+1

【Phần I - Nhập môn Agile】Chương 1- Cái nhìn khái quát về Agile (1)


  Khi tham gia dự án, chắc hẳn các bạn ai cũng tự đặt ra câu hỏi, là làm sao đem đến lợi ích cho khách hàng sau mỗi ngày làm việc hay mỗi tuần làm việc... đúng không? 😀
 Thế trong chương này, chúng ta cùng nhau đi tìm câu trả lời nhé.
Điều đầu tiên, tôi tin rằng chỉ cần đứng trên quan điểm của Khách hàng mà suy nghĩ, thì phần nào chúng ta có thể hình dung ra, chúng ta phải làm gì để đem lại những Phần mềm có giá trị cho Khách hàng.
Qua chương này, các bạn sẽ hiểu được 3 điều quan trọng sau:

  1. Phương pháp xây dựng 1 kế hoạch thật sự Agile.
  2. Phương pháp đo lường mực độ hoạt động hiệu quả của dự án.
  3. Hiểu được 3 "sự thật" khi làm dự án.

Và nếu hiểu được những "sự thật" này, thì dù deadline có sát nút đến đâu, Project có khó khăn thế nào các bạn vẫn có đủ dũng khí để vượt qua.

1.1 Tạo ra thành quả tốt đẹp sau mỗi tuần

Tạm thời hãy quên định nghĩa [Agile] đi, mà hãy thử bắt đầu suy nghĩ trên lập trường của khách hàng nào! Giả sử đây là dự án mà bạn đã đầu tư bằng tiền của bạn, và bạn đi tìm kiếm những member tốt nhất, với mong muốn họ có thể đem lại lợi ích cho bạn.
Vậy thì bạn thích 1 team như thế nào ?

  • Team 1: Có thể delivery cho bạn rất nhiều document như là Implementation plan, Product documentation, Work report...
  • Team 2: Mỗi tuần có thể delivery cho bạn 1 chức năng hoàn thiện. (Từ coding, cho đến testing...)>
    Và để có thể tạo ra good value cho khách hàng sau mỗi tuần. Tôi muốn giới thiệu với bạn 6 quy tắc sau:
Quy tắc 1. Chia việc lớn thành việc nhỏ

  Nói gì thì nói, thời gian một tuần là khá ngắn ngủi để hoàn thành trọn vẹn một chức năng hoàn chỉnh. Vì vậy để nâng cao chất lượng và hiệu suất công việc, chúng ta sẽ phải chia nhỏ nhưng task lớn và phức tạp thành những task nhỏ và đơn giản hơn. Qua đó giúp dễ dàng hoàn thành task hơn.

Quy tắc 2. Tập trung vào những việc thật sự quan trọng

  Có thể sau mỗi tuần, chúng ta đã delivery cho khách hàng rất nhiều thứ như là tài liệu design, report, các phương án đề xuất.... Tuy nhiên, nếu thử một lần suy nghĩ trên quan điểm của khách hàng, đôi khi ta nhận ra rằng, thì rất nhiều thứ trong số đó không có giá trị nhiều lắm.
  Dĩ nhiên, những document đó chúng ta phải làm, nhưng suy cho cùng nó cũng chỉ là các yếu tố bổ sung để tạo ra một sản phẩm tốt.
  Đối với khách hàng, họ luôn mong muốn chúng ta đem lại những giá trị càng thiết thực càng tốt, và bỏ đi những thừa thãi, cắt giảm thời gian lãng phí.
  Nếu làm được vậy, chúng ta sẽ trở nên thực sự agile (nhanh nhẹn, có ích) hơn. Qua đó, luôn luôn có thời gian tập trung cho nhưng việc thật sự quan trọng.

Quy tắc 3. Luôn ý thức về chất lượng sản phẩm.

  Mỗi chức năng bạn delivery cho khách hàng, chưa xét đến chức năng đó lớn hay nhỏ, nhưng nó phải là chức năng chạy trơn chu, không phát sinh lỗi.
  Để làm được điều đó, bạn phải thực hiện quy trình test nhanh hơn - thường xuyên hơn - cẩn thận hơn - nhiều hơn. Dẫu biết, trong quá trình làm project có nhiều thứ bạn muốn giản lược đi, tuy nhiên công đoạn test thì bạn không được sao lãng. Hãy luôn nhắc nhở bản thân và các member có trách nhiệm với công việc test và đảm bảo chất lượng sản phẩm.

Quy tắc 4. Lắng nghe Feedback

  Bạn có thường xuyên hay định kỳ lắng nghe, thu thập ý kiến feedback không?
  Thực tế, lắng nghe feedback rất quan trọng, feedback nó giống như chiếc đèn soi sáng con đường ta đi vậy.
  Bạn thử tưởng tượng bạn đang chạy trên một con đường cao tốc với đầy sương mù bao phủ dày đặc, thì feedback sẽ giúp đánh tan sương mù, và giúp bạn không bị lạc đường. Rất quan trọng đúng không nào?
  Nếu trong quá trình làm project, mà từ phía Development team và phía khách hàng hoàn toàn không có feedback dành cho nhau, thì tôi tin rằng dự án đó sẽ không thể tạo ra một sản phẩm chất lượng.

Quy tắc 5. Nếu thấy cần thiết, hãy thay đổi lộ trình


  Trong quá trình làm project, chắc hẳn rằng có rất nhiều biến cố, thay đổi xảy ra (Nguyên lý Vạn vật xoay chuyển). Vì thế nếu bạn cứ khăng khăng chỉ làm theo kế hoạch ban đầu đã đề ra, mà không có thay đổi phù hợp, ắt hẳn sẽ rất khó thành công. Và cũng do đó, khi có có biến cố lớn xảy ra, bạn sẽ không thể chịu được tác động mà biến cố đó gây ra.
  Do đó, để thích nghi tốt với những biến cố - thay đổi đó, bạn cần thẳng thắn đối diện với nó, và thay đổi kế hoạch của mình sao cho phù hợp, chứ không thể thay đổi hiện thực.

Quy tắc 6. Tinh Thần trách nhiệm - Accountability

Trong tiếng Anh, có hai thuật ngữ cùng được hiểu là “trách nhiệm”: “responsibility” và “accountability”.
  Hai thuật ngữ này thường được dùng thay thế cho nhau, nhưng có một sự khác biệt cơ bản giữa hai thuật ngữ này. Trách nhiệm với nghĩa là “responsibility” thường được hiểu là việc phải làm, như là bổn phận, nghĩa vụ. Còn "accountability" có nghĩa rộng hơn responsibility, không chỉ có nghĩa là những việc phải làm, mà còn bao gồm việc đứng ra nhận và chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện những việc đó.
  Accountability có thể được hiểu là tổng hợp của Trách nhiệm (responsibility), Khả năng biện minh (answerability) và Nghĩa vụ pháp lý (liability).
  “Trách nhiệm” theo nghĩa là accountability thể hiện khả năng của một cá nhân/tổ chức thừa nhận về những gì mình đã làm khi thực hiện một việc nào đó; đồng thời, nó bao hàm nghĩa vụ giải thích, báo cáo, thông tin, biện giải về những việc đó và những hệ quả, cũng như việc sẵn sàng chịu sự đánh giá, phán xét, thậm chí là trừng phạt cả về mặt pháp lý và đạo đức đối với những hệ quả đó.
  Do đó, để có thể nói bạn có tinh thần trách nhiệm theo nghĩa của từ Accountability, thì bạn phải đáp ứng được các yêu cầu sau đây:

  • Luôn giữ tinh thần trách nhiệm đối với chất lượng của sản phẩm.
  • Delivery các chức năng, sản phẩm theo đúng Schedule.
  • Đáp ứng được kỳ vọng của khách hàng.
  • Đối xử, sử dụng thiết bị, tài sản ... của khách hàng một cách cẩn thận, có trách nhiệm.


    Hết. Mời các bạn tham khảo tiếp các bài viết lần tới.

Nguồn:  アジャイルサムライ


All rights reserved

Viblo
Hãy đăng ký một tài khoản Viblo để nhận được nhiều bài viết thú vị hơn.
Đăng kí