+2

Tìm hiểu về công nghệ Blockchain

Hiện nay mọi người chỉ mới biết đến tiền ảo hay cụ thể hơn là Bitcoin nhưng chưa hiểu rõ công nghệ bên dưới nó hoặc vẫn còn mập mờ về khái niệm Blockchain. Để đi vào tìm hiểu những khái niệm phức tạp về Blockchain chúng ta bắt đầu về sự ra đời của Blockchain.

1. Sự ra đời của Blockchain

Bitcoin - sản phẩm đầu tiên sử dụng công nghệ blockchain, hầu như mọi người đều biết đến Bitcoin như là một loại tiền và nó có giá trị rất lớn. Việc bitcoin ra đời làm thay đổi cách thức giao dịch, thanh toán trước đây và thể hiện nhiều ưu điểm hơn cách truyền thống. Đó là khi bạn phải phụ thuộc vào các tổ chức trung gian, chẳng hạn như các ngân hàng, các cổng thanh toán online,… uy tín để xác nhận giao dịch. Những ngân hàng, cổng thanh toán,… này lưu trữ lại thông tin chi tiết của tất cả các giao dịch và cộng trừ tiền đầy đủ cho các bên liên quan. Thế nhưng hình thức này sẽ trở nên vô cùng tốn kém khi mà mỗi phút trôi qua lại có hàng triệu giao dịch được thực hiện. Theo ước tính của tờ Economist, các ngân hàng trên thế giới đã thu tới 1,7 nghìn tỷ USD tiền xử lý giao dịch trong năm 2014 – tương đương với 2% GDP toàn cầu!. Chưa kể đến việc thanh toán thông qua một bên trung gian có nhiều rủi ro, mất tiền trong tài khoản, lạm phát khiến cho giá trị đồng tiền mất giá.

Bitcoin được tạo ra để giải quyết chính những vấn đề kể trên với niềm tin rằng một đồng tiền ưu việt không do bất cứ tổ chức nào kiểm soát, có mức lạm phát và phí giao dịch gần như bằng 0 trên toàn cầu sẽ phá thế thống trị của giới ngân hàng cũng như thay đổi toàn bộ hệ thống tài chính hiện nay. Thay vì chỉ gửi thông tin giao dịch đến một số máy chủ nhất định của các ngân hàng, blockchain tận dụng hàng triệu máy tính cá nhân trên internet để xử lý và lưu trữ chúng. Tất cả các giao dịch đều được ghi lại và xác nhận chéo giữa từng máy tính trong một hệ thống "sổ cái" minh bạch và an toàn.

Mỗi khi ai đó muốn chuyển bitcoin sang tài khoản khác, yêu cầu giao dịch đó sẽ được ghép thành khối (block) với một số giao dịch khác và được gửi tới tất cả các máy tính (hay còn gọi là các node) tham gia mạng lưới để chờ được xác thực. Các máy tính này xác thực giao dịch cùng trạng thái của người gửi (liệu đó có phải chủ nhân số tiền này không?) bằng cách chạy phần mềm giải các bài toán phức tạp được hệ thống tạo ra.

2. Blockchain là gì?

Blockchain là một công nghệ cho phép truyền tải dữ liệu một cách an toàn dựa vào hệ thống mã hoá vô cùng phức tạp, tương tự cuốn sổ cái kế toán của một công ty, nơi mà tiền mặt được giám sát chặt chẽ. Trong trường hợp này Blockchain là một cuốn sổ cái kế toán hoạt động trong lĩnh vực kỹ thuật số.

Blockchain sở hữu tính năng vô cùng đặc biệt đó là việc truyền tải dữ liệu không đòi hỏi một trung gian để xác nhận thông tin. Hệ thống Blockchain tồn tại rất nhiều nút độc lập có khả năng xác thực thông tin mà không đòi hỏi “dấu hiệu của niềm tin”. Thông tin trong Blockchain không thể bị thay đổi và chỉ được bổ sung thêm khi có sự đồng thuận của tất cả các nút trong hệ thống. Đây là một hệ thống bảo mật an toàn cao trước khả năng bị đánh cắp dữ liệu. Ngay cả khi một phần của hệ thống Blockchain sụp đổ, những máy tính và các nút khác sẽ tiếp tục bảo vệ thông tin và giữ cho mạng lưới tiếp tục hoạt động.

Công nghệ Blockchain có thể nói là sự kết hợp giữa 3 loại công nghệ bên dưới

  • Mật mã học: Sử dụng public key và hàm hash function để đảm bảo tính minh bạch, toàn vẹn và riêng tư.
  • Mạng ngang hàng: Mỗi một nút trong mạng được xem như một client và cũng là server để lưu trữ bản sao ứng dụng.
  • Lý thuyết trò chơi: Tất cả các nút tham gia vào hệ thống đều phải tuân thủ luật chơi đồng thuận (PoW, PoS…) và được thúc đẩy bởi động lực kinh tế.

Trên góc độ business có thể gọi là một sổ cái kế toán, hay một cơ sở dữ liệu chứa đựng tài sản, hay một cấu trúc dữ liệu, mà dùng để ghi chép lại lịch sử tài sản giữa các thành viên trong hệ thống mạng ngang hàng.

Trên góc độ kỹ thuật đó là một phương thức bất biến để lưu trữ lịch sử các giao dịch tài sản.

Trên góc độ xã hội đó là một hiện tượng, mà dùng để thiết lập niềm tin bằng quy tắc đồng thuận giữa các thành viên trong một hệ thống phân cấp

3. Các loại Blockchain

Hệ thống Blockchain chia thành 3 loại chính:

  • Public: Bất kỳ ai cũng có quyền đọc và ghi dữ liệu trên Blockchain. Quá trình xác thực giao dịch trên Blockchain này đòi hỏi phải có hàng nghìn hay hàng vạn nút tham gia. Do đó để tấn công vào hệ thống Blockchain này là điều bất khả thi vì chi phi khá cao. Ví dụ: Bitcoin, Ethereum…
  • Private: Người dùng chỉ được quyền đọc dữ liệu, không có quyền ghi vì điều này thuộc về bên tổ chức thứ ba tuyệt đối tin cậy. Tổ chức này có thể hoặc không cho phép người dùng đọc dữ liệu trong một số trường hợp. Bên thứ ba toàn quyền quyết định mọi thay đổi trên Blockchain. Vì đây là một Private Blockchain, cho nên thời gian xác nhận giao dịch khá nhanh vì chỉ cần một lượng nhỏ thiết bị tham gia xác thực giao dịch. Ví dụ: Ripple là một dạng Private Blockchain, hệ thống này cho phép 20% các nút là gian dối và chỉ cần 80% còn lại hoạt động ổn định là được.
  • Permissioned: Hay còn gọi là Consortium, , một dạng của Private nhưng bổ sung thêm một số tính năng nhất định, kết hợp giữa “niềm tin” khi tham gia vào Public và “niềm tin tuyệt đối” khi tham gia vào Private. Ví dụ: Các ngân hàng hay tổ chức tài chính liên doanh sẽ sử dụng Blockchain cho riêng mình.

4. Lợi thế và tương lại mà Blockchain mang lại

Blockchain mở ra hướng giải quyết mới cho các phương thức giao dich truyền thống giảm thiếu các rủi ro về tài chính, đóng góp một giải pháp hửu ích cho các vấn đề về phương truyền tải lưu trữ dữ liệu. Không chỉ thế Blockchain còn là nòng cốt của Internet vạn vật (IoT). Các thiết bị điện tử có thể giao tiếp một cách an toàn và minh bạch, những nỗ lực bất chính trong thế giới Internet sẽ không thực hiện được, và còn nhiều điều nữa…

5. Những ứng dụng khác của công nghệ Blockchain

  • Hợp đồng thông minh: các thoả thuận trong hợp đồng và giao dịch sẽ được xác nhận mà không tiết lộ thông tin giữa các bên với một người trung gian nào đó mà vẫn đảm bảo mọi thứ là minh bạch và chắc chắn nhất.
  • Điện toán đám mây phi tập trung: mô hình lưu trữ đám mây trên máy chủ tập trung của các ông lớn như Google, Amazon, Microsoft, Dropbox,… là đắt đỏ, lỗi thời và thiếu bảo mật. Do dữ liệu được tập trung hết tại máy chủ của các công ty này nên bạn có nguy cơ mất dữ liệu cao nếu máy chủ của họ bị hack. Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn có thể lưu trữ dữ liệu giá rẻ, tốc độ cao trong "kho chứa" còn thừa của các máy tính trên toàn cầu một cách an toàn?

All rights reserved

Viblo
Hãy đăng ký một tài khoản Viblo để nhận được nhiều bài viết thú vị hơn.
Đăng kí