được phát triển dành cho thiết bị cao cấp lại không thể sử dụng cho các thiết bị đời thấp hơn.

5. Những thách thức trong kiểm thử với hệ điều hành Android

Dưới đây là 3 lí do tạo thành cơ sở cho những thách thức mà người kiểm thử có thể gặp phải trong khi thử nghiệm ứng dụng trên thiết bị di động.

Những thách thức có thể được nhóm lại thành Cấu hình thiết bị, các phiên bản hệ điều hành và Bảo mật.

6. Nhiều phiên bản hệ điều hành

Nhiều thiết bị android thường sử dụng được các phiên bản hệ điều hành cũ hơn, chính vì vậy mà khi kiểm thử, chúng ta nên thử nghiệm Android API với nhiều phiên bản khác nhau bao gồm cả các phiên bản cũ.

Đây là 1 sự khác biệt khá lớn so với hệ điều hành IOS.

7. Quá trình cài đặt

  • Đối với thiết bị android, chúng ta có thể cài đặt ứng dụng trực tiếp bằng định dạng tệp .APK mà không cần phải phải sử dụng Google Play. Các ứng dụng đã có trong Google Play, thì quá trình cài đặt lại hết sức đơn giản với những mô tả có sẵn của google.
  • Còn quá trình cài đặt của các thiết bị IOS lại không hề đơn giản như phía android.
  • Đối với một ứng dụng đang trong quá trình thử nghiệm, không có trong App Store thì người kiểm thử phải thực hiện theo những hướng dẫn đặc biệt để hoàn thành quá trình kiểm thử và quá trình đó còn có thể gây ra lỗi.
  • Chính sự khác nhau trong quá trình cài đặt này, cũng dẫn đến nhiều khó khăn trong quá trình kiểm thử phần mềm của tester.

8. Bố cục và kích thước màn hình

  • Hệ điều hành Android có bố cục và kích thước màn hình khá đa dạng
  • Cách bố trí của các thiết bị có thể khác nhau, thiết bị android cũng có nhiều bố cục và kích thước khác nhau. Điều này tạo ra những thách thức lớn trong quá trình kiểm thử phần mềm, khiến chúng ta cần kiểm thử trên nhiều thiết bị nhất có thể.
  • Bên phía IOS thì lại khác, danh mục các thiết bị hạn chế hơn nhiều so với bên android. Một ví dụ điển hình ở đây, đó là trên thiết bị android, Các nút cứng đa dạng hơn như là nút back, nút home, nút menu.
  • Tuy nhiên trên thiết bị IOS thì lại chỉ có nút home. Điều này làm cho việc kiểm thử trên IOS đơn giản hơn và ít trường hợp kiểm thử hơn là android.

9. Hiệu suất

  • Hiện tại có rất nhiều thiết bị android được sản xuất bởi các hãng khác nhau. Không phải thiết bị nào cũng có tài nguyên như nhau. Chính vì vậy mà việc đảm bảo các ứng dụng chạy tốt và sử dụng tài nguyên hợp lí trên thiết bị android cũng gặp nhiều khó khăn hơn là trên thiết bị IOS.

10. Tính khả dụng

  • Khi chúng ta sử dụng thiết bị di động, thì việc muốn thoát app hay xoá app đều là những trường hợp thường xuyên xảy ra.
  • Đối với android thì việc thoát hay xoá cũng đơn giản hơn phía IOS. Nhờ có các nút cứng đa dạng, việc sử dụng các nút này trên thiết bị android cũng hỗ trợ rất nhiều trong quá trình test.
  • Những nút cứng này thì không được hỗ trợ đầy đủ bên IOS. Một điều đặc biệt nữa đó là android clear data app được, vậy nên khi test chúng ta không mất công nhờ dev build lại nhiều lần như bên IOS.

11. Tính bảo mật

  • Cả Android và iOS đều có những cách thức riêng để bảo mật thông tin người dùng : vân tay, password, nhận dạng khuôn mặt...
  • Tuy nhiên iOS bảo mật vẫn nổi trội hơn. Tính năng bảo mật nổi tiếng nhất của Apple là App Store của nó, nơi mà bất kỳ ứng dụng nào không chỉ được thông qua phải đủ các điều kiên đáp ứng các yêu cầu bảo mật của Apple, mà còn vượt qua các thử nghiệm. Bảo mật này đã được cho là nhằm tránh việc nhà phát triển cài phần mềm mã độc vào ứng dụng để thu thập dữ liệu, hoặc cập nhật phần mềm từ xa, nhưng chính sách mới của Apple thì bạn có thể giữ mọi thứ được kiểm soát.

Trên đây là những sự khác biệt cơ bản giữa Android và iOS, mọi người có thể tham khảo để hiểu thêm.

Tài liệu tham khảo:

[1]https://skelia.com/articles/differences-between-android-and-ios-app-testing/

[2] https://www.testbytes.net/blog/11-differences-between-ios-and-android-mobile-app-testing/


All rights reserved

Viblo
Hãy đăng ký một tài khoản Viblo để nhận được nhiều bài viết thú vị hơn.
Đăng kí