-1

Cơ bản về ruby on rails part 2

Tạo Dự Án

  • Sau khi Ruby on Rails được cài đặt trên máy, chúng ta có thể sử dụng câu lệnh rails trên cửa sổ dòng lệnh (terminal với Linux hoặc command prompt với Windows) để thực hiện các tác vụ liên quan. Một trong số các tác vụ bạn đã được làm quen đó là kiểm tra phiên bản của Ruby on Rails được cài đặt:

      $ rails --version
    
  • Để tạo ứng dụng blog thì trên cửa sổ trong lệnh bạn di chuyển tới thư mục trên máy tính của bạn được sử dụng để lưu trữ ứng dụng. Dưới đây tôi sử dụng thư mục Sites trong thư mục người dùng để lưu ứng dụng:

         $ cd ~/Sites
    
  • Sau đó chạy câu lệnh sau:

      $ rails new sample
    
  • Câu lệnh trên sẽ tạo một thư mục sample bên trong thư mục Sites và đồng thời cài đặt các thư viện (gem) có trong khung làm việc Ruby on Rails. Bạn có thể xem danh sách các gem được cài đặt trong tập tin Gemfile.

Cấu Trúc Ứng Dụng

  • Ứng dụng sapmle vừa mới được tạo ra có cấu trúc như sau:

      ├── Gemfile
      ├── Gemfile.lock
      ├── README.rdoc
      ├── Rakefile
      ├── app
      ├── bin
      ├── config
      ├── config.ru
      ├── db
      ├── lib
      ├── log
      ├── public
      ├── test
      ├── tmp
      └── vendor
    
  • chúng ta sẽ chủ yếu làm việc với các thư mục app và public các thư mục khác tạm thời chưa cần phải quan tâm tới.

Thư Mục app

  • Thư mục này chứa các tập tin models, controllers và views trong mô hình Model-View-Controller hay MVC.

      app/
      ├── assets
      ├── controllers
      ├── helpers
      ├── mailers
      ├── models
      └── views
    
  • Ngoài ra thư mục này còn chứa các tài nguyên (tập tin, hình ảnh...) sử dụng trong ứng dụng và các tập tin template dùng để gửi email.

Thư Mục public

  • Chứa các tập tin tĩnh (hay static files) như tập tin tập HTML cho các trang tĩnh (không kết nối với database), tập tin CSS, JavaScript hay các tập hình ảnh chung, thư viện phông chữ hay favicon...

      public/
      ├── 404.html
      ├── 422.html
      ├── 500.html
      ├── favicon.ico
      └── robots.txt
    

Hiện tại thư mục public của chúng ta có chứa một số tập tin dùng để hiển thị các trang lỗi:

404.html: Hiển thị khi không có kết quả nào được tìm thấy cho trang tìm kiếm
422.html: Máy chủ không thể xử lý được yêu cầu gửi tới
500.html: Máy chủ gặp lỗi.
favicon.ico: Icon của trang (hiển thị ở góc trái thanh tab của trình duyệt cho trang đang mở).
robots.txt: Chứa các chỉ thị dành cho máy tìm kiếm (Google, Yahoo...)

Web Server

  • Tới thời điểm này chung ta đã tạo ra cấu trúc thư mục và tìm hiểu một số thư mục có trong ứng dụng blog sử dụng Ruby on Rails framework. Tuy nhiên để chạy được ứng dụng thì chúng ta cần sử dụng một HTTP web server để phục vụ việc chạy ứng dụng.

WEBrick Server

  • Nếu bạn từng học PHP thì bạn biết rằng các ứng dụng viết bởi PHP thường sử dụng Apache làm web server. Với Ruby on Rails chúng ta cũng có thể sử dụng Apache, tuy nhiên điều tuyệt vời ở Rails đó là bạn có thể sử dụng câu lệnh rails để tạo server cho ứng dụng thay vì phải cài đặt và cấu hình Apache.

  • Web server được cung cấp bởi Ruby on Rails có tên là WEBrick và để khởi động WEBrick bạn chạy câu lệnh sau trên cửa sổ dòng lệnh:

      $ sample/rails server
    

Continues...


All rights reserved

Viblo
Hãy đăng ký một tài khoản Viblo để nhận được nhiều bài viết thú vị hơn.
Đăng kí