10 thủ thuật thú vị và hữu dụng trong JavaScript
Bài đăng này đã không được cập nhật trong 6 năm
Trong bài viết này mình sẽ chia sẻ cho các bạn 10 thủ thuật thú vị và hữu dụng trong JavaScript, các mẹo và thủ thuật sau đây có thể sẽ giúp các bạn giảm số lượng code phải viết đồng thời tối ưu đoạn code của bạn
1, Convert sang kiểu Boolean bằng toán tử !!
Đôi khi chúng ta phải kiểm tra xem 1 biến có tồn tại hay không, hay là biến có chứa một giá trị valid hay không. Để thực hiện việc này chúng ta có thể sử dụng toán tử !!
một cách đơn giản như !!variable
, nó sẽ chuyển toàn bộ kiểu dữ liệu của biến thành kiểu Boolean và biến này sẽ trả về false
khi nó có một trong các giá trị: 0
, null
, ""
, undefined
, hoặc NaN
, còn lại sẽ trả về true
. Một ví dụ khá đơn giản:
function Classroom(student) {
this.student = student;
this.hasStudent = !!student;
}
var classroom = new Classroom(20);
console.log(classroom.student); // 20
console.log(classroom.hasStudent); // true
var empty_classroom = new Classroom(0);
console.log(empty_classroom.student); // 0
console.log(empty_classroom.hasStudent); // false
Trong trường hợp này, nếu giá trị của classroom.student
lớn hơn 0 thì classroom.hasStudent
sẽ có giá trị là true
2, Convert sang số bằng toán tử +
Thủ thuật này khá đơn giản, nhưng chỉ sử dụng được cho 1 String
chứa toàn số, còn lại sẽ trả về NaN
function to_number(str_number) {
return +str_number;
}
console.log(to_number("1234")); // 1234
console.log(to_number("ACB")); // NaN
Thủ thuật này còn có thể áp dụng cho kiểu Date
, trong trường hợp này sẽ trả về Timestamp
console.log(+new Date()) //1521080043502
3, Câu lệnh điều kiện rút gọn
Một đoạn code quen thuộc:
if (conected) {
login();
}
Đoạn code trên có thể viết ngắn gọn thành một dòng bằng cách sử dùng &&
như sau:
conected && login();
Bạn cũng có thể là tương tự để kiểm tra sự tồn tại của 1 thuộc tính hay 1 function trong một Object
user && user.login();
4, Gán giá trị mặc định bằng toán tử ||
Hiện nay trong ES6 có tính năng gán giá trị mặc định. Để sử dụng tính năng này ở các Browsers cũ hơn bạn có thể sử dụng toán tử ||
bằng cách dùng giá trị mặc định như là tham số thứ 2. Nếu tham số đầu trả về false
thì tham số thứ hai sẽ được dùng làm giá trị mặc định.
function User(name, age) {
this.name = name || "Pham Van A";
this.age = age || 27;
}
var user1 = new User();
console.log(user1.name); // Pham Van A
console.log(user1.age); // 27
var user2 = new User("Le Thi C", 20);
console.log(user2.name); // Le Thi C
console.log(user2.age); // 20
5, Caching array.length trong vòng lặp
Một vòng lặp for
thường gặp:
for (var i = 0; i < array.length; i++) {
console.log(array[i]);
}
Nếu bạn làm việc với mảng nhỏ thì ko có vẫn đề gì nhưng khi làm việc với mảng lớn, đoạn code này sẽ tính lại kích thước của mảng trong mỗi lần lặp. Điều này sẽ khiến mỗi vòng lặp chậm đi một chút. Để tránh điều này, ta có thể cache array.length
vào một biến như sau:
for (var i = 0, length = array.length; i < length; i++) {
console.log(array[i]);
}
6, Trộn mảng
Nếu bạn muốn xáo trộn vị trí của các phần tử trong mảng mà không cần đoạn code quá phức tạp thì chỉ cần chạy 1 đoạn code nhỏ này:
var list = [1, 2, 3, 4, 5];
console.log(list.sort(function() {
return Math.random() - 0.5
})); // [3, 1, 2, 5, 4]
7, Lấy phần tử cuối của mảng
Một hàm của JS là slice(begin, end)
có khả năng cắt mảng khi truyền vào hai tham số begin
và end
. Nếu bạn không truyền vào tham số end
thì hàm sẽ tự động lấy giá trị max của mảng. Tuy nhiên hàm này cũng có thể nhận giá trị âm, nếu truyền giá trị âm vào tham số begin
thì hàm sẽ trả về các phần tử tính từ cuối mảng.
var array = [1, 2, 3, 4, 5, 6];
console.log(array.slice(1)); // [2,3,4,5,6]
console.log(array.slice(-1)); // [6]
console.log(array.slice(-2)); // [5,6]
console.log(array.slice(-3)); // [4,5,6]
8, Cắt mảng
Thủ thuật này có thể cắt được mảng theo số lượng phần tử bạn muốn lấy, ví dụ bạn có 1 mảng có 6 phần tử, nhưng bạn chỉ muốn lấy 3 phần tử đầu tiên. Bạn có thể cắt mảng bằng cách gán array.length = 3
var array = [1, 2, 3, 4, 5, 6];
console.log(array.length); // 6
array.length = 3;
console.log(array.length); // 3
console.log(array); // [1,2,3]
9, Thay thế toàn bộ
Hàm replace()
giúp chúng ta thay thế chuỗi bằng cách sử dụng String và Regex, về cơ bản hàm này chỉ thay thế kết quả đầu tiên. Chúng ta có thể khiến nó thay thế toàn bộ kết quả trong chuỗi bằng các dùng /g
ở cuối đoạn REGEX:
var string = "john john";
console.log(string.replace(/hn/, "ana")); // "joana john"
console.log(string.replace(/hn/g, "ana")); // "joana joana"
10, Merge mảng
Nếu bạn muốn hợp 2 mảng lại với nhau có thể dùng hàm concat()
var array1 = [1, 2, 3];
var array2 = [4, 5, 6];
console.log(array1.concat(array2)); // [1,2,3,4,5,6];
Tuy nhiên cách này không phù hợp với các mảng lớn vì nó sẽ tốn khá nhiều bộ nhớ bằng cách tạo ra một mảng mới. Bạn có thể dùng hàm push.apply(arr1, arr2)
để nối 2 mảng lại với nhau, thay vì tạo 1 mảng mới như cách đầu tiên.
var array1 = [1, 2, 3];
var array2 = [4, 5, 6];
console.log(array1.push.apply(array1, array2)); // [1,2,3,4,5,6];
Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết của mình. Hẹn gặp lại. (F)
All rights reserved