2024, React Native liệu có phải là lựa chọn cross-platform tốt nhất cho dự án của bạn? - Phần 1
Giới thiệu về bản thân
Xin chào, mình là Quân! Là một lập trình viên mobile, mình có khoảng 2 năm để nghiên cứu và làm việc với React Native. Blog này là nơi mình chia sẻ những trải nghiệm, bài học và dự án của mình, đặc biệt là series về kinh nghiệm làm việc với React Native. Hy vọng những chia sẻ của mình sẽ giúp bạn có cái nhìn rõ ràng hơn về nền tảng này và ứng dụng nó hiệu quả trong các dự án của bạn.
Giới thiệu
Trong thế giới phát triển ứng dụng đa nền tảng, React Native là một trong những lựa chọn hàng đầu. Với khả năng phát triển ứng dụng di động chạy mượt mà trên cả iOS và Android, React Native đã tạo dựng vị thế vững chắc trong ngành công nghiệp. Bài viết này mình sẽ đưa ra những điểm mạnh, điểm hạn chế của React Native để giúp bạn đưa ra quyết định sáng suốt cho dự án của mình.
Giới thiệu về React Native
Ngay khi google "What is React Native?" bạn có thể nhận về hàng trăm triệu kết quả tìm kiếm về React Native (mình sẽ gọi là RN trong bài viết này), và mình sẽ đưa cho bạn thứ đầu tiên mà mình thấy để biết RN là gì.
React Native is an open-source UI software framework created by Meta Platforms, Inc. It is used to develop applications for Android, Android TV, iOS, macOS, tvOS, Web, Windows and UWP by enabling developers to use the React framework along with native platform capabilities.
Lời giới thiệu đưa ra cái nhìn tổng quan về RN (xây dựng các sản phẩm trên nhiều nền tảng với 1 code base sử dụng React framework), ngoài ra muốn tìm hiểu kỹ hơn các bạn có thể google hoặc hỏi chat gpt nhé ^^.
React Native mang lại cho bạn ưu thế gì trong năm 2024 so với nền tảng khác?
RN có rất nhiều ưu điểm như dễ dàng làm quen syntax, language bởi vì RN sử dụng javascript, React framework nên rất dễ dàng để làm quen hoặc chuyển từ web developer sang code RN, "write once run anywhere", code spliting, bla bla bla thì những điểm làm React Native trở nên đặc biệt mà chưa thể thay thế ngay bằng công nghệ khác sẽ được mình kế dưới đây
1. OTA(Over-the-Air) updating.
Công nghệ này cho phép bạn delivery phiên bản mới của ứng dụng tới người dùng mà không cần cập nhật qua các store truyền thống (Google play, App Store,...). Việc này sẽ hiệu quả khi cần cập nhật nhanh chóng các bản vá quan trọng, hoặc rollout những tính năng mới khi cần thiết,...
Dịch vụ phổ biến nhất cho việc OTA update đó là CodePush của Microsoft, ngoài ra bạn cũng có thể tự host server riêng để phục vụ việc OTA cho app của mình.
2. Xây dựng Super app dễ dàng với Re.Pack
Re.Pack là gì?
Re.Pack là một bộ công cụ mạnh mẽ giúp bạn xây dựng ứng dụng React Native một cách hiệu quả hơn bằng cách tận dụng sức mạnh của Webpack.
Re.Pack mang lại điều gì?
Re.Pack giúp bạn tách code của ứng dụng React Native thành các phần nhỏ hơn, độc lập với nhau thông qua cơ chế code-splitting. Điều này cho phép bạn xây dựng những mini-app riêng biệt, mỗi mini-app quản lý một logic nghiệp vụ cụ thể (giống như kiến trúc microservices).
Với Re.Pack, bạn có thể:
- Tăng tốc độ phát triển: Mỗi mini-app có thể được phát triển, triển khai và bảo trì độc lập, giúp giảm thiểu thời gian phát triển và triển khai ứng dụng.
- Cải thiện hiệu suất: Code-splitting giúp giảm kích thước bundle, dẫn đến thời gian tải ứng dụng nhanh hơn và sử dụng ít tài nguyên hơn.
- Tăng khả năng mở rộng: Kiến trúc modular giúp bạn dễ dàng thêm hoặc loại bỏ các tính năng mà không ảnh hưởng đến các phần khác của ứng dụng.
Summary
Phần 1 này mình giới thiệu React Native và Callstack Re.Pack, một kiến trúc rất hứa hẹn. Phần tiếp theo sẽ đi sâu vào kiến trúc của Re.Pack và cung cấp các ví dụ minh họa, các khó khăn trong quá trình phát triển để giúp các bạn hiểu hơn về Re.Pack.
Cảm ơn bạn đã dành thời gian đọc bài viết của mình. Mong nhận được sự ủng hộ và góp ý từ bạn để mình có thêm động lực chia sẻ những kiến thức và kinh nghiệm trong tương lai. Trân trọng.
References
All rights reserved