0

Đơn giản mà hiệu quả! 7 đặc điểm của người giỏi giao tiếp và bí quyết để cải thiện khả năng giao tiếp của họ là gì? (P.2)

Tiếp tục với bài viết này nhé mọi người.

6. Sử dụng khéo léo phép ẩn dụ

Những người có kỹ năng giao tiếp cao thường sử dụng hiệu quả các phép so sánh, ẩn dụ để truyền tải thông điệp của họ.

Phép so sánh, ẩn dụ (metaphor) được sử dụng như những "ngôn từ thôi miên" nhằm mục đích tăng tính thuyết phục trong lời nói, khiến cho đối phương tiếp nhận thông điệp của mình một cách trôi chảy hơn.

Vậy thì, sử dụng các phép ẩn dụ nghĩa là như thế nào? Đó là thay vì cứ để nguyên những suy nghĩ của mình và truyển tải tới người khác thì sử dụng các câu thành ngữ, tục ngữ, chuyện ngụ ngôn hoặc những câu chuyện kinh nghiệm của bản thân để truyền tải suy nghĩ đó.

Thay vì trực tiếp nói ra suy nghĩ và ý kiến của bản thân thì việc mượn những truyện ngụ ngôn hoặc câu chuyện của người khác sẽ có sức thuyết phục đáng kể lên đối phương với câu chuyện mình muốn truyền đạt.

7. Chuẩn bị trước những chủ đề, câu chuyện thú vị

Bằng cách chuẩn bị những chủ đề, câu chuyện thú vị, những người có khả năng giao tiếp tốt thường tạo được ấn tượng với người khác rằng muốn nói chuyện thêm với người này ghê, muốn tiếp tục gặp người này để nói chuyện ghê.

Để đối phương cảm thấy yên tâm và khiến cuộc trò chuyện giữa hai người trở nên thú vị thì điều quan trọng là trước tiên mình hãy mở lòng với đối phương.

Ngược lại, những người nghĩ rằng mình rất kém trong giao tiếp thì thường không để ý tới việc chuẩn bị trước câu chuyện hay các chủ đề mà thường chỉ dùng những dữ kiện có sẵn tại chỗ để giao tiếp luôn với đối phương.

Nếu bạn chưa giỏi một vấn đề nào đó thì hãy chuẩn bị thật kỹ.

Ví dụ, trước khi thuyết trình thì bạn cần chuẩn bị nội dung thật kỹ đúng không?

Giao tiếp với người khác cũng như thuyết trình vậy. Để cuộc trò chuyện trở nên trơn tru, cũng như tạo ra nhiều các chủ để để trao đổi, hãy chuẩn bị trước các chủ đề, câu chuyện để lại ấn tượng với đối phương.

Xét cho cùng thì trong các cuộc gặp lần đầu tiên, phần giới thiệu bản thân luôn là chủ đề được đưa ra để trao đổi.

  • Nguồn gốc của tên gọi
  • Các thất bại hài hước, các sự kiện có tác động
  • Các đặc điểm, sở thích đặc biệt

Theo đó, thì bạn nên đưa ra những thứ liên quan đến bản thân, những thứ mà bạn muốn đối phương nhớ về bạn.

Cách cải thiện kỹ năng giao tiếp đến từ giảng viên chuyên nghiệp

Trong chương này, chúng tôi đã phỏng vấn 平美和 - Hira miwa, giảng viên đã đào tạo các khóa giao tiếp cho hàng nghìn người.

Nếu bạn muốn nâng cao khả năng giao tiếp của bản thân thì thực hành là con đường ngắn nhất. Ngoài ra, bạn có thể tham gia các khóa đào tạo chuyên nghiệp, vừa học các kiến thức cơ bản, vừa có thể thực hành ngay tại chỗ luôn.

Một khi bạn đã nắm vững các kiến thức cơ bản thì việc giao tiếp hàng ngày chính là cơ hội để bạn trau dồi và nâng cao kỹ năng giao tiếp của chính mình.

Và dưới đây là một số phương pháp có thể cải thiện được khả năng giao tiếp mà các chuyên gia đã đề xuất.

Phương pháp 1: Quyết định chủ đề (skill) và thực hành một cách triệt để

Việc mài dũa năng lực giao tiếp cũng giống như việc rèn luyện sức khỏe vậy. Việc tích lũy các bài thực hành kỹ năng sẽ giúp bạn ghi nhớ phương pháp đó, từ đó sẽ sử dụng nó một cách tự nhiên.

Giao tiếp hàng ngày chính là các bài thực hành, cũng chính là cơ hội để bạn có thể nâng cao kỹ năng của mình. Và để việc thực hành có hiệu quả hơn, hãy thử làm theo các bước dưới đây:

  • Tập trung vào 1 chủ đề (kỹ năng) vào một thời điểm
  • Sử dụng triệt để kỹ năng đó vào tất cả các giao tiếp
  • Khi có thể sử dụng kỹ năng đó một cách tự nhiên thì chuyển sang chủ đề (kỹ năng) tiếp theo

Thay vì luyện tập nhiều kỹ năng cùng lúc thì việc thực hành luyện tập từng cái một một cách chắc chắn là phương pháp ngắn nhất và đem lại hiệu quả nhất.

Phương pháp 2: Thu thập tài liệu suốt 365 ngày và thực hành chúng

Nếu bạn là một giảng viên chuyên nghiệp hoặc một người có công việc chủ yếu là talk thì bạn sẽ luôn nỗ lực tìm kiếm các chủ đề, tài liệu suốt 365 ngày.

Vậy thì các chủ đề, tài liệu mà họ sưu tầm là gì? Đó là, có ví dụ nào hiệu quả về phép ẩn dụ không, có câu chuyện nào có thể gây để ý hoặc học được không, có câu chuyện nào khiến ai cũng có thể bật cười không,...vv

Bạn không thể cải thiện kỹ năng giao tiếp của mình bằng cách cứ giao tiếp như hàng ngày. Hãy tập luyện nhiều lần bằng cách tìm các gợi ý, câu chuyện từ khắp mọi nơi và thử sử dụng trong thực tế.

Trong cuộc sống hàng ngày, có rất nhiều chuyện, hình mẫu bạn có thể thu thập và học tập để áp dụng, từ đó nâng cao kỹ năng giao tiếp của mình.

  • Khi bạn nói chuyện với một người mà bạn cảm thấy thú vị, và bạn bật cười, bạn thấy điểm nào ở đó thú vị? Có áp dụng được cho bản thân không?
  • ...vv

Phương pháp 3: Bắt chước để nâng cao kỹ năng

Khả năng giao tiếp là yếu tố được yêu cầu cao nhất trong công việc. Vì vậy, trong môi trường công sở, xung quanh bạn sẽ có rất nhiều người có kỹ năng giao tiếp giỏi.

Với những người đó, hãy tìm điểm mà bạn cảm thấy họ giỏi và quan sát, bắt chước để áp dụng vào bản thân.

Ví dụ:

  • Các đàn anh, mentor của bạn thường nói như nào với cấp trên?
  • Khéo léo, tinh tế trong cách dùng từ khi viết email cảm ơn, email công việc
  • Cách dùng từ, cách xây dựng câu chuyện của những người có khả năng thuyết phục, khả năng thuyết trình

All rights reserved

Viblo
Hãy đăng ký một tài khoản Viblo để nhận được nhiều bài viết thú vị hơn.
Đăng kí