7 công bố quan trọng từ Facebook tại sự kiện toàn cầu F8 2021
Bài đăng này đã không được cập nhật trong 3 năm
Ngày 2/6/2021, hội nghị toàn cầu Facebook F8 – Refresh 2021 đã chính thức diễn ra. Dưới đây là tổng quan các thông tin về sự kiện dành cho các nhà phát triển công nghệ & các chủ doanh nghiệp kinh doanh trên nền tảng này.
Xem bài viết đầy đủ tại 200Lab Education
Vậy Facebook F8 là gì?
Facebook F8 là hội nghị thường niên do Facebook tổ chức, dành cho các nhà phát triển và doanh nhân xây dựng các sản phẩm và dịch vụ trên trang web. Nó được tổ chức tại San Francisco, California đến năm 2016, và chuyển đến một địa điểm trung tâm hơn tại Thung lũng Silicon ở San Jose, California vào năm 2017.
Các sự kiện trước đó bắt đầu bằng bài phát biểu quan trọng của người sáng lập Facebook Mark Zuckerberg, sau đó là các phiên thảo luận khác nhau tập trung vào các chủ đề cụ thể. Facebook thường giới thiệu các tính năng mới và đưa ra các thông báo mới tại hội nghị.
Xuất phát điểm của F8 là một cuộc thi hackathon dành cho nhà phát triển công nghệ kéo dài 8 giờ được tổ chức năm 2007 (số “8” bắt nguồn từ cuộc thi hackathon truyền thống kéo dài 8 giờ).
Sau khi tạm dừng tổ chức vào năm 2020, năm nay, lần đầu tiên sự kiện F8 Refresh được tổ chức hoàn toàn trực tuyến, hoàn toàn miễn phí và tất cả các nhà phát triển trên toàn cầu đều có thể tham gia.
F8 Refresh giúp tôn vinh các nhà phát triển, người sáng tạo nội dung, nhà khởi nghiệp và những người đổi mới đang xây dựng dựa trên các nền tảng và công cụ. Sự kiện này tập trung trở lại cộng đồng nhà phát triển và giới thiệu các công nghệ mới nhất của Facebook có ảnh hưởng trực tiếp đến các nhà phát triển.
Chia sẻ từ Mark Zuckerbeg, mục tiêu của sự kiện là để giúp:
- Developers (nhà phát triển công nghệ) tìm được đúng công cụ giúp cho các nhà bán hàng nhỏ lẻ sẵn sàng “Go Online”.
- Creators (nhà sáng tạo nội dung giải quyết bài toán làm sao tận dụng công nghệ tốt hơn cho sản phẩm sáng tạo của mình)
7 tuyên bố quan trọng nhất của CEO Mark Zuckerberg:
1/ Tính năng nhắn tin cho doanh nghiệp và các công cụ
Tầm nhìn của Facebook là biến tính năng nhắn tin thành phương thức giao tiếp chính giữa mọi người và doanh nghiệp. Facebook sẽ tạo ra tính năng nhắn tin thuận tiện, không phô trương và phù hợp với từng người nhất có thể, bằng cách sử dụng các ứng dụng và tính năng quen thuộc được dùng trong hoạt động giao tiếp với gia đình và bạn bè hiện nay.
Facebook đã từng công bố bước đầu hướng đến tầm nhìn này tại sự kiện F8 năm 2016 – khi cho ra mắt nền tảng Messenger dưới dạng API mở.
2/ API Messenger dành cho Instagram đã sẵn sàng
Instagram không chỉ là một nền tảng chia sẻ mà còn là nơi để mọi người khám phá và kết nối với các thương hiệu. Được biết 90% người dùng Instagram theo dõi ít nhất một doanh nghiệp và tính năng nhắn tin là nhân tố đóng góp chính. Hoạt động tương tác với các thương hiệu đang ngày càng trở nên hấp dẫn với khách hàng và có ý nghĩa quan trọng với doanh nghiệp, cho dù phương thức tương tác là phản hồi tin, tin nhắn trực tiếp hay lượt nhắc.
Tại sự kiện, Facebook đã ra mắt API Messenger dành cho Instagram cho tất cả các nhà phát triển công nghệ. Với API này, các thương hiệu có thể cung cấp trải nghiệm nhắn tin trên Instagram. Nhờ có các tính năng mới này, doanh nghiệp có thể tích hợp tính năng nhắn tin trên Instagram với các ứng dụng và quy trình làm việc mà họ ưu tiên. Điều này thúc đẩy các cuộc trò chuyện có ý nghĩa hơn, nâng cao mức độ hài lòng của khách hàng và tăng doanh số.
3/ Kết nối khi đăng nhập với Messenger – củng cố thêm mối quan hệ với khách hàng qua tính năng Đăng nhập bằng Facebook và nhắn tin
Đăng nhập bằng Facebook là cách thuận tiện để hàng tỷ người dùng trên toàn cầu đăng nhập vào ứng dụng và trang web của doanh nghiệp. Hiện nay, thông qua tính năng Kết nối khi đăng nhập với Messenger, khách hàng có thể chọn nhắn tin với doanh nghiệp ngay từ quy trình Đăng nhập bằng Facebook
Trong số những người tham gia thử nghiệm đã bật tính năng Kết nối khi đăng nhập, cho đến nay có hơn 70% người dùng đã chọn tham gia nhắn tin. Nhờ có nguồn trò chuyện mới quan trọng này, các doanh nghiệp có thể thúc đẩy tương tác với mọi người qua tính năng nhắn tin bằng việc cung cấp dịch vụ chăm sóc khách hàng hiệu quả và phù hợp hơn. Tính năng này hiện đang ở giai đoạn beta kín và sẽ được cung cấp rộng rãi trong những tháng tới.
4/ Tiện ích Facebook Business – nền tảng dành cho nhà phát triển cho các ứng dụng kinh doanh mà bạn xây dựng
Năm ngoái, Facebook đã giới thiệu Facebook Business Suite – một nền tảng độc lập cho phép doanh nghiệp quản lý hoạt động trên Facebook, Instagram và Messenger. Bây giờ, Facebook sẽ giới thiệu các Ứng dụng kinh doanh. Facebook sẽ thêm các công cụ của bên thứ ba (do những nhà phát triển giống như bạn xây dựng) vào Facebook Business Suite.
Facebook tin rằng các công cụ bạn xây dựng sẽ tạo nền móng cho sự thành công của doanh nghiệp. Facebook rất vui được giúp bạn tích hợp và mở rộng quy mô dịch vụ của mình bằng cách đưa chúng đến tay hàng triệu doanh nghiệp.
Để tích hợp và giới thiệu ứng dụng kinh doanh của bạn trong Facebook Business Suite, Facebook cung cấp một nền tảng dành cho nhà phát triển có tên là Tiện ích Facebook Business. Giải pháp này cung cấp phương thức đơn giản để các nhà phát triển và doanh nghiệp tích hợp với Facebook Business Suite. Trong những tháng tới, Facebook sẽ phát triển hệ sinh thái ứng dụng bằng cách mời cộng đồng nhà phát triển đăng ký nhận quyền truy cập sớm.
5/ Công cụ dành cho người sáng tạo nội dung: Spark AR – hỗ trợ cộng đồng người sáng tạo nội dung thực tế tăng cường (AR) trên toàn cầu
Tại sự kiện F8 2017, Facebook đã giới thiệu Spark AR Studio, một phần mềm tạo AR hàng đầu cho phép người dùng thiết kế và triển khai hiệu hứng AR trên các thiết bị và ứng dụng của Facebook.
Spark AR là nền tảng AR di động lớn nhất thế giới – hơn 600.000 người sáng tạo nội dung đến từ 190 quốc gia đã phát hành hơn 2 triệu hiệu ứng AR trên Facebook và Instagram.
Trong vài năm qua, đội ngũ Spark đã bổ sung thêm các tính năng mới, giúp tăng độ trung thực của các hiệu ứng trong AR di động. Tính năng mới nhất bao gồm các bản cập nhật cho tùy chọn theo dõi và phân khúc mục tiêu.
Tại sự kiện F8 Refresh hôm nay, Spark AR tiếp tục hướng đến tầm nhìn rộng hơn là mang thế giới thực và thế giới số đến gần nhau hơn. Trong sự kiện, Spark AR cũng giới thiệu trước API Multipeer mới của mình. Lần đầu tiên, người sáng tạo nội dung có thể tạo hiệu ứng mang lại trải nghiệm kết hợp giữa nhiều người tham gia hội nghị. Ví dụ: hiệu ứng có thể được thiết kế nhằm mang lại cảm giác không gian chung, như tụ tập tại một nơi hoặc quây quần bên lửa trại hay thậm chí là hỗ trợ lối chơi game nhẹ nhàng.
Tính năng mới có thời lượng dài này mở ra những cơ hội mới thú vị cho người sáng tạo nội dung và nhà phát triển để mang lại trải nghiệm AR cho các cuộc gọi video trên Messenger, Instagram và Portal.
Đội ngũ Spark AR đã nêu bật một số trường hợp sử dụng mới cho hiệu ứng AR trong cuộc gọi video, từ game nhẹ nhàng cho đến những khoảnh khắc đáng chúc mừng. Nếu bạn muốn tham gia, Spark AR hiện đang tiếp nhận đơn đăng ký dùng tính năng Gọi video thực tế tăng cường phiên bản beta.
6/ Công cụ công nghệ: PyTorch – khung lựa chọn trí tuệ nhân tạo
PyTorch là khung máy học nguồn mở, giúp tăng tốc lộ trình từ tạo nguyên mẫu nghiên cứu cho đến triển khai chính thức. PyTorch ra mắt năm 2016, là sản phẩm hợp tác giữa các nhà nghiên cứu Facebook AI và nhiều nhà nghiên cứu trí tuệ nhân tạo khác. Nền tảng này áp dụng phương châm cởi mở và nghiên cứu cộng tác để tận dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo tiên tiến.
Trước khi ra mắt khung này, lộ trình phát triển trí tuệ nhân tạo, từ nghiên cứu đến sản xuất, từng bao gồm nhiều bước và công cụ phân tán với khả năng tương tác kém. PyTorch đã giúp xóa bỏ những khoảng cách này. Hiện nay, Facebook đang hỗ trợ xây dựng hệ sinh thái PyTorch để tinh giản toàn bộ trải nghiệm cho nhà phát triển và nhà nghiên cứu.
Thực tế, hôm nay, Facebook sẽ công bố việc dùng PyTorch làm khung mặc định để xây dựng tất cả các mô hình máy học và trí tuệ nhân tạo của mình. PyTorch không chỉ mang lại hiệu quả, khả năng cộng tác và hiệu suất cao hơn cho công việc nghiên cứu và thiết kế, mà còn cho phép Facebook chia sẻ công việc dưới dạng thư viện PyTorch nguồn mở, đồng thời học hỏi từ những kiến thức tân tiến mà hàng nghìn nhà phát triển PyTorch trên khắp thế giới cung cấp.
PyTorch vẫn luôn là công cụ hữu ích, cho dù bạn là nhà phát triển mới hay chuyên gia trí tuệ nhân tạo giàu kinh nghiệm. Với khung này, việc bắt đầu chưa bao giờ dễ dàng hơn thế.
7/ Kết nối với khách hàng nhanh chóng qua API WhatsApp Business
Mỗi ngày, có hơn 175 triệu người nhắn tin cho tài khoản WhatsApp Business để thảo luận về các sản phẩm và nhận dịch vụ hỗ trợ khách hàng. Do ngày càng nhiều người chuyển sang dùng WhatsApp để kết nối với doanh nghiệp, Facebook sẽ công bố các bản cập nhật mới để hỗ trợ doanh nghiệp bắt đầu sử dụng API WhatsApp Business dễ dàng hơn, đồng thời giúp người dùng dễ dàng chat với các doanh nghiệp này:
- Tham gia nhanh hơn: Facebook đã rút ngắn thời gian bắt đầu sử dụng API WhatsApp Business cho doanh nghiệp bằng cách giảm quy trình tham gia từ vài tuần xuống còn 5 phút.
- Nhận nhiều thông tin hơn từ doanh nghiệp: Mọi người mong muốn nhận được nhiều thông tin hơn trên WhatsApp, chẳng hạn như thông tin mới về vắc-xin COVID-19 tại địa phương. Facebook đang cải tiến phương thức giao tiếp giữa doanh nghiệp và khách hàng khi ngày càng nhiều công ty sử dụng WhatsApp. Facebook sẽ hỗ trợ nhiều loại tin nhắn hơn – chẳng hạn như tin nhắn báo cho mọi người biết khi một mặt hàng về thêm.
- Tính năng nhắn tin mới: Facebook đang triển khai các tính năng nhắn tin mới để mọi người có thể phản hồi doanh nghiệp theo cách thức mới, giúp hoàn thành công việc kinh doanh nhanh hơn. Các tính năng này bao gồm danh sách tin nhắn để người dùng có thể trả lời mà không cần nhập tin nhắn, cũng như các nút trả lời để họ có thể lựa chọn chỉ bằng một lần nhấn nhanh.
Nguồn: Facebook for Developers
All rights reserved