+4

7 cách dễ dàng để việc kiểm thử trở nên hiệu quả

Software testing thường hỗn độn!

Bất cứ ai đã từng làm việc trong lĩnh vực này trong bất kỳ khoảng thời gian nào cũng đều gặp phải những vấn đề như là thiếu tổ chức, lập kế hoạch kém, quá nhiều tài liệu, nhiều version, các báo không hiệu quả...

Khắc phục được những yếu tố này là nhiệm vụ của từng người. Cách tốt nhất để tránh tình huống này là tạo ra cho mình thói quen sắp xếp mọi thứ theo một trật tự nào đó. Nếu bạn có thể tạo ra một trật tự phổ biến và nhất quán cho bất kỳ công việc nào đến tay bạn thì cũng có thể giúp cho đồng nghiệp của bạn có được những ví dụ để học hỏi.

Bằng cách sắp xếp mọi thứ trở nên trật tự và khoa học, bạn có thể tiết kiệm được rất nhiều thời gian. Khi bạn có thể tập trung ít hơn vào công việc quản trị trong việc kiểm thử, bạn có thể dành nhiều thời gian hơn để bắt và báo cáo nhiều lỗi quan trọng hơn.

Một người tester giỏi không chỉ là tìm ra được nhiều lỗi quan trọng mà còn có thể làm được những việc để cải tiến quy trình và chất lượng làm việc cho cả team.

Vậy làm thế nào để làm việc một cách hiệu quả hơn? hãy cùng tìm hiểu những mẹo nhỏ dưới đây nhé:

1. Tổ chức mọi thứ

Để chuẩn bị môi trường thử nghiệm phần mềm cũng như môi trường công việc được hiệu quả đòi hỏi phải bàn bạc với nhiều người liên quan. Nếu bạn không có một phương pháp để lưu trữ thông tin, thì bạn sẽ hay bị bỏ sót các thông tin quan trọng trong quá trình làm việc. Tổ chức mọi thứ giúp có cái nhìn toàn diện và chi tiết, giúp tiết kiệm thời gian của bạn.

Việc tổ chức tốt mọi thứ còn thuận tiện trong việc trao đổi và báo cáo, khi bạn báo cáo và trao đổi với người khác, có những tài liệu hay chi tiết nào đó bạn đã từng biết nó nhưng không thể định vị nó ở đâu hoặc thậm chí bạn không hiểu đồng nghiệp và leader đang nói đến cái gì.

Khi bạn tạo một cấu trúc mọi thứ một cách khoa học, việc thu thập cái nhìn hay những thông tin quan trọng cũng trở nên dễ dàng hơn, giúp bạn có thể tạo những chiến lược test hiệu quả.

Việc thực hành việc tổ chức, quản lý mọi thứ khoa học cần được thực hiện mọi nơi và cần bàn bạc với các thành viên trong nhóm. Tổ chức mọi thứ càng tốt bao nhiêu thì sau này sẽ càng dễ tiếp cận bấy nhiêu.

2. Viết bug report chi tiết

Nếu bạn viết báo cáo lỗi rõ ràng và chi tiết sẽ giúp ích rất nhiều cho những người trong team.

Có ba điểm tôi muốn nhấn mạnh ở đây.

  • Viết chi tiết

  • Viết rõ ràng

  • Viết cho người khác đọc hiểu

Những người sẽ đọc bug report của bạn sẽ không hiểu hoặc nhìn thấy những gì bạn đã làm để tìm ra lỗi đó. Khi bạn viết chi tiết, dev và những người trong team của bạn không phải mất quá nhiều thời gian để phán đoán những điều chưa rõ ràng.

Tuy nhiên không trường hợp nào cũng phải quá chi tiết, quá rõ ràng, bạn chỉ viết những gì là cần thiết và giữ cho bug report càng đơn giản càng tốt, tránh văn phong như nói chuyện.

Khi bạn viết bug report, tốt nhất bạn nên giả vờ người mà bạn đang viết là một người chưa bao giờ sử dụng ứng dụng. Nếu bạn có thể viết bug report như thế, người tái hiện lại bug sẽ rất vui vẻ ^^

3. Viết test case rõ ràng

Test case là một phần quan trọng của quá trình kiểm thử phần mềm. Member trong nhóm của bạn sẽ phụ thuộc vào những gì hiển thị trên test case để thực hiện task của mình

Hiệu quả của việc kiểm thử phụ thuộc vào khả năng viết test case rõ ràng. Giống như viết bug report rõ ràng, khi bạn viết test case rõ ràng giúp cho công việc của dev và tester trở nên dễ dàng hơn

Không tạo các test case dài. Khi bạn thêm step vào một test case, xác suất execute failed là rất cao. Kinh nghiệm cho thấy một test case chỉ nên gồm từ 3-8 step.

4. Tích cực tham gia và giao tiếp

Kiểm thử bao gồm nỗ lực của cả tập thể. Nếu bạn đưa mọi người vào guồng quay ngay từ khi bắt đầu dự án, bạn sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian về sau

Nên điều chuyển tester về những dự án mà họ cảm thấy tự tin và thoải mái để hướng đến mục đích của mình, họ chỉ làm việc thực sự hiểu quả khi làm việc với team của chính mình.

Mục tiêu của bạn là đảm bảo rằng tất cả mọi người tham gia vào dự án đều hiểu rõ về ứng dụng. Khi mọi người hiểu được những gì ứng dụng đòi hỏi, tester mới có thể làm việc hiệu quả nhất

Giao tiếp với test lead hoặc manager để xin phép tham gia vào các cuộc họp ra quyết định. Cho tester tiếp cận với kiến thức ban đầu sẽ cho phép họ chuẩn bị môi trường thử nghiệm sớm. Điều này sẽ tránh được bất kỳ vấn đề không lường trước, ngăn ngừa bất kỳ sự chậm trễ hoặc rủi ro cũng như tiết kiệm chi phí.

5. Tự đặt câu hỏi

Testing là một quá trình. Bạn được cấp một ứng dụng, và bạn phải quyết định nên test những gì, kết quả sẽ ra sao và áp dụng một kỹ testing. Biết tự đặt câu hỏi có tác dụng rất lớn đến sự thành công của công việc. Đó là cách để bạn tìm kiếm thông tin bạn chưa biết hoặc nếu những thông tin đã rõ ràng thì việc đặt câu hỏi sẽ giúp bạn biết được liệu thông tin đó đã đúng chưa thay vì cứ thế làm theo

6. Suy nghĩ tích cực

Mindset của tester có thể tác động đến hiệu quả kiểm thử, nó có thể khiến bạn tìm ra các lỗi quan trọng nhất trong ứng dụng hoặc là không tìm ra một bug nào cả

Nếu bạn kiểm thử một ứng dụng mà luôn có ý nghĩ trong đầu rằng sẽ chẳng có lỗi nào đâu, bạn sẽ không thể tìm ra bất kì lỗi nào. Tuy nhiên không có ứng dụng nào hoàn hảo cả và bạn cũng biết rõ điều đó.

Hãy tự nhủ rằng còn có rất nhiều cách để break ứng dụng đang test, hãy tự nói với mình điều đó khi bắt đầu kiểm thử. Tự nói với mình rằng bạn sẽ tìm ra được các bug quan trọng trước và sẽ tiếp diễn và kết thúc bằng các bug khác trong tiến trình test. Mindset tích cực không chỉ giúp công việc của bạn trở nên hiệu quả mà còn truyển lửa cho các đồng nghiệp khác.

Khi bạn kiểm thử với một thái độ tích cực, bạn cũng sẽ nhận được sự chú ý của đồng nghiệp. Khi đồng đội của bạn chú ý, họ sẽ follow bạn. Một lần nữa, bạn đã giúp team của mình làm việc hiệu quả và chăm chỉ hơn.

7. Không phải lúc nào cũng test

Trái ngược với niềm tin phổ biến, một trong những bước quan trọng nhất cần làm để trở thành một tester hiệu quả trong một dự án là không phải lúc nào cũng test

Thay vì lúc nào cũng chỉ cố gắng tìm ra bug, hãy dành thời gian để nhìn nhận một cách tổng thể. Tìm ra mục tiêu của ứng dụng là gì. Khi bạn hiểu mục tiêu của ứng dụng là gì, bạn sẽ có thể hiểu được mục tiêu kiểm thử, mục tiêu của từng tính năng. Khi bạn nắm được các chi tiết phức tạp của ứng dụng thì bạn sẽ có thể lập kế hoạch, chiến lược kiểm thử hiệu quả hơn.

Xác định mục tiêu kiểm thử phù hợp với mục tiêu ứng dụng sẽ mang lại kết quả to lớn

Kết luận

Thử nghiệm phần mềm có thể hỗn độn và không có tổ chức. Điều quan trọng là làm phải có sự quan sát và cảm nhận với mọi thứ. Nếu không, bạn sẽ tiêu tốn rất nhiều thời gian và công sức. Nếu bạn muốn trở thành người kiểm tra phần mềm hiệu quả, hãy làm theo 6 mẹo sau:

  1. Tổ chức mọi thứ
  2. Viết bug chi tiết
  3. Viết các test case rõ ràng
  4. Tham gia và giao tiếp
  5. Tự hỏi mình câu hỏi
  6. Suy nghĩ tích cực.
  7. Không phải lúc nào cũng test

Nguồn: https://testlio.com/blog/how-to-be-an-efficient-software-tester/


All rights reserved

Viblo
Hãy đăng ký một tài khoản Viblo để nhận được nhiều bài viết thú vị hơn.
Đăng kí