+1

[ActiveSupport::Concern]Một vài chia sẻ về concern trong Rails

Concern là một công cụ được cung cấp bởi ActiveSupport dùng để include module vào trong class hoặc để tạo mixins.

module Emailable
  include ActiveSupport::Concern
  def deliver(email)
    # send email here... 
  end
end

class Document
  include Emailable
  def archive
    @archived = true
    deliver({to: 'me@mydomain.com', subject: 'Document archived', body: @content})
  end
end

Nhìn thì có vẻ rất tuyệt vì những class nào có chứa module Emailable đều có thể gửi email. Nhưng, không phải lúc nào chúng ta cũng dùng được concern như trên.
Bây giờ chúng ta cùng thảo luận về một vài trường hợp dùng concern không đúng.

Dùng concern để làm cho class trông có vẻ nhỏ hơn

Chúng ta có thể dùng concern để làm nhỏ size của class đi, điều này còn thường xuyên được áp dụng khi project dùng các tool như rubocop.
Nhưng khi làm vậy chúng ta có những cái giá nhất định.

Hiệu năng không thay đổi

Mặc dù chia nhỏ logic ra cocern nhưng khi chạy, tất cả các logic vẫn được load ở class gốc.

Lạm dụng concern làm cho code khó hiểu hơn

Ví dụ:

class Document
 include Emailable, Storable, Erasable
 def archive
   @archived = true
   deliver({to: 'me@mydomain.com', subject: 'Document archived', body: @content})
   remove
 end
end

Trong ví dụ trên, chúng ta có thể đoán method deliver thuộc module Emailable từ argument của method. Nhưng khi nhìn vào method remove? Chúng ta có thể đoán method nào thuộc concern Erasable, nhưng cũng có thể là của module Storable. Hãy thử tưởng tượng xem với mười concern, thậm chí là hơn sẽ rất khó cho người đọc code biết flow và nơi method được khai báo.

Một cách giải quyết vấn đề này là xem có bao nhiêu class dùng chung 1 concern. Nếu chỉ có một class, có nghĩa là chúng ta không tận dụng được lợi ích của concern trong việc reuse code.

Sự phụ thuộc hai chiều(Bi-directional dependencies)

Ví dụ:

module Printable
  include ActiveSupport::Concern
  def print
    raise UnknownFormatError unless ['pdf', 'doc'].include?(@format)
    # do print @content
  end
end

class Document
  include Printable
  def initialize(format, content)
    @format = format
    @content = content
  end
  def export
    # ...
    print
  end
end

Chúng ta có thể thấy trong ví dụ trên, class Document phụ thuộc vào Printable concern và Printable concern biết được instance attributes của class Document(@format@content). Làm như vậy sẽ làm tăng độ phức tạp của code và khó maintance code hơn.
Trong mọi trường hợp, chúng ta nên tránh tạo ra các trường hợp phụ thuộc hai chiều.

Để giải quyết vấn đề trong ví dụ trên chúng ta có thể làm như sau:

module Printable
  include ActiveSupport::Concern
  def print(format, content)
    raise UnknownFormatError unless ['pdf', 'doc'].include?(format)
    # do print content
  end
end

class Document
  include Printable
  def initialize(format, content)
    @format = format
    @content = content
  end
  def export
    # ...
    print(@format, @content)
  end
end

Tổng kết

Ở trên chúng ta đã tìm hiểu về hai trường hợp lạm dụng và dùng concern sai cách.
Vậy dùng concern đúng cách là như thể nào?

Chúng ta không nên đưa bussiness logic vào trong concern mà nên để vào trong model.
Một concern tốt là một concern không có sự phụ nào cả.

Hãy để cho các dòng code tự giải thích chính nó
Good luck and happy coding!


All rights reserved

Viblo
Hãy đăng ký một tài khoản Viblo để nhận được nhiều bài viết thú vị hơn.
Đăng kí