+1

Tìm hiểu về ASP.NET CORE

Trong bài viết này mình sẽ giới thiệu với các bạn về ASP.NET CORE. Một bước chuyển mình cực kỳ mạnh mẽ của nền tảng .NET

  1. Giới Thiệu
  • Khi nhắc đến .NET, chúng ta thường nghĩ đến Mã Nguồn đóng, Only Window, Build with Visual Studio. Nhưng sau khi cho ra mắt ASP.NET CORE 1, Microsoft đã thay đổi hoàn toàn suy nghĩ của chúng ta với các điểm sau:
    • Open source Microsoft đã open source .NET và public trên github để thu hút các lập trình viên cũng như tận dùng sức mạnh của cộng đồng.
    • Build for Windows, Mac, or Linux Vâng, có lẽ khoảng vài năm trước ít ai nghĩ chuyện này có thể xảy ra nhưng bây giờ, Microsoft đã rất thân thiện với linux và .NET run with linux chính là một minh chứng rõ nét.
    • Visual Studio Code không còn gắn chặt với Visual studio, ASP.NET CORE bây giờ có thể viết với Visual studio code (free) trên cả Window, Linux và Mac.
  1. ASP.NET Core là gì?
  • ASP.NET Core là một nền tảng mã nguồn mở, cross-platform framework cho việc xây dựng và kết nối các ứng dụng web hiện đại chẳng hạn như ứng dụng web, Internet of Thing, Mobile Backend - Web API
  • ASP.NET Core cung cấp một kiến trúc để tối ưu hóa việc xây dựng các ứng dụng đám mây (microsoft azure) hoặc các ứng dụng độc lập. Bạn có thế phát triển ứng dụng ASP.NET Core đa nên tảng(Window, Mac, Linux), với mã nguồn mở tại Github.
  1. Build ứng dụng ASP.NET CORE với Visual studio
    • Chúng ta cần Visual Studio 2015 Update 3.NET Core 1.0.1 - VS 2015 Tooling Preview 2 các bạn có thể tìm link và download tại đây
  • Tạo web app Mở Visual studion chọn new Project hoặc file -> new -> Project

new_project.png

  • Chọn ASP.NET Core Web Application (.NET Core) và nhập tên cho project -> click OK

new_project2.png

  • Chọn Web application, bỏ check Host in the cloud và click OK

p3.png

  • Visual studio sẽ sinh cho bạn một project với ASP.NET MVC, NET Core và sử dụng theme default. Ấn F5 để build project bạn sẽ thấy kết quả như sau:

12.png

  • Visual studio sẽ start IIS Express và chạy ứng dụng với một cổng random. Sử dụng Ctrl + F5 có thế giúp bạn nhìn những thay đổi nhanh hơn, VD: sửa, lưu file và f5 trình duyệt để thấy những thay đổi nhanh chóng.

4 Giới thiệu về MVC trong ASP.NET Core

  • Model-View-Controller (MVC) là mô hình kiến trúc xây dựng ứng dụng tách ra làm ba phần chính riêng biệt Model, ViewController. MVC giúp bạn xây dựng ứng dụng dễ dàng bảo trì, cập nhật hơn các ứng dụng truyền thống.
    • Model: là các class đại diện cho dữ liệu và logic để thực thi nghiệp vụ của dữ liệu đó. Thông thường, mỗi model sẽ đại diện cho một table trong database.
    • View: là thành phần hiển thị giao diện người dùng (UI) của ứng dụng. Nhìn chung, view sẽ hiển thị dữ liệu từ model.
    • Controller: Có nhiệm vụ xử lý các request từ trình duyệt (Get, Post, PUT ...) và sau đó trả về các data tương ứng cho view.
  • MVC giúp bạn tách biệt các phần của ứng dụng(input logic, business logic, và UI logic) và cung cấp kết nối giữa các lớp này. Sự tách biệt này giúp bạn dễ dàng quản lý những ứng dụng phức tạp vì nó cho phép bạn làm việc trên một phần và không ảnh hưởng đến những phần khác. VD: bạn có thể làm việc cùng lúc trên 2 model khác nhau.Ảnh dưới đây cho bạn thấy cấu trúc thư mục đã tạo khi create app ở trên mvc1.png

5 Tạo một controller

  • trong Solution Explorer, click chuột phải Controllers > Add > New Item... > MVC Controller Class

add_controller.png

  • Nhập tên "HelloWorldController" và nhập đoạn code dưới đây vào controller mới tạo
using Microsoft.AspNetCore.Mvc;
using System.Text.Encodings.Web;

namespace MvcMovie.Controllers
{
    public class HelloWorldController : Controller
    {
        //
        // GET: /HelloWorld/

        public string Index()
        {
            return "This is my default action...";
        }

        //
        // GET: /HelloWorld/Welcome/

        public string Welcome()
        {
            return "This is the Welcome action method...";
        }

  • Mỗi một phương thức public có thể được coi là một điểm cuối trong HTTP endpoint. Trong controller trên, cả hai method đều return string. Chú ý đến comment trước mỗi method.
    • Comment thứ nhất là phương thức GET với url là /HelloWorld/, trong khi comment thứ hai cũng là phương thức GET nhưng URL lại là /HelloWorld/+tên method /HelloWorld/Welcome/.
  • build ứng dụng(ctrl + f5) và thêm "HelloWorld" vào URL ta sẽ thấy ứng dụng nhảy vào hàm index và return "This is my default action...".

hell1.png

  • Để giải thích việc method index được gọi trong khi url không trỏ trực tiếp chúng ta cần xem file Startup.cs
app.UseMvc(routes =>
{
    routes.MapRoute(
        name: "default",
        template: "{controller=Home}/{action=Index}/{id?}");
});
  • Có thể diễn giải đoạn trên như sau: Khi không có controller nào được gọi thì sẽ gọi đến controller Home và khi không có method nào đc goi thì sẽ trỏ đến method index. Ở ví dụ trên chúng ta đã gọi đến controller HelloWorld và không có method nên sẽ trỏ đến method index.

6 Kết Luận


All rights reserved

Viblo
Hãy đăng ký một tài khoản Viblo để nhận được nhiều bài viết thú vị hơn.
Đăng kí