+11

「Spring Boot #6」 @Configuration và @Bean

Nguồn: loda.me

Giới thiệu

Vậy là chúng ta đã đi qua các khái niệm cơ bản của Spring Boot

  1. 「Spring Boot #1」Hướng dẫn @Component và @Autowired
  2. 「Spring Boot #2」@Autowired - @Primary - @Qualifier
  3. 「Spring Boot #3」Spring Bean Life Cycle + @PostConstruct và @PreDestroy
  4. 「Spring Boot #4」@Component vs @Service vs @Repository
  5. 「Spring Boot #5」Component Scan là gì?

Trong bài hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu nốt 2 khái niệm @Configuration và @Bean để hoàn thiện phần căn bản của Spring Boot.

Cài đặt

pom.xml

<?xml version="1.0" encoding="UTF-8"?>
<project xmlns="http://maven.apache.org/POM/4.0.0" xmlns:xsi="http://www.w3.org/2001/XMLSchema-instance"
         xsi:schemaLocation="http://maven.apache.org/POM/4.0.0 http://maven.apache.org/xsd/maven-4.0.0.xsd">
    <modelVersion>4.0.0</modelVersion>
    <packaging>pom</packaging>
    <parent>
        <groupId>org.springframework.boot</groupId>
        <artifactId>spring-boot-starter-parent</artifactId>
        <version>2.0.5.RELEASE</version>
        <relativePath /> <!-- lookup parent from repository -->
    </parent>
    <groupId>me.loda.spring</groupId>
    <artifactId>spring-boot-learning</artifactId>
    <version>0.0.1-SNAPSHOT</version>
    <name>spring-boot-learning</name>
    <description>Everything about Spring Boot</description>

    <properties>
        <java.version>1.8</java.version>
    </properties>

    <dependencies>

        <!--spring mvc, rest-->
        <dependency>
            <groupId>org.springframework.boot</groupId>
            <artifactId>spring-boot-starter-web</artifactId>
        </dependency>
    </dependencies>

    <build>
        <plugins>
        <plugin>
            <groupId>org.springframework.boot</groupId>
            <artifactId>spring-boot-maven-plugin</artifactId>
        </plugin>
        </plugins>
    </build>

</project>

Cấu trúc thư mục:

@Configuration@Bean

@Configuration là một Annotation đánh dấu trên một Class cho phép Spring Boot biết được đây là nơi định nghĩa ra các Bean.

@Bean là một Annotation được đánh dấu trên các method cho phép Spring Boot biết được đây là Bean và sẽ thực hiện đưa Bean này vào Context.

@Bean sẽ nằm trong các class có đánh dấu @Configuration.

Ví dụ:

SimpleBean.java

/**
 * Một class cơ bản, không sử dụng `@Component`
 */
public class SimpleBean {
    private String username;

    public SimpleBean(String username) {
        setUsername(username);
    }

    @Override
    public String toString() {
        return "This is a simple bean, name: " + username;
    }

    public String getUsername() {
        return username;
    }

    public void setUsername(String username) {
        this.username = username;
    }
}

AppConfig.java


import org.springframework.context.annotation.Bean;
import org.springframework.context.annotation.Configuration;

@Configuration
public class AppConfig {

    @Bean
    SimpleBean simpleBeanConfigure(){
        // Khởi tạo một instance của SimpleBean và trả ra ngoài
        return new SimpleBean("loda");
    }
}

App.java

import org.springframework.boot.SpringApplication;
import org.springframework.boot.autoconfigure.SpringBootApplication;
import org.springframework.context.ApplicationContext;

@SpringBootApplication
public class App {
    public static void main(String[] args) {

        ApplicationContext context = SpringApplication.run(App.class, args);
        // Lấy ra bean SimpleBean trong Context
        SimpleBean simpleBean = context.getBean(SimpleBean.class);
        // In ra màn hình
        System.out.println("Simple Bean Example: " + simpleBean.toString());
    }
}

Output:

Simple Bean Example: This is a simple bean, name: loda

Bạn sẽ thấy là SimpleBean là một object được quản lý trong Context của Spring Boot, mặc dù trong bài này, chúng ta không hề sử dụng tới các khái niệm @Component.

In Background

Đằng sau chương trình, Spring Boot lần đầu khởi chạy, ngoài việc đi tìm các @Component thì nó còn làm một nhiệm vụ nữa là tìm các class @Configuration.

  1. Đi tìm class có đánh dấu @Configuration
  2. Tạo ra đối tượng từ class có đánh dấu @Configuration
  3. tìm các method có đánh dấu @Bean trong đối tượng vừa tạo
  4. Thực hiện gọi các method có đánh dấu @Bean để lấy ra các Bean và đưa vào `Context.

Ngoài ra, về bản chất, @Configuration cũng là @Component. Nó chỉ khác ở ý nghĩa sử dụng. (Giống với việc class được đánh dấu @Service chỉ nên phục vụ logic vậy).

@Target({ElementType.TYPE})
@Retention(RetentionPolicy.RUNTIME)
@Documented
@Component // Nó được đánh dấu là Component
public @interface Configuration {
    @AliasFor(
        annotation = Component.class
    )
    String value() default "";
}

Có ý nghĩa gì?

Nhiều bạn sẽ tự hỏi rằng @Configuration@Bean sẽ có ý nghĩa gì khi chúng ta đã có @Component? Sao không đánh dấu SimpleBean@Component cho nhanh?

Các bạn thắc mắc rất đúng, và việc sử dụng @Component cũng hoàn toàn ổn.

Thông thường thì các class được đánh dấu @Component đều có thể tạo tự động và inject tự động được.

Tuy nhiên trong thực tế, nếu một Bean có quá nhiều logic để khởi tạo và cấu hình, thì chúng ta sẽ sử dụng @Configuration@Bean để tự tay tạo ra Bean. Việc tự tay tạo ra Bean như này có thể hiểu phần nào là chúng ta đang config cho chương trình.

Ví dụ

Chúng ta sẽ ví dụ với việc cấu hình kết nối tới Database. Đây vẫn là một ví dụ hết sức đơn giản.

Tạo ra một Abstract Class DatabaseConnector chịu trách nhiệm kết nối tới Database.

DatabaseConnector.java

public abstract class DatabaseConnector {
    private String url;
    /**
     * Hàm này có nhiệm vụ Connect tới một Database bất kỳ
     */
    public abstract void connect();

    public String getUrl() {
        return url;
    }

    public void setUrl(String url) {
        this.url = url;
    }
}

Kế thừa class này có 3 class đại diện: MySqlConnector, PostgreSqlConnector, MongoDbConnector

MongoDbConnector.java

public class MongoDbConnector extends DatabaseConnector {
    @Override
    public void connect() {
        System.out.println("Đã kết nối tới Mongodb: " + getUrl());
    }
}

MySqlConnector.java

public class MySqlConnector extends DatabaseConnector {
    @Override
    public void connect() {
        System.out.println("Đã kết nối tới Mysql: " + getUrl());
    }
}

PostgreSqlConnector.java

public class PostgreSqlConnector  extends DatabaseConnector{
    @Override
    public void connect() {
        System.out.println("Đã kết nối tới Postgresql: " + getUrl());
    }
}

Tạo ra Bean trong AppConfig

AppConfig.java

import org.springframework.context.annotation.Bean;
import org.springframework.context.annotation.Configuration;

@Configuration
public class AppConfig {

    @Bean("mysqlConnector")
    DatabaseConnector mysqlConfigure() {
        DatabaseConnector mySqlConnector = new MySqlConnector();
        mySqlConnector.setUrl("jdbc:mysql://host1:33060/loda");
        // Set username, password, format, v.v...
        return mySqlConnector;
    }

    @Bean("mongodbConnector")
    DatabaseConnector mongodbConfigure() {
        DatabaseConnector mongoDbConnector = new MongoDbConnector();
        mongoDbConnector.setUrl("mongodb://mongodb0.example.com:27017/loda");
        // Set username, password, format, v.v...
        return mongoDbConnector;
    }

    @Bean("postgresqlConnector")
    DatabaseConnector postgresqlConfigure(){
        DatabaseConnector postgreSqlConnector = new PostgreSqlConnector();
        postgreSqlConnector.setUrl("postgresql://localhost/loda");
        // Set username, password, format, v.v...
        return postgreSqlConnector;
    }

}

Chạy thử:

App.java


import org.springframework.boot.SpringApplication;
import org.springframework.boot.autoconfigure.SpringBootApplication;
import org.springframework.context.ApplicationContext;

@SpringBootApplication
public class App {
    public static void main(String[] args) {

        ApplicationContext context = SpringApplication.run(App.class, args);

        DatabaseConnector mysql = (DatabaseConnector) context.getBean("mysqlConnector");
        mysql.connect();

        DatabaseConnector mongodb = (DatabaseConnector) context.getBean("mongodbConnector");
        mongodb.connect();

        DatabaseConnector postgresql = (DatabaseConnector) context.getBean("postgresqlConnector");
        postgresql.connect();
    }


}

Output:

Đã kết nối tới Mysql: jdbc:mysql://host1:33060/loda
Đã kết nối tới Mongodb: mongodb://mongodb0.example.com:27017/loda
Đã kết nối tới Postgresql: postgresql://localhost/loda

Chúng ta tạo ra DatabaseConnector phục vụ cho nhiều ngữ cảnh.

@Bean có tham số

Nếu method được đánh dấu bởi @Bean có tham số truyền vào, thì Spring Boot sẽ tự inject các Bean đã có trong Context vào làm tham số.

Ví dụ:

AppConfig.java

@Configuration
public class AppConfig {

    @Bean
    SimpleBean simpleBeanConfigure(){
        // Khởi tạo một instance của SimpleBean và trả ra ngoài
        return new SimpleBean("loda");
    }

    @Bean("mysqlConnector")
    DatabaseConnector mysqlConfigure(SimpleBean simpleBean) { // SimpleBean được tự động inject vào.
        DatabaseConnector mySqlConnector = new MySqlConnector();
        mySqlConnector.setUrl("jdbc:mysql://host1:33060/" + simpleBean.getUsername());
        // Set username, password, format, v.v...
        return mySqlConnector;
    }
}

Thực tế

Trong thực tế, việc sử dụng @Configuration là hết sức cần thiết, và nó đóng vai trò là nơi cấu hình cho toàn bộ ứng dụng của bạn. Một Ứng dụng sẽ có nhiều class chứa @Configuration và mỗi class sẽ đảm nhận cấu hình một bộ phận gì đó trong ứng dụng.

Ví dụ đây là một đoạn code cấu hình cho Spring Security

@Configuration
@EnableWebSecurity
public class WebSecurityConfig extends WebSecurityConfigurerAdapter {
    @Override
    protected void configure(HttpSecurity http) throws Exception {
        http
            .authorizeRequests()
                .antMatchers("/", "/home").permitAll()
                .anyRequest().authenticated()
                .and()
            .formLogin()
                .loginPage("/login")
                .permitAll()
                .and()
            .logout()
                .permitAll();
    }

    @Bean
    @Override
    public UserDetailsService userDetailsService() {
        UserDetails user =
             User.withDefaultPasswordEncoder()
                .username("user")
                .password("password")
                .roles("USER")
                .build();

        return new InMemoryUserDetailsManager(user);
    }
}

Kết

Đây là một bài viết trong [Series làm chủ Spring Boot, từ zero to hero][link-series-spring-boot] [link-series-spring-boot]: https://loda.me/spring-boot-0-series-lam-chu-spring-boot-tu-zero-to-hero-loda1558963914472

Như mọi khi, code được up tại Github <i class="fab fa-github"></i>


All rights reserved

Viblo
Hãy đăng ký một tài khoản Viblo để nhận được nhiều bài viết thú vị hơn.
Đăng kí