Ai là lập trình viên Full Stack? Làm thế nào để trở thành lập trình viên Full Stack?
Bài đăng này đã không được cập nhật trong 5 năm
Bản gốc: Who is a Full Stack Developer and how to become a Full Stack Developer?
1. Ai là lập trình viên Full Stack?
Lập trình viên full stack được định nghĩa là người có đủ năng lực kỹ thuật để làm việc chuyên nghiệp trên cả front end và back end của ứng dụng phần mềm.
Những lập trình viên này có hiểu biết sâu sắc về các công nghệ được sử dụng để triển khai các components và layers khác nhau trong một sản phẩm.
Một lập trình viên full stack cần có hiểu biết về ba lớp sau đây:
- Lớp Presentation: Lớp này xử lý phần front end của ứng dụng, ví dụ như giao diện người dùng...
- Lớp Business Logic: Lớp này xử lý phần back end của ứng dụng, ví dụ như xác thực dữ liệu, kết nối giữa giao diện người dùng và web...
- Lớp Data: Lớp này xử lý phần kết nối cơ sở dữ liệu với giao diện người dùng của ứng dụng.
2. Làm thế nào để trở thành lập trình viên Full Stack?
Là một lập trình viên full stack không có nghĩa rằng bạn phải thành thạo tất cả các công nghệ, thay vào đó, có nghĩa rằng, một lập trình viên full stack cần phải biết cách làm việc hiệu quả với cả phía client và phía server, cũng như hiểu được những gì đang xảy ra trong ứng dụng khi phát triển nó.
Ngày nay, các doanh nghiệp có xu hướng đầu tư vào dịch vụ phát triển full stack hơn là thuê nhiều resource khác nhau để xây dựng một ứng dụng phần mềm.
Vậy làm thế nào để trở thành một lập trình viên full stack? Và một lập trình viên full stack cần nắm được những công nghệ gì?
Lập trình viên full stack cần nắm được công nghệ front-end
Hiện nay, nhu cầu về các giải pháp kỹ thuật số đang gia tăng một cách chóng mặt, kéo theo đó, các công nghệ front-end cũng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết trong phát triển sản phẩm.Thay vì chỉ tập trung vào các tính năng của sản phẩm, khi phân tích sự thành công của một sản phẩm còn thực sự cần thiết phải xem xét đến yếu tố trải nghiệm người dùng nữa.
Các công nghệ front-end được sử dụng để quản lý các component-hướng-tới-người-dùng của sản phẩm phần mềm. Một lập trình viên full-stack cần phải biết ứng dụng phần mềm đó trông sẽ như thế nào và flow của ứng dụng nên như thế nào cho hợp lý.
HTML/CSS
HTML là viết tắt của Hypertext Markup Language, được sử dụng để tạo các ứng dụng web và trang web. CSS là viết tắt của Cascading Style Sheets, mô tả cách hiển thị các event HTML trên màn hình. Ngoài ra, CSS có thể quản lý layout của nhiều trang web cùng một lúc.
Bootstrap
Bootstrap là một CSS framework mã nguồn mở (open source), có thể quản lý việc tạo ra các trang web và ứng dụng. Bằng việc sử dụng CSS và Javascript dựa trên các mẫu design, Bootstrap giúp các lập trình viên có thể tiết kiệm được rất nhiều effort coding.
AngularJS
AngularJS là một framework mã nguồn mở base trên javascript, có thể giải quyết rất nhiều các vấn đề gặp phải khi phát triển ứng dụng đơn trang.
React
React là một thư viện javascript được sử dụng để phát triển giao diện người dùng. Nó có thể cho phép kết xuất hiệu năng cao ở cả phía máy chủ và máy khách.
Lập trình viên full stack cần nắm được công nghệ back-end
Back-end là một phần của ứng dụng phần mềm mà bạn không thể nhìn thấy tận mắt được. Back-end của ứng dụng xử lý việc tổ chức và lưu trữ dữ liệu, đảm bảo rằng mọi thứ chạy tốt nhất ở phía client.Back-end chịu trách nhiệm tương tác với front-end để nhận và gửi thông tin sẽ được hiển thị trên ứng dụng web. Khi bạn điền vào một biểu mẫu trên ứng dụng, khi bạn yêu cầu mua một mặt hàng hoặc lưu một mặt hàng vào giỏ, front-end của ứng dụng sẽ gửi yêu cầu đến server để lấy thông tin và hiển thị nó.
Là một lập trình viên full-stack, mỗi cá nhân cần nắm được các công nghệ back-end sau:
PHP
PHP là ngôn ngữ lập trình có mục đích tổng quát, được sử dụng để phát triển các trang web và ứng dụng web. PHP chủ yếu tập trung vào lập trình kịch bản máy chủ, cho phép lập trình viên có thể thực hiện những gì các chương trình CGI khác có thể làm, ví dụ như thu thập dữ liệu biểu mẫu hoặc gửi và nhận cookies.
Java
Java là một ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng, có thể hoạt động trên nhiều nền tảng bao gồm Windows, Linux, MAC...Ngôn ngữ có thể được sử dụng để xây dựng các ứng dụng di động, ứng dụng web, ứng dụng máy tính để bàn, trò chơi, kết nối cơ sở dữ liệu, máy chủ web và máy chủ ứng dụng.
Python
Python là một ngôn ngữ lập trình bậc cao cho các mục đích lập trình đa năng, được sử dụng để tạo các ứng dụng web và kết nối với các hệ thống cơ sở dữ liệu.So với các ngôn ngữ lập trình khác, nó cho phép các lập trình viên có thể viết code ngắn hơn, ngoài ra, cú pháp có phần giống với ngôn ngữ tiếng Anh nên dễ hiểu hơn.
.NET
Nodejs là một nền tảng (Platform) phát triển độc lập được xây dựng trên Javascript Runtime, được thiết kế để có thể xây dựng được các ứng dụng mạng một cách nhanh chóng và dễ dàng mở rộng. Nó là một môi trường máy chủ nguồn mở có thể chạy trên các nền tảng khác nhau như Linux, Mac OS X, Linux, Unix...
Go
Go là ngôn ngữ lập trình đa năng của Google, giúp cho việc sử dụng các ứng dụng phần mềm đơn giản và hiệu quả hơn.
Lập trình viên full stack cần biết cách tương tác với một hoặc nhiều database
MySQL
MySQL là một RDBMS mã nguồn mở (Relational Database Management System), sử dụng SQL để thêm, truy cập và quản lý nội dung trong cơ sở dữ liệu.
MongoDB
MongoDB là một hệ thống cơ sở dữ liệu đa nền tảng, là cơ sở dữ liệu NoSQL. Nó được viết bởi ngôn ngữ lập trình C ++, cho hiệu suất cao, khả năng mở rộng và tính sẵn sàng tốt hơn.
PostgreSQL
PostgreSQL là một RDBMS (Relational Database Management System) mã nguồn mở, có khả năng xử lý lượng việc bắt đầu từ các ứng dụng máy đơn cho đến kho dữ liệu hoặc dịch vụ web với một số người dùng đồng thời.
SQL Server
SQL Server là một hệ quản trị cơ sở dữ liệu quan hệ được phát triển bởi Microsoft, chức năng chính là lưu trữ và truy xuất dữ liệu theo yêu cầu của các ứng dụng phần mềm khác.
...
Để hiểu thêm về phát triển full stack, các bạn có thể tham khảo thêm link dưới này. https://www.leewayhertz.com/full-stack-development/
All rights reserved