+3

9 công cụ mà người làm trải nghiệm người dùng cần phải có

Bạn đã có bao nhiêu công cụ để làm trải nghiệm người dùng rồi? Hãy tham khảo video dưới đây để biết là các bạn ở bển đã dùng gì để thiết kế trải nghiệm người dùng nào. Bạn tây đen đen có tên Laith Wallace này khá trẻ, ít ra là tôi cảm thấy thế, do đó cách tiếp cận của bạn đó khá hiện đại. Tôi sẽ cố gắng phiên lại những gì bạn cần một cách chi tiết và đưa thêm những ý kiến của tôi vào đó.

Truy cập khóa học "Tự học để trở thành UX Designer" online tại đây: https://designlab.edu.vn

Công cụ thứ 1: Một cuốn sổ tay khổ A5

Để làm gì ư? Để ghi chép thật nhanh những ý tưởng và ý kiến chợt đến hoặc bạn thu nhặt được trong lúc di chuyển. Cố gắng visualize (ý là dùng mindmap, hình vẽ.. thay vì gạch đầu dòng) các ý tưởng đó – vừa nhanh vừa có cấu trúc, khiến ý tưởng của bạn được phiên lại.

Công cụ thứ 2: Một cuốn sổ vẽ khổ lớn, có thể là A3

Cuốn sổ này là một thứ tạo ra wireframe cho bạn. Lẽ dĩ nhiên hãy cầm theo 1 cái bút chì và cục tẩy. Là giai đoạn phác thảo về mặt thông tin và flow cho ứng dụng phần mềm của bạn, hãy tránh xa những thứ màu sắc làm nhiễu ý tưởng. Có những bạn còn cầm theo những thứ dở hơi như cái thước trong hình đại diện cho bài viết này, tôi cho là 1 thứ mất thời gian khủng khiếp và hoa lá cành như thể bạn quá nhàn rỗi. Hãy vẽ phác thảo nhanh những icon, text.. mà ko cần cái thước quái quỷ đó.

Có bạn bảo tôi sao ko dùng Basamiq hay một phần mềm wireframe chuyên nghiệp nào đó? 😀 TÔi ko biết nữa, thực tế thì tôi ko nghĩ đc nếu tôi ngồi trước máy tính và bật một phần mềm nào đó lên. Tôi thích ngồi 1 góc với cốc cafe và 1 cuốn sổ hơn, lúc đó tôi sẽ nghĩ đc nhiều nhất. Cái bạn Laith Wallace có lẽ cũng giống tôi. Bạn có thể đến cổng trường Mỹ thuật công nghiệp để mua 1 cuốn như vậy, nó bán cả lố, dành cho sinh viên năm nhất vẽ tượng và người cởi trần mà 😉.

Bạn có thể thấy trong video này của ban Laith Wallace có đề cập đến 1 cuốn sổ Rhoria, nó là một sản phẩm của 2 anh em nhà Verilhac, tóm lại là 1 cuốn sổ vẽ tốt, có thể có ô li hoặc lưới các chấm, giúp cho việc vẽ vời dễ dàng hơn. Tôi ở Việt Nam và tôi hiểu đó là 1 cuốn sổ phác thảo.

Có thể bạn lại nghĩ khác, hãy để lại ý kiến của mình để tôi đc học hỏi thêm 😉.

Công cụ thứ 3: Phần mềm Sketch

Trước kia tôi là fan cuồng của Photoshop vì tôi cho rằng tôi chỉ cần Photoshop là đủ cho đời mình. Tôi muốn đi sâu sâu sâu vào việc sử dụng thành thạo 1 phần mềm cho công việc. Cho đến khi con iMac già của tôi khiến tôi phát điên vì chậm chạp. Mỗi file PSD nặng 120M được mở ra trong vòng cả phút và thực hiện trên nó là 1 thảm họa. Cái máy chậm đến độ tôi đã phải mở ra 1 hãng trà Ân Thủy để có điều kiện uống trà vì chờ đợi cái máy. Nó khiến tôi luyện được sự kiên nhẫn. Ồ ko, dĩ nhiên là tôi đùa 😄, nhưng cho đến khi tôi gặp đc Sketch, thì tôi đã chính thức yêu mến nó. Chính xác là 1 phần mềm mà 1 người làm UX nên có. Hệ thống plugin của Sketch cũng rất phong phú để tiết kiệm thời gian cho bạn 1 cách ko ngờ.

Nhưng có 1 vấn đề, thật là một vấn đề cách bạn ạ, vì phần mềm Sketch chỉ chạy trên Mac. Vâng, Windows thì ko đc, bạn phải cài Hackintosh để có thể dùng Sketch. Thật sự ko dễ chịu lắm nhỉ, nhưng đó là vấn đề của bạn.

Có thể bạn quan tâm Làm thế nào để trở thành một UX Designer giỏi mà không cần bằng cấp Thực tế thì bạn có thể dùng illustrator để thay thế – thứ mà các bạn làm design từ trường Mỹ thuật ra hay dùng, nhưng nói thật là tôi ko thích nó lắm, nó quá nhiều chức năng.

Công cụ thứ 4: Photoshop

Lẽ dĩ nhiên là thi thoảng bạn sẽ cần phải xử lý ảnh, copy từ trên mạng những miếng, mảnh gì đó. Bạn phải đưa vào Photoshop để làm việc, ở Việt Nam, Photoshop được coi là free vì crack thoải mái và chả ai đánh thuế. Có lẽ xử sở của bạn Laith Wallace cũng vậy. Tôi thì từ hồi dùng Sketch, tôi ít khi phải bật Photoshop lên lắm. Trừ khi xử lý ảnh và banner.

Công cụ thứ 5: Adobe Experience Design

Tôi vừa mới lên Google để search về phần mềm này, không có 1 khái niệm gì về nó cả. Có lẽ tôi phải thêm 1 buổi review để giới thiệu với các bạn về nó sau vậy. Hãy đợi nhé! ^^

Công cụ thứ 6: Invision

Đây là một phần mềm giúp bạn có thể design các prototype và chia sẻ với nhau về nó, lấy ý kiến và tiếp tục chỉnh sửa. Tôi thì tôi hay dùng 1 phần mềm khác đó là MavelApp, tôi thiết kế các trang màn hình và gán các event lên đó, sau đó cài 1 app lên điện thoại, vác đi lấy ý kiến. Đôi khi nó trực quan đến độ bạn bè tôi tưởng rằng tôi đã có 1 phần mềm hoàn chỉnh thay vì 1 prototype. Một điều quan trọng mà chúng ta UXVietnamer và các bạn tây là giá nữa chứ nhỉ, MavelApp free cho 2 project, đôi khi tôi thấy thế là đủ.

Công cụ thứ 7: Slack hay Telegram

Slack là ý của bạn Laith Wallace, Telegram là ý của tôi. Tôi đã dùng cả 2 thứ và thấy rằng Telegram tương đối tốt. Tôi đã và đang chạy 1 dự án cỡ bự trên Telegram và thấy nó hoạt động thật tốt, đáng tin cậy và chả có lỗi lầm gì. Còn 1 phần mềm mà tôi khuyên các bạn nên dùng đó là Trello, với hầu hết các phần mềm cỡ bé, Trello là một công cụ quản trị hiệu quả và nhanh chóng. Quên những phần mềm mà bạn cắm mặt vào 10 phút vẫn đếch hiểu gì đi, thế giới giờ nó thích LEAN, thích simple và thích SAAS cloud. Chọn cái j đó đơn giản mới là sáng suốt.

Công cụ thứ 8: UX PIN

Tôi đã nghe nói về nó nhiều và chả hiểu mẹ gì, dường như nó là một phần mềm cho phép thiết kế protype hiệu quả online. Nó có cả plugin để đính vào sketch. Quan trọng của những thứ dạng SAAS này là nó cho phép 1 team làm việc dạng cộng tác, chia sẻ. Tôi sẽ cố gắng thử xem, nhưng theo tôi thấy với công việc của mình, UX PIN ko thấy có tác dụng gì mấy.

Công cụ thứ 9: UX Vietnam

Về tương lai, tôi sẽ biến blog này thành 1 nơi mà bạn sẽ có hầu hết những gì bạn cần để control và bắt đầu cho việc thiết kế dự án của bạn. Nơi đây bạn có thể trao đổi, xin tư vấn và yêu cầu thiết kế từ tôi nữa. Tại sao lại không chứ? 😉 Hãy ủng hộ tôi bằng 1 cách nào đó, điều đó sẽ thành hiện thực. Hà hà..

Xem chi tiết tại đây UXVietnam.com

Bạn tây mà tôi đề cập trong bài ở đây này, bạn ấy cũng trọc đầu giống tôi thôi, dĩ nhiên là bạn ấy ko “sáng sủa” bằng tôi, tuy nhiên răng thì đẹp hơn 😉


All rights reserved

Viblo
Hãy đăng ký một tài khoản Viblo để nhận được nhiều bài viết thú vị hơn.
Đăng kí