+1

4xx Client Error (Part 2)

Khi lướt các website rất có thể các bạn sẽ gặp những lỗi không vào được website thay vào đó là những thông báo lỗi 400, 401, 404, 405... và không hiểu lỗi đó là gì. Ở Part 1, bài viết đã giới thiệu 4 loại lỗi thường gặp gồm 400 Bad Request, 401 Unauthorized, 403 Forbidden và 404 Not Found. Tiếp nối chuỗi bài viết về 4xx Client Error, Part 2 này sẽ giới thiệu thêm 4 loại lỗi phổ biến khác, giúp bạn hiểu thêm được ý nghĩa của các loại lỗi này, nguyên nhân và giải pháp cho mỗi loại, bao gồm: 405 Method Not Allowed, 408 Request Timeout, 409 Conflict và một mã lỗi mới, được chính thức sử dụng trên giao thức HTTP cuối năm 2015, mã lỗi 451 Unavailable For Legal Reasons.

1. 405 Method Not Allowed

a. Định nghĩa

405 Method Not Allowed là lỗi phương thức yêu cầu không hợp lệ hoặc không được cho phép tại server.

b. Nguyên nhân

– Gửi sai phương thức: POST, GET, PUT, DELETE,… – Người dùng không đủ thẩm quyền truy cập – Trang web yêu cầu một vài điều kiện khác (via ajax, auth…) – Sai cấu trúc URL – Server lỗi

c. Giải pháp

– Thử lại các phương thức: POST, GET, PUT, DELETE,… – Cấu hình lại web server cho phép các tài nguyên được yêu cầu – Xóa cache, cookie trình duyệt – Thêm “https://” trước URL

2. 408 Request Timeout

a. Định nghĩa

Lỗi 408 Request Timeout xảy ra khi yêu cầu bạn gửi đến server của trang web mất 1 thời gian quá lâu để nhận được hồi đáp, nghĩa là trang web yêu cầu không thể tải xuống trình duyệt web hiện tại thì lỗi này sẽ xuất hiện. Nói cách khác, kết nối đến website sẽ bị “time out”. Lỗi thường xảy ra khi tốc độ kết nối Internet quá chậm hay bị chiếm phần nhiều tốc độ bởi 1 công việc khác.

b. Nguyên Nhân

– Server xử lý thông tin chậm – Đường truyền bị ngẽn – Tập tin/yêu cầu xử lý quá lớn

c. Giải pháp

– Load lại trang web, refrest cửa sổ trình duyệt. – Vấn đề có thể xảy ra với kết nối Internet. Để chắc chắn, hãy thử truy cập vào 1 trang web khác để kiểm tra xem tốc độ Internet có ổn định hay không. Nếu tốc độ truy cập vào các trang web khác vẫn đạt tốc độ bình thường, có thể lỗi phát sinh do phía website và server cung cấp. – Nếu tất cả các trang web đều truy cập rất chậm, vấn đề là do đường kết nối Internet. Hãy kiểm tra lại có phần mềm nào đang tự động update hay download hay không. (các chương trình này sẽ chiếm hết đường truyền Internet khiến việc truy cập bị ảnh hưởng). – Lỗi 408 Request Timeout thường xảy ra đối với các trang web có lượng truy cập lớn, khiến việc truy cập sẽ bị cản trở và ảnh hưởng. Trong trường hợp này, hãy kiên nhẫn đợi chờ những người khác sẽ rời trang web để nhường chỗ cho bạn ghé thăm.

3. 409 Conflict

a. Định nghĩa

Cũng giống như các thông thường trên website: lỗi 403 Forbidden, lỗi 404 Not Found, lỗi 405 : Not Allowed, Lỗi 406 Not Acceptable, lỗi 408 Request Timeout… khi website bị lỗi 409 thì thay vì xuất hiện giao diện của website thì màn hình sẽ xuất hiện dòng thông báo lỗi 409: Conflict.

b. Nguyên nhân

Lỗi 409 xảy ra do xung đột của các tài nguyên trên website. Xung đột này có thể do các tính năng trong website đang tranh giành tài nguyên hoặc do khách truy cập vào website cùng lúc quá nhiều, dẫn đến website quá tải và có sự tranh giành tài nguyên của server giữa các lượt truy cập.

c. Giải pháp

– Việc mà người dùng nào cũng nghĩ đến đầu tiên đó chính là truy cập lại website: Hãy kiểm tra lại địa chỉ URL của trang web và truy cập lại website.

– Xóa cookie và cache của trình duyệt hoặc đổi trình duyệt để truy cập vào website.

– Hãy quay lại website sau 5- 10 phút, lúc này, có khả năng là lượt người dùng truy cập vào website đã giảm xuống và hiện tượng tranh giành tài nguyên giữa các lượt truy cập đã hết.

– Gửi thông báo về lỗi 409 cho người quản trị website( nếu bạn là khách truy cập thông thường) hoặc liên hệ với đơn vị cung cấp dịch vụ cho thuê má y chủ để lưu trữ website của bạn để được hỗ trợ hoặc mở rộng băng thông, đường truyền website của bạn.

4. 451 Unavailable For Legal Reasons

Khi duyệt web bạn sẽ bắt gặp những lỗi trang web thường thấy như lỗi 404 Page Not Found là do đường truyền Internet không ổn định. Một lỗi khác chắc chắn bạn cũng sẽ nhìn thấy thường xuyên hơn sau này là lỗi 451, khi mà nội dung internet được kiểm duyệt tốt hơn.

Ngày 18/12/2015, mã lỗi 451 - Unavailable For Legal Reasons đã chính thức được sử dụng trên giao thức HTTP. Khác với mã lỗi 404 "huyền thoại", mã lỗi 451 mới ra đời cho người dùng biết được trang web bạn truy cập vẫn tồn tại nhưng đã bị chặn. 451 là mã lỗi được Tim Bray -một nhân viên của Goolge đề xuất vào năm 2012, nhằm giải thích rõ cho người dùng biết website truy cập bị cấm bởi chính phủ, đây là chuẩn mới của mạng Internet. Anh lấy ý tưởng từ một bài báo nói về việc một người dùng cố gắng truy cập vào trang web The Bay Pirate nhưng gặp lỗi "403 Forbidden". Lý do dơn giản vì đây là website bị cấm tại Anh.

Lỗi 451 là gì? Vì sao khi lướt web lại gặp lỗi này?

Tình trạng web xấu, phản động là vấn đề nhức nhối ở mỗi quốc gia. Chính vì vậy chính phủ mỗi nước đã thiết lập những "hàng rào" chặn đứng những trang web xấu này, tránh những thông tin lệch lạc đến với người dùng Internet. Với mã lỗi 451 - Unavailable For Legal Reasons, người dùng có thể nhận biết ngay trang web này vẫn có thể truy cập bằng các trình duyệt web, nhưng đã bị chặn ở tùy từng quốc gia, khu vực. Điều này làm rõ ràng vấn đề hơn so với mã lỗi 404 trước kia chỉ thông báo rằng nội dung hoặc liên kết bạn truy cập không tồn tại. Có thể nói, mã lỗi 451 ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu cần thiết về việc bảo vệ an ninh mạng của mỗi nước.

Vì vậy, nếu bạn truy cập vào một địa chỉ web nào đó mà nhận được báo lỗi 451 thì nghĩa là bạn đang truy cập vào một trang web cấm. Chính phủ đã chặn trang web đó.


All rights reserved

Viblo
Hãy đăng ký một tài khoản Viblo để nhận được nhiều bài viết thú vị hơn.
Đăng kí