0

10 lỗi lập trình viên thường mắc phải

1/ Bắt chước theo giao diện của iOS IOS đang phát triển theo từng ngày, theo đó giao diện của IOS đang ngày một phân phối theo sở thích của người dùng. nhưng người dùng Android đã quen thuộc với nền tảng Android, việc cố gắng nhét các chuẩn thiết kế của iOS vào Android sẽ rất tồi tệ. Bạn không nên làm vậy ngoại trừ có lí do chính đáng nào.

2/Không viết code theo một kế hoạch nhất định Những Lập trình viên mới vào nghề thường bắt đầu rất nhanh để viết code mà không quan tâm đến kế hoạch. Đó là những bảng kế hoạch mà những người giàu kinh nghiệm hơn đưa cho bạn, bao gồm:

Xác định yêu cầu: Lập trình viên cần hiểu rõ chương trình sẽ thực hiện để sau đó không phải mất thời gian quay lại giải quyết những vấn đề nhỏ chỉ vì không đọc rõ yêu cầu từ đầu Thiết kế chương trình: Các lập trình viên trong một dự án cần ngồi lại và xem xét thật kỹ làm thế nào những công đoạn được chia nhỏ cho từng người có thể kết hợp giúp chương trình làm việc tốt. Thiết kế giao diện: Các lập trình viên cần phải quyết định giao diện người dùng như thế nào để chương trình làm việc hiệu quả và thân thiện. Luôn thử nghiệm và kiểm tra: Khi mới bắt đầu dự án chính là thời gian tốt nhất để bạn thử nghiệm và kiểm tra những vấn đề có thể xảy ra cho chương trình

3/ Không dùng Fragments mà chỉ dùng Activity

Tại cùng một thời điểm chúng ta chỉ có thể hiển thị một Activity duy nhất trên màn hình. Vì thế chúng ta không thể chia màn hình thiết bị ra thành nhiều phần và kiểm soát các thành phần khác nhau này một cách riêng biệt. Nhưng với Fragment thì màn hình được linh hoạt hơn, xóa bỏ việc chỉ có duy nhất 1 Activity trên màn hình tại một thời điểm. Bây giờ chúng ta cũng chỉ có một Activity duy nhất nhưng Activity này có thể chứa nhiều Fragment với layout, sự kiện, và vòng đời.

4/Không dùng chương trình gỡ lỗi cho app Một chương trình gỡ lỗi giúp cho các Lập trình viên mới có thể nhìn lại để hiểu rõ và chính xác hơn những dòng code của mình. Bước này rất quan trọng vì sẽ giúp một chương trình không chạy được sẽ chạy tốt hơn.

5/Không có định hướng phát triển trong kỹ năng và mục tiêu Bạn nên có mục tiêu rõ ràng, thời điểm nào là tương ứng với mục tiêu đã vạch ra. Khi đó bạn sẽ biết mình cần làm gì để chuyên môn hóa và có thể tập trung phát triển con đường sự nghiệp Khi đã xác định được mục tiêu, bạn nên vạch ra kế hoạch tự học hỏi, hoàn thiện bản thân. Như đã nói, đây là ngành công nghiệp thay đổi hàng ngày, bạn cần giữ mình luôn cập nhật những thay đổi này bằng cách đọc sách, theo dõi blog hoặc tạp chí về Lập trình… hoặc học một ngôn ngữ lập trình mới

6/ Thái độ bản thân với môi trường làm việc Đây hầu như là sai lầm mà các Lập trình viên trẻ nào cũng mắc phải: Thái độ cao ngạo, biết tuốt. Tỏ thái độ khi có người góp ý. “Giấu nghề” kiến thức mà mình biết, không chia sẽ cho đồng nghiệp.

7/ Nghĩ đúng về công việc của một lập trình viên

Đừng nghĩ Lập trình viên chỉ suốt ngày tiếp xúc với máy tính. Bạn phải luôn làm việc với con người nhiều hơn. Deadline dồn dập và những thay đổi không ngừng đòi hỏi một tinh thần thép, tập trung và phải luôn tự động viên bản thân. Trong một môi trường thay đổi không ngừng, công việc dồn dập, chúng ta cần học cách sắp xếp thứ tự công việc và nâng cao hiệu suất làm việc nhiều nhất có thể.

8/Đi quá nhanh và ảo tưởng về kỹ năng.

Ta thường thắc mắc tại sao trong lớp học của mình, có một số bạn của chúng ta biết trước về một số ngôn ngữ lập trình. Trong những tuần đầu tiên học thường nắm bắt kiến thức rất nhanh, nhưng càng về sau họ lại bị bỏ ở đằng sau bởi những sinh viên khác. Tại sao họ lại bị bỏ xa trong khi nền tảng của họ tốt hơn.? Đó chính là việc họ đã đi quá nhanh, và lối mòn của họ là tưởng rằng mình biết tất cả nhưng thực sự họ hiếm khi thực hiện công việc lập trình. Có thể họ biết một số cái nâng cao hơn so với những sinh viên khác, nhưng bấy nhiêu đó là không đủ để nắm vững các nguyên tắc cơ bản.

Do đó, trước tiên chúng ta cần tạo cho mình một nền tảng (Foundation) tốt bằng cách thường xuyên luyện tập thực hành cái bài tập lập trình. Trong quá trình luyện tập như vậy bạn sẽ thấy được những vấn đề cơ bản mà các lập trình viên thường mắc phải. Và tạo cho mình một thoái quen tốt để giải quyết vấn đề.

10/ Chỉ đọc code mà không thực hành nó

Khi đọc một chương trình hướng dẫn (hay một cuốn sách), bạn thường xem các code ví dụ của nó và nói “Tôi đã nắm được nó, tôi đã hiểu được nó….”. Tất nhiên là bạn có thể nắm được nó, nhưng bạn thực sự chưa hiểu được nó hoạt động như thế nào, cho kết quả ra sao.Do đó trước khi đọc một cuốn sách về lập trình, nên cài trình biên dịch của ngôn ngữ đang học vào máy . Để sẵn sàng chạy thử tất cả các ví dụ trong cuốn sách hay chương trình đang đọc.

Nên tự mình đánh những đoạn code đó vào chương trình biên dịch, vì khi đó bạn thực sự buộc mình phải đi qua tất cả các mã,việc gõ mã lệnh sẽ giúp bạn chú ý đến các chi tiết cú pháp của ngôn ngữ – những sự thiếu soát buồn cười như thiếu đấu chấm phẩy ở cuối mỗi câu lệnh có thể làm bạn hết sức đau đầu.


All rights reserved

Viblo
Hãy đăng ký một tài khoản Viblo để nhận được nhiều bài viết thú vị hơn.
Đăng kí