+10

Coding conventions trong C#

1. Khái niệm Coding Conventions?

  • Coding conventions là một tập hợp các quy tắc được định nghĩa ra để quy ước quá trình code trong một dự án.
  • Thường được xây dựng sau khi quá trình phân tích yêu cầu hệ thống, dựa vào các nhóm chức chức năng của một hệ thống.
  • Project manager sẽ dựng một bộ khung Coding Conventions cho toàn dự án cũng như team leader có thể dựng lên từng bộ Coding Conventions cho team mình dựa trên bộ khung gốc.
  • Nhờ có Coding conventions , những các thành viên trong dự án có thể hiểu đọc hiểu code của nhau dễ dàng hơn
  • Thuận tiện hơn cho những developer khác khi họ tìm hiểu dự án các dự án cũ để phát triển thêm
  • Dựng lên một bộ quy tắc để thống nhất chung cho hệ thống hoặc dự án.

2. Coding Convetions trong C#

2.1. Quy tắc đặt tên

  • Có 3 kiểu đặt tên thông dụng nhất
Kiểu Mô tả Ví dụ
Pascal Case Chữ cái đầu tiên trong từ định danh và chữ cái đầu tiên của mỗi từ nối theo sau phải được viết hoa. Sử dụng Pascal Case để đặt tên cho một tên có từ 3 ký tự trở lên. CodingConvention
Camel Case Chữ cái đầu tiên trong từ định danh là chữ thường và chữ cái đầu tiên của mối từ nối theo sau phải được viết hoa. codingConvention
Uppercase Tất cả các ký tự trong từ định danh phải được viết hoa. Sử dụng quy tắc này đối với tên định danh có từ 2 ký tự trở xuống System.IO
  • Tóm tắt cách sử dụng các quy tắc
Loại Kiểu đặt tên Ví dụ Ghi chú
Tên biến Camel Case firstName Danh từ
Hằng số Uppercase FIRST_WEEK_DAY Có gạch chân giữa các từ
Tên class, enum Pascal Case CreateUser Danh từ
Tham số Camel Case displayTime Danh từ
Thuộc tính Pascal Case BackgroundColor Danh từ
Phương thức Pascal Case GetAge() Động từ
Sự kiện Pascal Case SelectedIndexChanged Có hậu tố EventHandler
Giao diện (interface) Pascal Case IButtonControl Có tiền tố I
  • Tránh thêm các tiền tố hoặc hậu tố dư thừa vô nghĩa
Không nên Nên
enum BorderEnum { ... } enum Boder { ... }
class CHuman { ... } class Human { ... }
  • Không thêm tên lớp chứa vào tên thuộc tính
Không nên Nên
Animal.WeightAnimal Animal.Weight
  • Tên biến, phương thức bool phải thể hiện được ý nghĩa nếu trả về true hoặc false. Nên sử dụng tiền tố “Is” “Can” “Has” trước tên biến, phương thức.
Không nên Nên
bool CheckAdmin(int n) { } bool IsAdmin(int n) { }
bool Expired() { } bool IsExpired() { }
bool checked = true;; bool isChecked = true;
  • Không dùng các tên giống nhau(chỉ phân biệt kiểu chữ in hoa hay thường) Ta khó nhận ra các định danh nhất là khi trong cùng ngữ cảnh và chỉ phân biệt các định danh bằng kiểu chữ in hoa/thường.
  • Không tạo 2 namespace cùng tên và chỉ khác nhau ở kiểu chữ viết(chữ hoa/Chữ thường), ví dụ:
Namespace SunAsterisk
Namespace sunAsterisk
  • Không nên xây dựng 1 phương thức với các tham số có cùng tên và chỉ khác nhau kiểu chữ, ví dụ:
void MyFunction(string a, string A)

Không xây dựng 1 kiểu với các tên property giống nhau và chỉ phân biệt ở kiểu chữ, ví dụ:

int Color {get, set}
int COLOR {get, set}
  • Không đặt tên các phương thức có cùng tên và chỉ khác nhau ở kiểu chữ, ví dụ:
void total()
void Total()

2.2. Tiền tố một số control

Bắt buộc đặt tên cho tất cả các control có tham gia xử lý dưới nền. Một số control được đặt theo kiểu Pascal với phần tiền tố như sau:

Control Tiền tố Ví dụ
Panel pnl pnlGroup
Check box chk chkReadOnly
Combo box drop-down list box cbo cboEnglish
Button btn btnExit
Dialog dlg dlgFileOpen
Form frm frmEntry
.................... ................................. ..........................

2.3. Quy định phân bố mã nguồn

  • Mỗi file mã nguồn chỉ chứa duy nhất một class. Tên class chính phải trùng với tên file mã nguồn. Ví dụ: Class Student sẽ được chứa trong file Student.cs.
  • Với các kiểu enum, struct độc lập đơn giản ngoài class có thể được khai báo trong một file mã nguồn riêng hoặc trong file mã nguồn của class khác.
  • Interface phải được khai báo trong một file mã nguồn riêng.
  • Thứ tự khai báo:

Chú thích tên chương trình, tác giả, v.v

/// Working System Manage
/// WSM
/// © 2019 Bởi Sun-asterisk   

Khối khai báo thư viện

using System.Data;
using System.Drawing;   

Khai báo namespace

namespace SQLBackup

Khai báo các struct/enum độc lập (nếu có)

public enum HumanClass { A, B, C, D, E }

Khai báo lớp chính

public class Student : Human
{

}

2.4. Quy ước viết câu lệnh

  • Mỗi câu lệnh riêng rẽ trên một dòng.

Không nên

private int x = 3, y = 5;
if (a > b) a++;
else b++;

Nên

private int x = 3;
private int y = 5;
if (a > b)
    a++;
else
    b++;
  • Đối với biến kiểu bool, tránh dùng phép so sánh với true hoặc false. Không nên
if (isValidFirst == true
    && isValidSecond == true)
    DoSomeThing();
 
if (item.IsValid() == false)
    item.Remove();

Nên

if (isValidFirst 
        && isValidSecond)
    DoSomeThing();
 
if (!item.IsValid())
    item.Remove();

2.5. Khối mã nguồn

  • Sử dụng cặp dấu { } để đánh dấu một khối mã nguồn. Mỗi dấu ngoặc nằm trên một dòng (Ngoại lệ, kiểu enum, thuộc tính gọn hoặc khởi tạo giá trị cho mảng có thể không cần).

  • Trong các lệnh if, for, foreach, ... nếu chỉ có một lệnh thì có thể không cần đánh dấu khối mã nguồn. Không nên

void Swap(ref int a, ref int b)
{   int c = a;
    a = b;
    b = c;
}
 
void Swap(ref int a, ref int b) {
    int c = a;
    a = b;
    b = c;
}

Nên

void Swap(ref int a, ref int b)
{
    int c = a;
    a = b;
    b = c;
}

2.6. Thụt đầu dòng và cách khoảng

  • Viết cách vào một khoảng tab đối với các lệnh nằm trong khối lệnh { }.
  • Viết cách vào một khoảng tab đối với lệnh ngay sau if, else, while, for, foreach.
  • Viết cách một khoảng trắng xung quanh các toán tử 2 ngôi và 3 ngôi.
  • Viết cách một khoảng trắng sau dấu “,” và “;”

2.7. Chú thích

Nên comment trên những đoạn code khó hiểu hoặc chức năng đặc biệt. Ngôn ngữ sử dụng để chú thích phải đồng bộ xuyên suốt chương trình. Chọn một trong hai ngôn ngữ: tiếng Việt Unicode có dấu hoặc tiếng Anh.

Quy định chú thích:

  • Chỉ sử dụng // và /// để chú thích. Không dùng /* */.
  • Có chú thích trên đầu mỗi file source code mô tả chương trình, chức năng của chương trình, tác giả, v.v...
  • Khối xử lý dữ liệu: Có chú thích trên mỗi class, mỗi phương thức, mỗi thuộc tính của class mô tả chức năng, tham số, v.v...
  • Khối xử lý giao diện: Có chú thích mô tả chức năng trên mỗi phương thức không phải event, hàm Main.

Các kiểu chú thích:

  • Chú thích đơn giản dùng cho:
  • Đoạn code phức tạp
  • Mô tả trong thân hàm
  • Mô tả field
  • Đoạn code được người không phải tác giả sửa đổi

2.8. Ngôn ngữ sử dụng

  • Luôn luôn sử dụng kiểu dữ liệu C# thay vì kiểu dữ liệu .NET.

Không nên

Int32 month;
Double real;
String name;
UInt64 fact;

Nên

int month;
double real;
string name;
ulong fact;

Nguồn tham khảo:

https://docs.microsoft.com/en-us/dotnet/csharp/programming-guide/inside-a-program/coding-conventions http://cunglaptrinh.blogspot.com/2016/10/quy-dinh-viet-code-trong-csharp.html


All Rights Reserved

Viblo
Let's register a Viblo Account to get more interesting posts.