Hiểu Người Nhật - Hiểu Khách Hàng Nhật (phần 2)
This post hasn't been updated for 7 years
Bài viết này tiếp nối Phần 1 trong series Hiểu Người Nhật - Hiểu Khách Hàng Nhật của mình.
Trong Phần 1 chúng ta đã đi qua mục [1. Phân biệt rõ Trong-Ngoài] với các đề mục con như
1.1 Khái niệm Trong và Ngoài (内と外) 1.2 Phép lịch sự (しつけ) 1.3 Phân biệt rạch ròi (けじめ) 1.4 Coi trọng đánh giá của người khác (人目) 1.5 Biết xấu hổ (恥) 1.6 Ngại ngùng/ E ngại (照れる)
Trong Phần 2 với mục lớn là 2. Để tâm tới mọi điều xung quanh này chúng ta sẽ lần lượt đi qua các mục con như sau
2.1 Khách khí(遠慮) 2.2 Chú ý(気をつかう) 2.3 Không chơi trội(人並み) 2.4 Để ý hoàn cảnh, tâm trạng của người khác(空気を読む)
Nào hãy cùng nhau tìm hiểu nhé!
2. Để tâm tới mọi điều xung quanh
Nếu như người phương Tây coi trọng tính độc lập và đặc biệt của mỗi cá nhân thì người phương Đông lại đề cao sự tiết chế, hoà đồng của một cá nhân trong tập thể. Về khoản này có lẽ người Nhật phải đứng đầu phương Đông luôn. Trong công việc họ ít khi thể hiện rằng mình tài giỏi hay phủ định tuyệt đối ý kiến của người khác. Luôn chú ý tới cảm nhận, hoàn cảnh của đối phương trước khi đưa ra lời đề nghị hay tỏ ý muốn giúp đỡ. Bao giờ cũng thế, cái gì cũng có mặt trái của nó cả. Đây là mặt mạnh rất lớn của người Nhật, nhưng đôi khi cũng là điểm gây trở ngại nhiều trong công việc, đặc biệt là trong bối cảnh toàn cầu hoá, thời đại công nghệ tin, khi mà một ý tưởng của cá nhân thôi cũng có thể thay đổi xu hướng toàn cầu. Chúng ta hãy cùng phân tích kĩ hơn điều này qua từng mục chi tiết hơn nhé.
2.1 Khách khí(遠慮)
Từ Khách khí(遠慮)trong tiếng Nhật vốn có ý nghĩa gốc trong tiếng Hán là [遠い将来まで見通す] nghĩa là lo trước cho tương lai xa. Trong thực tế nó được dùng với nghĩa là [Không làm gì ảnh hưởng hay làm phiền tới người khác]. Ở Việt Nam mình từ này cũng được dùng rất nhiều, nhưng cực đoan tới mức ngay cả bạn bè thân thiết cũng Khách khí với nhau thì có lẽ là chỉ có ở Nhật. [親しき仲間にも礼儀があり] Điều này có lẽ ai tiếp xúc với người Nhật cũng đều cảm nhận được. Thực sự khó để có một mối quan hệ thân thiết bên ngoài công việc với họ. Sự khách khí đôi khi cũng tạo ra sự không thoải mái hay stress khi làm việc với họ.
2.2 Chú ý / Để ý(気をつかう)
Chú ý với người Nhật là làm sao để cho người khác không có cảm giác khó chịu, hay có suy nghĩ xấu về mình. Cái này rất hay cho người khác nhé! Ví dụ nếu người Nhật có đi chơi, đi du lịch đâu đó thì sẽ không bao giờ quên mua quà về cho mọi người, thế nên là ai nấy đều được thưởng thức ít đặc sản mỗi nơi mà họ đi qua. Đó gọi là để tâm tới những người không hay chưa được đi như mình. (like) Nhưng mà tác hại của nó thì cũng ghê lắm. Khi phải chú ý quá nhiều, người ta hay không dám nói thẳng ra suy nghĩ của mình, đặc biệt trong công việc, khi thấy ý kiến hay phát ngôn của sếp sai thì ít khi nhân viên người Nhật dám bật lại. Thậm chí người Nhật còn có một từ dành riêng cho cho sự mệt mỏi vì để tâm tới cái nhìn của người quá nhiều khác là [気疲れ]
2.3 Không chơi trội(人並み)
Trong công việc thì tránh không nói ra những ý kiến quá khác biệt với những người khác, trong cuộc sống thì dù có giàu tới mấy người Nhật cũng ít khi mua sắm quá đà hay mua hàng hiệu đắt tiền...
Thực sự sự ôn hoà này trong công việc đôi khi giết chết nhiều ý tưởng sáng tạo. Ngày nay nhiều công ty nhật nhưPanasonic
, Sharp
, Sony
... dần mất đi sự đổi mới, sáng tạo cũng một phần từ lý do này. Khi một tập đoàn đã phát triển lớn và lâu dài, tầng lớp lãnh tạo trở nên già cỗi trong khi giới trẻ lại ẩn mình trong đám đông, không dám đưa ra những ý tưởng khác biệt thì...
Tuy nhiên trong cuộc sống thì thực sự là tuyệt vời. Nhiều người thấy Nhật là một nơi dễ sống, vì bạn chẳng thế biết rằng hàng xóm của bạn có phải người thuộc tầng lớp siêu giàu hay không; hằng ngày họ cũng đi phương tiện giống chúng ta, ăn uống đồ ở siêu thị như chúng ta, họ sống trầm lặng không ồn ào. Thế nên chúng ta có thể thấy đỡ tủi thân hơn rất nhiều (lol)
2.4 Để ý hoàn cảnh, tâm trạng của người khác(空気を読む)
Hồi mới vào công ty mình hay bị các Sempai gọi là KY
- Trái ngược với tính cách của người Nhật thì KY
ở đây là không hiểu tình huống, không để ý tới cảm nhận tâm trạng của người khác mà cứ phát ngôn hay hành động theo ý mình.
Nói chung thì mình không phải là KY
chân chính, mình biết là thế là KY
, cơ mà mình cứ thấy gì đúng thì mình nói thôi, sempai hay ai nghĩ gì thì kệ. Thực ra mình cũng chả để tâm lắm. (yaoming)
Nhưng đúng là cái này rất cần trong công việc và cuộc sống nếu bạn muốn ở Nhật. Vì người Nhật thường không bao giờ từ chối thẳng thừng, không bao giờ nói rõ ràng mong muốn của mình ra.
Đùa chứ nhớ tới cái này là mình cũng thấy nhiều lúc khách hàng nó lòng và lòng vòng, nghe tiếng Nhật thì đã như vịt nghe sấm rồi còn loằng ngoằng, cuối cùng chả biết họ mong muốn ao ước cái gì @@. Hầu như trong tất cả các buổi họp mình đều phải là người chốt lại vấn đề, khách hàng sẽ chỉ có Yes hay No sau đó.
Đại khái điểm quan trọng ở đây là mình phải đọc được mong muốn lớn nhất của họ trong lúc họ đang ngập ngừng, hay nói được có một nửa...(haiz)
Vâng, nếu đã đọc được tới đây thì chắc bạn cũng có nhiều điều muốn tìm hiểu về người Nhật Bổn. Hẹn gặp lại các bạn trong phần 3 của series này nhé! (chao)
All Rights Reserved