5 thách thức chính trong việc kiểm tra các ứng dụng di động
Bài đăng này đã không được cập nhật trong 3 năm
- Với sự phát triển công nghệ như hiện nay hầu hết các công ty lớn đều có ứng dụng di động của riêng mình hay trang web hỗ trợ cả trên điện thoại di động. Không phải tự dưng mà điều này được phát triển rầm rộ và nhanh chóng như ngày nay. Hiện nay trên thế giới lượng người sử dụng điện thoại di động là đại đa số, kèm theo đó là vô vàn các ứng dụng từ đơn giản đến phức tạp đều ra đời như mua sắm, thuê đồ, việc làm...đều xuất hiện trên điện thoại di động nhằm cung cấp nhu cầu sử dụng của khách hàng. Trong nhiều trường hợp, ứng dụng di động của họ là cách duy nhất khách hàng tương tác với sản phẩm của họ. Rất nhiều công ty phụ thuốc nhiều ào ứng dụng di động để phát triện việc kinh doanh của họ- Điều này chứng tỏ lợi ích của điện thoại di động đem lại là vô cùng lớn.
- Với sự phát triển của điện thoại di động ngày nay không có gì là ngạc nhiên khi các tổ chức phát triển, thử nghiệm và phát hành các ứng dụng chất lượng một cách hiệu quả và nhanh chóng. Một ứng dụng chất lượng kém có thể gây thất thu ngân sách thêm nữa là làm tổn hại đến thương hiệu uy tin của tôt chức đó. Vì vậy trước khi một ứng dụng được đưa đến tay người tiêu dùng cần một chiến lược kiểm tra kỹ lưỡng, tuân thủ nghiêm ngặt để có được các ứng dụng trong tình trạng tốt nhất khi tiếp cận thị trường đúng thời hạn, trong phạm vi ngân sách và hoạt động tốt trên hầu hết các thiết bị và các bản phân phối hệ điều hành.
- Dựa trên nhiều năm thử nghiệm điện thoại di động có thể xác định được 5 thách thức quan trọng mà các nhà phát triển ứng dụng và thử nghiệm phải đối mặt:
1. Danh sách không bao giờ kết thúc của các thiết bị di động:
- Thách thức lớn nhất khi nói đến kiểm thử ứng dụng di động là rất nhiều các thiết bị phát tán trến nhiều nền tảng khác nhau.
- Theo một báo cáo của OpenSignal như sau:
- Số lượng thiết bị Android khác biệt trong năm 2014 là 18.796
- Các thiết bị Android có đủ hình dạnh và kích cỡ, khác nhau về mức độ hiệu suất và kích cỡ màn hình
- Có nhiều phiên bản khác nhau của Android đồng thời hoạt động cùng một lúc, thêm một mức độ phân mảnh ==> Điều này có nghĩa là các ứng dụng đang phát triển làm việc trên toàn bộ phạm vi của các thiết bị Android có thể cực kỳ khó khăn và tốn thời gian. Mặc dù vậy nó vẫn đem lại những lợi ích không hề nhỏ cho cả nhà phát triển và người dùng:
- Tính có sẵn của điện thoại Android giá rẻ có nghĩa là họ có một phạm vi toàn cầu lớn hơn nhiều so với IOS
- Andoid rẻ và là hệ điều hành mở, thân thiện với người dùng nên lượng người sử dụng Android rất rộng lớn
- Android hiện là hệ điều hành di động chiếm ưu thế bởi sự phân mảng rộng lớn của nó
- Trên thực tế chúng ta không thể thực nghiệm ứng dụng trên tất cả các thiết bị di động. Ngoài ra cũng không thể đảm bảo rằng một ứng dụng di động trên một thiết bị nhất định sẽ làm việc 100% trên các thiết bị khác. Thậm chí nếu thiết bị trong cùng một hệ điều hành cùng sản phẩm thì cũng không giống nhau 100% vì bị phụ thuộc vào độ giải màn hình, CPU, bộ nhớ, tối ưu hóa hệ điều hành và phần cứng có thể là khác nhau.
2. Khác nhau về nền tảng iOS/phiên bản và phân mảng thiết bị
-
Với thị trường smartphone phát triển rộng dãi như bây giờ việc cùng 1 hệ điều hành nhưng có nhiều phiên bản khác nhau là một điều tất yếu. Theo báo cáo phân mảng Android năm 2015 cho thấy riêng Android đã có sự đa dạng về phiên bản. Có thể thấy rõ điều đó hơn qua thống kê sau:
-
Ngoài Android, IOS phát triển cũng không kém. IOS ngày càng phát triển và chiếm lĩnh thị trường. Sơ đồ dưới đây cho thấy rõ IOS 10 đang nhanh chóng phổ biến đến từ hơn 50% thiết bị sử dụng hệ điều hành này của Apple:
-
Ngoài Android, IOS còn có nhiều hệ điều hành smartphone khác. Thống kê thị phần hệ điều hành smartphone tại Việt Nam 2013 sẽ chỉ rõ cho chúng ta thấy:
-
Do vậy, khi kiểm tra ứng dụng trên smartphone không những phải kiểm tra trên hệ điều hành Android, IOS mà còn cần kiểm tra cả trên các hệ điều hành khác nhau như Windown OS, Blackberry...
3. Các loại khác nhau của ứng dụng di động
- Các ứng dụng di động hiện đại có 3 nguồn là: Native, Native-Web và Web.
- Ứng dụng Native được xây dựng bằng các SDK do nhà cung cấp cung cấp.
- Ứng dụng Native-Web chạy một số hoặc tất cả các chức năng của họ bên trong một phiên bản web được nhúng trong một ứng dụng gốc
- Các ứng dụng web di động chỉ đơn giản là một trang web được tối ưu hóa cho điện thoại di động mà người dùng truy cập qua các trình duyệt trên điện thoại di động của họ
4. Mạng khác nhau và các nhà cung cấp mạng
- Hầu như tất cả các ứng dụng của điện thoại di động đều yêu cầu kết nối mạng. Khi đó việc kiểm tra các mạng khác nhau là rất quan trọng
- Mạng di động sử dụng công nghệ khác nhau như GSM & CDMA với các phiên bản khác nhau như 2G, 3G, 4G
- Ngoài ra việc kiểm tra phải được thực hiện khi kết nối Wi-Fi
5. Người sử dụng điện thoại di động
- Một khi ứng dụng được phát hành cho các cửa hàng ứng dụng, nó sẽ được tiếp cận tới người sử dụng và được sử dụng
- Người sử dụng có nhiều tầng lớp: Lớp thanh niên, người già, trẻ nhỏ. Mỗi một tầng lớp có sự am hiểu về kỹ thuật và tần xuất và nhu cầu sử dụng khác nhau. Như vậy sẽ đem đến những hoạt động và cạnh tranh hoạt động khác nhau cho mọi ứng dụng.
- Khi thử nghiệm, kiểm thử viên không thể thực hiện được mọi khả năng có thể xảy ra như khi ứng dụng đã đến tay người sử dụng mà chỉ có thể thực hiện mọi khả năng có trong phạm vi làm giảm đến tối thiểu lượng phát sinh lỗi khi ứng dụng được phát hành ra thị trường.
6. Tổng kết:
Trên đây là 5 thách thức chính trong việc kiểm tra các ứng dụng di động. Những thách thức này không bao giờ mất đi mà chỉ có tăng thêm, vì vậy đó là những thử thách to lớn đối với kiểm thử viên. Để hạn chế được những thách thức này, kiểm thử viên phải không ngừng nghỉ trau dồi kinh nghiệm thử nghiệm, tư duy logic và tiếp cận công nghệ tiên tiến một cách nhanh nhất. Nguồn:http://www.rightqa.com/5-key-challenges-in-testing-mobile-apps/
All rights reserved