+2

Scrum Framework- Scrum Artifacts

Có 3 artifact(tạo tác) chính trong Scrum gồm

  • Product Backlog
  • Sprint Backlog
  • Product Increment Ngoài ra một vài artifacts khác gồm
  • Definition of "Done" (DoD)
  • Burndown chart

Product Backlog :

Là một danh sách đã được sắp xếp bao gồm tất cả những việc cần được làm để tạo ra sản phẩm và tất cả những yêu cầu thay đổi cho sản phẩm cũng đều được đưa vào đây. Product backlog không cố định, nó thường xuyên thay đổi để đáp ứng điều mà khách hàng mong muốn, đảm bảo rằng sản phẩm thích hợp, cạnh tranh và hữu ích. Nó bao gồm mô tả (requirement) cho tất cả các feature, function, enhancement, Product backlog được tạo bởi Product Owner. Product Owner sẽ phải chịu trách nhiệm về nội dung, đảm bảo spec đã đầy đủ hay chưa, và sắp xếp các task theo mức độ ưu tiên. Gía trị về mặt kinh doanh (business value)của sản phẩm được quyết định bởi Product Owner, team sẽ nỗ lực để thực hiện và hoàn thành. Tất cả các task trong Product backlog đều được sắp xếp theo business value. Các task ở phía trên sẽ định hướng cho các hoạt động trong các sprint kế tiếp. Các task có mức độ ưu tiên cao hơn cần rõ ràng hơn và cần được cung cấp thông tin chi tiết hơn. Mỗi khi sản phẩm được release và được đưa vào sử dụng thì phản hồi của khách hàng lại cung cấp thêm vào Backlog, làm Backlog lớn hơn, hoàn thiện và cụ thể hơn Product backlog ban đầu chỉ bao gồm các yêu cầu cơ bản và là các yêu cầu được hiểu rõ nhất, nhưng sẽ tiếp tục được tính toán và bổ sung trong quá trình thực hiện và bàn giao, phát triển product backlog cũng giống như quá trình phát triển một sản phẩm. Các hoạt động cần làm trong quá trình xác định, chọn lọc product backlog

  • Hiểu và có cái nhìn tổng thể về định hướng, cấu trúc sản phẩm, chức năng nổi bật
  • Chia nhỏ các Epic thành các User story
  • Chọn User story có mức độ ưu tiên cao nhất đưa lên đầu backlog
  • Đặt câu hỏi cho PO để có thêm thông tin, làm rõ yêu cầu của các item
  • Xóa các Story không còn cần thiết nữa
  • Viết thêm các User story mới bổ sung thêm cho yêu cầu
  • Tạo các task Enhancement để update các task đã làm
  • Thường xuyên xem xét và sắp xếp lại thứ tự ưu tiên của các task
  • Định nghĩa lại các acceptance criteria (tiêu chí chấp nhận)
  • Estimate cho các User Story
  • Xác định lại các Story cho các Sprint tiếp theo

Sprint Backlog

Là danh sách các task trong Product Backlog được lựa chọn để làm trong Sprint. Sprint backlog được tạo ra trong buổi Sprint planning và cập nhật trong suốt Sprint. Các task trong Sprint backlog được lựa chọn bởi chính các thành viên trong team và thuộc quyền quản lý của Team. Các thành viên tự ước lượng (estimate) cho task của mình. Team cần giữ cho Sprint Backlog luôn được cập nhật trong suốt Sprint. Nếu các task trong Sprint đã hoàn thành thì Scrum team cần tìm thêm các task khác để làm.

Product Increment (Phần tăng trưởng của sản phẩm)

Increment là phần tăng trưởng hay là đóng gói sản phẩm của mỗi Sprint (phần sản phẩm có thể release), Nó là tập hợp của tất cả các task đã được lựa chọn để làm trong Sprint và đến cuối spirnt thì đã hoàn thành. Nó phải được đặt trong điều kiện là có thể sử dụng được kể cả là PO có thực sự chuyển nó sang product release hay ko, đến cuối Sprint thì các công việc đã thực hiện trong Spint đó cần được hoàn thành và có thể sử dụng được. Mỗi Increment phải bao gồm code đã được test và được build, có thể thi hành được. Các hoạt động của người dùng được ghi lại trong tài liệu hướng dẫn sử dụng. Nếu tất cả mọi thứ đã xong và đội dự án ước lượng khối lượng công việc chính xác thì Increment sẽ bao gồm toàn bộ các item có trong Sprint Backlog, tài liệu test và tài liệu liên quan .

Definition of "Done" (DoD)

Khi nào thì Product Backlog hoặc Increment được coi là Done. Mặc dù việc xác định Done là khác nhau đối với mỗi Scrum team, tuy nhiên yếu tố này cần được hiểu rõ và thống nhất trong team. Team cần định nghĩa và giới hạn cho công việc của mình một khái niệm về sự hoàn thành

  • DoD cho biết chính xác khi nào cv được hoàn thành
  • DoD cần dược diễn đạt đủ rõ ràng, ko gây hiểu lầm
  • Cần được thống nhất trong toàn team
  • Có thể khác nhau giữa các công việc
  • Nên có DoD chung cho các công việc
  • Tất cả mọi cv cần có DoD bởi nếu ko sẽ ko biết bao giờ nó hoàn thành Đối với việc phát triển sản phẩm thì các yếu tố để xác nhận chức năng hoàn thành đó là: code sạch sẽ rõ ràng, có Unit test, được build, có acceptance test

Burndown chart

Là biểu đồ thể hiện xu hướng của công việc còn lại theo thời gian trong một Sprint, một bản phát hành (Release), hoặc sản phẩm. Dữ liệu cho Biểu đồ Burndown được lấy từ Sprint Backlog và Product Backlog, với công việc còn lại được theo dõi trên trục tung và khoảng thời gian (các ngày trong một Sprint, hoặc nhiều Sprint) theo dõi trên trục hoành. Biểu đồ Burndown được dùng cho Bản phát hành (khi đó gọi là Release Burndown) hoặc cho Sprint (gọi là Sprint Burndown).


All rights reserved

Viblo
Hãy đăng ký một tài khoản Viblo để nhận được nhiều bài viết thú vị hơn.
Đăng kí