+2

5 plug-in giúp đa ngôn ngữ hóa trang web tạo bằng Wordpress

Số lượng người nước ngoài ghé thăm Nhật Bản ngày càng gia tăng, theo phát biểu của Cục quản lý du lịch Nhật Bản vào ngày 18/7/2018 thì lượng khách quốc tế từ tháng 1 ~ 6/2018 đã tăng 15,6% so với cùng kì năm ngoái.

Như các bạn cũng biết Nhật Bản là quốc gia đăng cai tổ chức Olympic Tokyo vào năm 2020 do đó lượng khách quốc tế đến Nhật Bản sẽ gia tăng nhanh chóng. Vì vậy, để không mất đi cơ hội kinh doanh thì việc đa ngôn ngữ các website là một điều không thể thiếu.

Ví dụ: với các ngành dịch vụ, ăn uống và làm đẹp, nếu trang web của bạn có thể đáp ứng sử dụng với các du khách nước ngoài thì chắc chắn bạn sẽ kiếm thêm được một lợi nhuận lớn.

Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu cho các bạn 5 loại plugin dùng để đa ngôn ngữ hóa trang web được tạo bằng Wordpress

5 plug-in giúp đa ngôn ngữ hóa trang web tạo bằng Wordpress

1.Bogo

“Bogo” là plugin dùng cho các trang theo từng ngôn ngữ. Nó giúp tạo trang theo ngôn ngữ chọn một cách đơn giản. Tuy nhiên, plug in này cần phải tạo trang riêng đáp ứng cho ngôn ngữ chọn chứ không chỉ đơn thuần là dịch nội dung theo ngôn ngữ ngay trên trang đó.

Sau khi cài đặt Bogo, language switcher sẽ hiển thị ở menu của admin. Bạn chỉ cần lực chọn ngôn ngữ thì có thể dễ dạng tạo trang theo ngôn ngữ đó.

Ví dụ: Khi chọn tiếng Anh thì click vào Add English(United States)translation, ở đuôi domain sẽ thêm “en”. Quá trình này khá đơn giản do nó tự động tạo thẻ “hreflang” để ngôn ngữ hóa trang web.

Sau đó, chỉ cần ghi short code [bogo] lên trang cố định hoặc chèn vào nội dung đăng thì nó có thể thay đổi ngôn ngữ ngay trong bài viết.

Plug in multi language của WordPress hầu như không đáp ứng cho ngôn ngữ tiếng Nhật nhưng plug in này lại có thể đáp ứng nên ngay cả những người không giỏi thao tác plug in cũng có thể an tâm sử dụng.

Đây là plug in phù hợp với những người lần đầu tiên cài đặt multi language plug in

2.Multilingual Press

“Multilingual Press” là plug in đặc trưng bởi số lượng lớn ngôn ngữ được hỗ trợ. Plug in này hiện đang hỗ trợ khoảng 170 ngôn ngữ. Ngay cả với những trường hợp muốn hỗ trợ các ngôn ngữ nhỏ thì plug in này vẫn có thể an toàn sử dụng.

Ngoài ra, nó còn gây chú ý bởi có thể quản lý tất cả các trang ngôn ngữ đã tạo trên 1 domain. Do mỗi trang web tạo là một trang độc lập nên bạn cũng có thể tạo độc lập plug in hay chủ đề,…

Tuy nhiên, do cần phải tạo thiết lập theo từng trang ngôn ngữ riêng nên nó có nhược điểm hơi tốn công sức.

Mặc dù vậy, đây cũng là một lợi thế lớn để có thể thay đổi cài đặt cho từng ngôn ngữ của mỗi quốc gia. Đây là plug in dành cho những ai muốn thay đổi cài đặt chi tiết theo tình hình của mỗi quốc gia.

3.Multisite Language Switcher

“Multisite Language Switcher” có chức năng “liên kết các ngôn ngữ khác nhau” nên nó can có thể can thiệp vào các plug in khác và khó gây phát sinh lỗi.

Sau khi cài đặt xong plug in này thì phía bên trái của màn hình admin sẽ xuất hiện mục cài đặt “Multi-site language switcher”. Tại đây bạn có thể cài đặt ngôn ngữ màn hình admin hay ngôn ngữ blog

Hoàn tất cài đặt xong bạn có thể lựa chọn liên kết với bất cứ ngôn ngữ nào trên màn hình đăng sau đó nên hãy lựa chọn ngôn ngữ khi viết bài.

4.Translate WordPress with GTranslate

Translate WordPress with GTranslate là plug in sử dụng chức năng dịch tự động của Google. Sau khi cài đặt plug in này bạn có thể sử dụng chức năng đa ngôn ngữ chỉ với việc cài đặt 3 mục.

Widget look là mục đầu tiên, nó giúp bạn cài đặt hình thức hiển thị icon

Mục thứ 2 là “Translate from”, đây là mục lựa chọn ngôn ngữ dịch. Tại đây bạn hãy chọn “Japanese”

Mục thứ 3 là “Analytics” dùng để cài đặt có cho phân tích truy cập hay không. Sau khi thiết lập xong 3 mục này, tool dịch tự động sẽ hiển thị trên trang của bạn.

Plug in này có thao tác đơn giản, có thể đáp ứng đa ngôn ngữ tức thì nên phù hợp với những bạn muốn sử dụng ngay lập tức.

5.Translator

“Translator” là plug in sử dụng tool multi language của Google, và nó đang hỗ trợ khoảng 35 ngôn ngữ. Ngoài việc, người dùng có thể lựa chọn tùy ý ngôn ngữ để dịch trang thì nó còn có thể customize buttons.

Ngoài ra, nó cũng có thể thay đổi design cho phù hợp với trang web. Nếu bạn đặt option dịch tự động ở phía trên bài thì user có thể dễ dàng lựa chọn và sử dụng.

Tổng kết

Bài viết này đã giới thiệu cho các bạn một số plug in đa ngôn ngữ có thể thao tác đơn giản, dễ dàng.

Do đó, bạn hãy dựa trên những ưu nhược điểm của từng loại để lựa chọn loại plug in phù hợp với yêu cầu sử dụng của bản thân.

Link nguồn: https://ferret-plus.com/10690


All rights reserved

Viblo
Hãy đăng ký một tài khoản Viblo để nhận được nhiều bài viết thú vị hơn.
Đăng kí