+3

NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN TRÁNH VỚI MỘT TESTER (PHẦN II)

Không có gì là hoàn hảo cũng như không có ai là không mắc sai lầm bao giờ. Nhưng biết trước những rủi ro mình có thể gặp phải để tránh và chia sẻ với mọi người thì đó chính là bước đầu cho thành công của bạn.

1. Thiếu tự tin.

khoa-hoc-thuyet-trinh-5.jpg

Trong cuộc sống của mỗi người nói chung và trong Software testing nói riêng, nhiều khi chúng ta tự tạo cho mình những căng thẳng, những sai lầm không đáng có chỉ vì chính chúng ta không tin tưởng vào khả năng của bản thân mình.

Khi có đủ sự tự tin cần thiết, chúng ta sẽ biết cách làm chủ kiến thức và công việc của mình, ngoài ra còn có thể giúp đỡ đồng nghiệp một cách hiệu quả nhất. Dù bạn có thành công đến đâu, lợi ích bạn mang lại nhiều thế nào thì vẫn có người chỉ trích và tìm ra những điều thiếu sót nơi bạn, họ sẽ nói bạn làm chưa tốt. Thật vậy, bạn thành công không phải là khi bạn kiếm tiền giỏi hơn người khác, cũng phải khi bạn có nhiều thành tích hơn càng không phải khi bạn làm hài lòng tất cả mọi người mà bạn thành công chính là lúc bạn tin ở bạn để vượt qua chính bản thân mình.

Khi bạn để sự tự ti điều khiển, nó sẽ làm cho khoảng cách của bạn với các thành viên trong team ngày một lớn, số lượng và chất lượng công việc không được đảm bảo, các cơ hội phát triển và khẳng định bản thân cũng vì thế mà rời xa bạn.

Thành công không phải là cái nôi cho sự tự tin mà chính sự tự tin là bàn đạp cho thành công của bạn.

2. Giới hạn sự sáng tạo.

8ae0742b0068e7f0771a88d80b1f8900.jpg

Đừng bao giờ hạn chế sự sáng tạo bằng requitement của khách hàng.

Requitement chính là cơ sở để tester lập plan và testcase chuẩn bị cho quá trình test tuy nhiên đó chỉ dừng lại ở mức độ tối thiểu, tức là để đảm bảo chất lượng phần mềm thì ít nhất phải đáp ứng đúng và đủ yêu cầu của requitement nhưng không có nghĩa dừng lại ở đó thì phần mềm của mình đã đủ tốt. Tester là người luôn hướng đến sự hoàn hảo cho từng sản phẩm của mình, không ai có thể khẳng định phần mềm này đã hết Bug hay phần mềm kia sẽ không xảy ra lỗi nhưng với sự sáng tạo của bạn, bạn có thể kiểm soát tốt nhất các trường hợp rủi ro cho phần mềm, từ đó khẳng định chất lượng và thương hiệu cho nó đồng thời lấy được niềm tin của khách hàng. Vậy nên Các bạn test 1 test case, nó phải đạt được những yêu cầu requirement đặt ra, đó là điều ‘tối thiểu,’ không phải ‘tối đa’ mà bạn cần làm.

3. Cái nhìn thiếu thiện cảm với nghề kiểm thử.

software-testing-company-548.png

Không chỉ người ngoài mà ngay với nhiều bạn đã, đang và sẽ là một tester cũng có quan niệm Kiểm thử phần mềm là một nghề thứ cấp, tức là nếu trong một team thì tester chỉ đứng ở vị trí cuối cùng.

  • Ngay chính bản thửân bạn đang tự đánh giá thấp nghề nghiệp của mình thì chẳng có ai có thể đánh giá cao việc bạn đang làm cả. Hãy tự đặt cho mình câu hỏi: “Tại sao bạn không thể tự hào về những gì bạn đã làm?”. Nhiều bạn nghĩ Tester là một công việc đơn giản, không cần kiến thức nhiều, không cần phải kinh nghiệm nhiều và ai cũng có thể làm được chỉ cần người đó có tính sáng tạo, chăm chỉ, tỉ mỉ và kiên nhẫn thì bạn hoàn toàn sai lầm. Đó chỉ là một trong những yếu tố để tạo nên chứ không phải là yếu tố duy nhất để bạn có thể trở thành một Tester.

  • Thực tế là nhiều khi đồng nghiệp hay quản lý cũng đánh giá không đúng về vị trí và vai trò của Tester, họ cho rằng Developer có thể thay thế được Tester nên việc có hay không một Tester trong Team là không cần thiết. Hay một quan niệm khác cho rằng giai đoạn kiểm thử phần mềm không cần thiết phải có hoặc nếu có nó cũng chỉ là phần phụ, không quan trọng. Hơn thế nữa khi có vấn đề xảy ra với phần mềm, trách nhiệm lớn nhất luôn đặt lên vai của các Tester, họ cho rằng do Tester test không cẩn thận, bỏ sót Bug chứ không quan tâm code của Developer tạo ra code có chất lượng như thế nào.

Nếu đã chọn theo một nghề nào đó thì hãy tự hào vì nó, vị trí, vai trò của bạn ở đâu không phải dựa vào tên công việc bạn làm mà hoàn toàn phụ thuộc vào những gì bạn thể hiện.

4. Bằng cấp - chứng chỉ.

20130715163957-tai.jpg

Hiện nay việc đi học thêm ở ngoài các trung tâm để lấy thêm một cái bằng cấp hoặc chứng chỉ nào đó đã không còn xa lạ gì với mọi người.

Có cầu ắt phải có cung, không tự dưng thực trạng này diễn ra, nếu bạn đã từng nộp hồ sơ hay đi phỏng vấn ở một công ty nào đó, bạn sẽ thấy được rằng những người có bằng cấp hay một cái chứng chỉ nghề nào đó sẽ được ưu tiên hơn. Việc đi học thêm để nâng cao trình độ là không xấu, không có gì đáng phê phán nhưng lạm dụng nó có thể sẽ phản tác dụng. Khi bạn chỉ nhìn vào những tờ giấy chứng nhận để đánh giá khả năng của một người thì có nhiều lúc chính bạn đã bỏ lỡ một nhân tài. Một mặt khác, các bạn đi học nhưng mục đích chỉ để lấy chứng chỉ chứ không chú trọng vào việc bạn thu nhận được gì, gặt hái được gì thì chính bạn đang làm mất đi giá trị của bạn, bạn chỉ có cái vỏ bọc hơn người khác nhưng thực chất bên trong hoàn toàn không có gì. Để đến khi bạn phải đối mặt với những vấn đề người khác đề ra cho bạn vì họ nghĩ rằng với trình độ đó bạn có thể làm được thì bạn sẽ phải quay cuồng trong một mớ hỗn độn mà chính bạn gây ra.

Bằng cấp - Chứng chỉ không xấu mà xấu ở việc chúng ta lạm dụng nó, sử dụng nó sai mục đích.

5. Dậm chân tại chỗ.

chon-nghe-nghiep-phai-hop-voi-kha-nang-va-so-thich-1.jpg

Không có con đường nào là bằng phẳng, công việc của bạn cũng thế, lúc này lúc kia nhưng nếu bạn nhận thấy mình đang dậm chân tại chỗ mà không thể phát triển hơn, không thể tiến lên được nữa thì hãy thay đổi ngay nếu không muốn bị trượt chân thụt lùi lại phía sau.

Dấu hiệu phổ biến của một sự nghiệp đang chững lại là: bạn đánh mất động lực làm việc, “nhảy việc” nhiều lần nhưng vẫn không được thăng tiến, tăng lương, không học hỏi được thêm kiến thức, kỹ năng mới… Nếu bạn có những dấu hiệu trên, đã đến lúc phải thay đổi. Tìm ra nguyên nhân để từ đó hoạch định ra phương pháp mới cho mình, bản thân bạn đang thiếu gì? cần gì? cần thay đổi ở đâu?... Khi bạn dậm chân tại chỗ thì không những công việc mà ngay cả tinh thần của bạn cũng ảnh hưởng không nhỏ.

Cuộc sống luôn luôn phát triển, chỉ cần bạn dừng chân tức là bạn đang thụt lùi.

Lời kết

Dù là Tester mới vào nghề hay đã có thâm niên nhiều năm kinh nghiệm thì cũng không thể tránh những sai sót có thể mắc phải, những rủi ro đó có giúp bạn thành công hơn hay làm bạn nhụt chí, cảm thấy bế tắc, điều đó do chính bạn quyết định. Hãy tư duy một chút, nhìn nhận vấn đề thoáng hơn một chút, và yêu công việc của mình thêm một chút, bước đường thành công sẽ không thiếu dấu chân của bạn đâu.


All rights reserved

Viblo
Hãy đăng ký một tài khoản Viblo để nhận được nhiều bài viết thú vị hơn.
Đăng kí